Các quan chức cho biết chính phủ Bangladesh có kế hoạch đàm phán với hàng chục quốc gia, bao gồm cả Mỹ và Canada, để ký kết các hiệp định thương mại tự do nhằm tăng xuất khẩu. Bên cạnh đó, Bangladesh đang được tiến hành các nghiên cứu cần thiết để tiến hành đàm phán, ký kết PTA với Việt Nam, Maroc và Nhật Bản. Các nghiên cứu cũng sẽ bắt đầu sau khi Thứ trưởng Thương mại thông qua đề xuất về việc đàm phán ký kết các hiệp định thương mại với Sierra Leone, Senegal và Nigeria.
Sau khi nghiên cứu, xem xét, các cơ quan hữu quan sẽ bắt tay vào đàm phán. Một quan chức cấp cao của Bộ Thương mại cho biết “Chúng tôi hiện đang cố gắng bắt đầu các cuộc đàm phán với Mỹ, Canada và một số quốc gia Á-Âu nhằm ký kết PTA”. Ông nói thêm “Ký kết một Thỏa thuận FTA là rất khó khăn”. Ông cũng đề cập đến một số vấn đề, bao gồm mất một nguồn thu do tất cả các sản phẩm của cả hai nước theo PTA/FTA đều được hưởng cơ chế miễn thuế.
Ủy ban Thương mại và Thuế quan Bangladesh (BTTC) đã hoàn thành một nghiên cứu xem xét tiềm năng xuất nhập khẩu với Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia Á, Âu. Nghiên cứu đã được gửi Bộ Thương mại để thực hiện các bước đi tiếp theo về vấn đề này.
Một quan chức BTTC cho biết, nghiên cứu về việc ký kết PTA / FTA với một số nước Á, Âu và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã cho những bất lợi. PTA với Indonesia, công đoạn cuối trước khi ký kết là danh mục sản phẩm đã được hoàn thiện. Đối với Malaysia, Bộ Thương mại Bangladesh gần đây thông qua Bộ Ngoại giao đã nhắc nhở Malaysia về việc bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức về hiệp định khu vực thương mại tự do càng sớm càng tốt.
Dự kiến Bangladesh sẽ ký PTA với và Bhutan vào ngày 30/8 này. Đây là thỏa thuận đầu tiên giữa hai nước về loại này. Theo thỏa thuận, khoảng 100 sản phẩm của Bangladesh sẽ được miễn thuế vào thị trường Bhutan. Mặt khác, khoảng 34 mặt hàng của Bhutan cũng sẽ được miễn thuế vào thị trường Bangladesh.
Bangladesh đang được hưởng ưu đãi đối với một nước chậm phát triển (LDC). Nhiều nước phát triển sẽ không cho hàng hóa Bangladesh được miễn thuế nhập khẩu, sau khi nước này ra khỏi tình trạng nước chậm phát triển vào năm 2024.
(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)