Bangladesh đứng thứ 2 về hàng may mặc toàn cầu

0
1209
(Internet)
(Internet)

Bangladesh hiện là nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai trên thế giới và được kỳ vọng quốc gia có thể giữ được vị trí này do vẫn giữ được lượng đơn hàng thường xuyên khi các cửa hàng ở phương Tây mở cửa lại.

Từ tháng 1 đến tháng 7, trong khi Việt Nam, đối thủ cạnh tranh chính của Bangladesh trong thương mại hàng may mặc toàn cầu, đã xuất khẩu các mặt hàng dệt may trị giá 16,2 tỷ USD, xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh chỉ đạt 15,2 tỷ USD. Điều này có thể cho rằng Việt Nam đã soán ngôi Bangladesh trở thành nhà cung cấp hàng may mặc lớn thứ hai trên thế giới. Nhưng cần lưu ý, giá trị của Việt Nam được tính cho hai mặt hàng là hàng dệt và may mặc, trong khi với Bangladesh chỉ tính đối với hàng may mặc. Như vậy, Bangladesh vẫn vượt xa Việt Nam về xuất khẩu hàng may mặc trên toàn thế giới và vẫn là nước xuất khẩu lớn thứ hai.

Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới, năm 2019, Bangladesh vẫn giữ vị trí thứ hai về xuất khẩu hàng may mặc, chiếm 6,8% thị phần trong khi Việt Nam chiếm 6,1%. Năm 2019, Bangladesh xuất khẩu các mặt hàng may mặc trị giá 34 tỷ USD và Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng dệt may trị giá 31 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam đã xuất khẩu hàng dệt trị giá khoảng 9 tỷ USD. Vì vậy, nếu trừ giá trị xuất khẩu hàng dệt ra khỏi xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, thì Bangladesh sẽ vẫn đứng thứ hai về xuất khẩu hàng may mặc.

Phải đến tháng 7/2021, khi WTO có dữ liệu của năm 2020 mới có thể đánh giá, so sánh chính xác. Những số liệu đang được các phương tiện truyền thông những ngày qua để so sánh giữa Bangladesh và Việt Nam có thể gây hiểu lầm. Ngay cả khi Việt Nam tiếp quản vị trí thứ hai của Bangladesh trong tương lai gần, điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên vì Việt Nam đã có mức tăng trưởng xuất khẩu cao hơn Bangladesh và bất kỳ quốc gia xuất khẩu hàng may mặc nào khác trong thập kỷ qua.

Tuy nhiên, câu hỏi có thể được đặt ra là Việt Nam làm thế nào để có thể thể hiện tốt như vậy so với Bangladesh, câu trả lời sẽ là gợi ý Bangladesh nên tập trung vào đâu trong thời gian tới. Phó Chủ tịch BGMEA của Bangladesh cho biết không có gì phải bàn cãi về việc Việt Nam có vị thế cạnh tranh quốc gia tốt hơn Bangladesh. Ít nhất thì chỉ số hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thế giới cho thấy thực tế đó.

Ngành công nghiệp của Việt Nam do các nhà đầu tư nước ngoài thống trị, không giống như Bangladesh, vì vậy họ đi trước về công nghệ, bí quyết quản lý, hiệu quả và kỹ năng. Việt Nam cũng cần ít thời gian giao hàng hơn Bangladesh vì ở cạnh Trung Quốc nên việc nhập khẩu nguyên liệu thô dễ dàng hơn. Hơn nữa, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể liên quan đến đầu vào thiết kế và tạo mẫu, đây là một trong những yếu tố thành công quan trọng đối với họ. Phó Chủ tịch BGMEA nói: “Và thành thật mà nói, Bangladesh thua xa Việt Nam về mặt này”. Nếu không có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực tạo mẫu và phát triển thiết kế, Bangladesh sẽ khó chuyển sang cấp độ sản xuất hàng may mặc mới.

Không chỉ vậy, sự tiến bộ và trưởng thành của Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế cũng rất đáng khen ngợi. Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) và hiệp định thương mại khu vực (RTA) với một số đối tác thương mại bao gồm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU). Hiệp định EVFTA cũng như Hiệp định Bảo hộ đầu tư của Việt Nam giữa EU và Việt Nam đã chứng minh năng lực của Việt Nam trong giao dịch với một đối tác thương mại lớn như EU.

Phó Chủ tịch BGMEA cho biết: “Bangladesh còn phải đi một chặng đường dài, đặc biệt trong thời gian tới khi thoát khỏi là quốc gia kém phát triển (LDC) và mất đi lợi ích thương mại”. “Chúng ta phải nâng cao năng lực của ngành công nghiệp. Đồng thời, cần cơ sở hạ tầng tốt hơn để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của quốc gia, để có thể tối ưu hóa chi phí kinh doanh, tối ưu hóa thời gian”. Bangladesh cần đa dạng hóa thị trường và thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là dệt may và các chuỗi liên kết như thành lập các trung tâm thiết kế và đổi mới. Trên hết, FTA với các đối tác thương mại rất quan trọng để Bangladesh bắt kịp các đối thủ cạnh tranh.

Trong tương lai, Bangladesh sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh nhiều hơn từ Việt Nam do việc ký kết FTA giữa EU và Việt Nam. Ông Ahsan H Mansur, Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu Chính sách (PRI), cho biết Việt Nam đang tiến rất nhanh vì họ có nhiều cơ sở vật chất như nhiều cảng biển, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào dệt may và lợi thế về tiến độ mà Bangladesh không có được. Bangladesh lẽ ra nên khuyến khích FDI vào hàng dệt và may mặc sớm hơn để có thể thu được nhiều ngoại tệ hơn và tạo ra nhiều việc làm hơn cũng như được chuyển giao công nghệ và bí quyết kỹ thuật.

Ông Mansur khuyến nghị chính phủ nên tiếp cận với ASEAN, ngoài các thị trường truyền thống như EU, Mỹ và Canada, để tăng xuất khẩu và hưởng các lợi ích về thuế quan. Ông cũng khuyến nghị khám phá các thị trường châu Á khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản nhiều hơn. Các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc trong nước cũng nên nghĩ đến việc đa dạng hóa sản phẩm. Ví dụ, Bangladesh tập trung 74% vào sợi làm từ bông trong khi xu hướng thời trang toàn cầu đang chuyển hướng sang sợi nhân tạo. Vì vậy, Bangladesh nên tập trung nhiều hơn vào sợi nhân tạo để sản xuất các mặt hàng may mặc nhằm chiếm thêm thị phần trên toàn thế giới.

Từ ngày 01 đến ngày 22/8, Bangladesh đã xuất khẩu các mặt hàng may mặc trị giá 2,4 tỷ USD, cao hơn 45,8% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ BGMEA. Mohammed Abdus Salam, quyền chủ tịch BGMEA, cho biết: “Có thể hy vọng rằng người mua bắt đầu lại các đơn đặt hàng đã bị hủy trước đó”. Vì vậy, các nhà cung cấp  đang nhận các khoản thanh