Tin kinh tế Trung Quốc

0
1288
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. Lợi nhuận của các doanh nghiệp Trung Quốc tăng mạnh:

Ngày 27/8, Cục Thống kê Trung Quốc công bố số liệu cho thấy, tình hình kinh tế – xã hội Trung Quốc duy trì ổn định, từng bước khắc phục tác động bất lợi do dịch bệnh gây ra. Trong tháng 7/2020, lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp lớn đạt 589,51 tỷ NDT (khoảng 84,2 tỷ USD), tăng 19,6% so với cùng kỳ, duy trì tăng trưởng dương trong 3 tháng liên tiếp.

Trong 7 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp lớn đạt 3.102,2 tỷ NDT (khoảng 443,17 tỷ USD), giảm 8,1% so với cùng kỳ; thu hẹp 4,7 điểm phần trăm so với mức giảm của 6 tháng đầu năm, cho thấy đà phục hồi khả quan.

Trong số các doanh nghiệp công nghiệp quy mô lớn, lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhà nước đạt 783,81 tỷ NDT (khoảng 111,97 tỷ USD), giảm 23,5%; lợi nhuận của các doanh nghiệp cổ phần 2.209,06 tỷ NDT (khoảng 315,58 tỷ USD), giảm 9%; lợi nhuận của các Doanh nghiệp FDI đạt 858,68 tỷ NDT (khoảng 122,66 tỷ USD), giảm 3,4%; lợi nhuận của các doanh nghiệp tư nhân đạt 888,34 tỷ NDT (khoảng 126,9 tỷ USD), giảm 5,3%.

Trong 7 tháng đầu năm 2020, 12/41 ngành công nghiệp có lợi nhuận tăng so với cùng kỳ, 29/41 ngành giảm so với cùng kỳ: (i) 12 ngành công nghiệp có lợi nhuận tăng: ngành sản xuất máy tính, thiết bị điện tử (tăng 28,7%); ngành sản xuất thiết bị đặc biệt (tăng 24,1%); ngành chế biến thực phẩm nông nghiệp và phụ trợ (tăng 20,1%); (ii) 29 ngành công nghiệp có lợi nhuận giảm: ngành khai thác dầu khí (giảm 72,1%); ngành công nghiệp khai thác than (giảm 32,8%), ngành công nghiệp luyện cán kim loại màu giảm 32%, ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu hóa chất và sản phẩm hóa chất (giảm 27,6%),  ngành chế tạo ô tô (giảm 5,9%), ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị điện (giảm 4,0%), ngành dệt may (giảm 3,0%).

2. Trung Quốc đẩy nhanh hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp:

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 26/8, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Hứa Hồng Tài cho biết Quỹ tài chính tăng mới của Trung Quốc năm nay là 2.000 tỷ NDT (khoảng 285,7 tỷ USD) đều chuyển thẳng đến tỉnh/thành, quận/huyện, trực tiếp mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Tính đến giữa tháng 8/2020, Chính phủ đã phân bổ 1.674 nghìn tỷ NDT đến các địa phương, chiếm 98,5% tổng số quỹ và khoản 300 tỷ NDT được sử dụng để hỗ trợ giảm thuế, hạ phí.

Trong số 1.700 tỷ NDT quỹ hỗ trợ đặc biệt cho nền kinh tế thực, chỉ còn 1,5% (tương đương 26 tỷ NDT) chưa được phân bổ. Chủ yếu là để dự phòng kinh phí cho công tác phòng chống dịch và thực hiện một phần chính sách trợ cấp bảo hiểm hưu trí của các cơ quan trung ương.

Ông Hứa Hồng Tài cho biết đây là biện pháp đặt biệt trong thời kỳ đặc biệt. Số  quỹ này chủ yếu được sử dụng để bảo đảm việc làm, bảo đảm cuộc sống cơ bản của người dân, trong đó hỗ trợ giảm chi phí cho thuê, lãi suất, mở rộng tiêu dùng, đầu tư.

3. Sản xuất lương thực của Trung Quốc vẫn ổn định:

Ngày 26/8, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc tổ chức họp báo cho hay mặc dù do ảnh hưởng bởi dịch bệnh và lũ lụt, giá lương thực quốc tế và tại thị trường Trung Quốc tăng. Tuy nhiê, nhìn chung tình hình lương thực tại Trung Quốc ổn định, người dân không cần phải mua tích trữ. Phát biểu trên được đưa ra sau khi dư luận quốc tế cho rằng Trung Quốc thiếu gạo ăn, lương thực khan hiếm.

Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho biết trong tháng 7/2018, giá gạo, lúa mì và ngô trung bình tăng 1,7% so với cùng kỳ. Đây là biến động bình thường. Sản xuất lương thực của Trung Quốc vẫn ổn định.

4. Thành công của Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến sau hơn 40 năm cải cách mở cửa:

Sau 42 năm cải cách mở cửa (26/8/1978), Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến đã thay đổi nhanh chóng từ một làng chài nhỏ nhìn sang Hồng Công, giờ đây trở thành thành phố quốc tế, hiện đại, đầy sức sống; từ mức GDP 196 triệu NDT (28 triệu USD) năm 1979, tăng lên 2.690 tỷ NDT (khoảng 384,2 tỷ USD) năm 2019, vượt GDP của Hồng Công. Thu nhập khả dụng bình quân đầu người đạt trên 52.500 NDT, trong khi thu nhập khả dụng mức trung bình cả nước đạt 30.733 tỷ NDT.

Từ một trung tâm trở thành sản xuất đồ gia dụng, dệt may đơn giản, Thâm Quyến đã trung tâm công nghệ thông tin với sự hiện diện của 8 doanh nghiệp trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới, tiêu biểu là Hoa Vi, Tencent, Bình An. Thâm Quyến – biểu tượng thành công của “cải cách mở cửa” thời kỳ đầu ở Trung Quốc, không chỉ là “động lực cốt lõi” của Vùng Vịnh lớn kết nối 9 thành phố của tỉnh Quảng Đông và 2 khu hành chính đặc biệt Hồng Công, Ma Cao, mà trở thành thành phố hình mẫu đi đầu trong công cuộc “cải cách mở cửa” 2.0 của Trung Quốc.

Theo số liệu thống kê, hiện tại Thâm Quyến có 235 doanh nghiệp lọt vào danh sách xếp hạng đạt chuẩn quốc gia, trong đó đó có 152 công ty mới được đưa vào danh sách năm 2019. Tháng 10/2019, Thâm Quyến được đánh giá là thành phố đổi mới tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Trung Quốc. Hiện nay, Thâm Quyến đang thúc đẩy xây dựng chuỗi sinh thái đổi mới toàn diện gồm “nghiên cứu cơ bản+nghiên cứu công nghệ+công nghiệp hóa thành quả+tài chính công nghệ+hỗ trợ nhân tài” và đẩy mạnh phát triển kinh tế chất lượng cao. Đến cuối năm 2019, Thâm Quyến có 17.001 doanh nghiệp công nghệ cao cấp quốc gia; ngành công nghệ cao đạt tổng giá trị 2.627,7 tỷ NDT, tăng 10,08% so với cùng kỳ; giá trị gia tăng đạt 923 tỷ NDT, tăng 11,26% so với cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh, giá trị gia tăng của ngành chế tạo tiên tiến và ngành chế tạo công nghệ cao của Thâm Quyến tiếp tục tăng lần lượt 2,4% và 2,2% so với cùng kỳ.

Tính đến cuối năm 2019, Thâm Quyến có tổng cộng 2.260 nhà cung cấp dịch vụ đổi mới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia/tỉnh/thành phố, phòng thí nghiệm kỹ thuật và trung tâm nghiên cứu kỹ thuật; 12 trung tâm đã được thành lập liên quan các lĩnh vực như gen, dữ liệu lớn, phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo và kinh tế số Thâm Quyến…/.

Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here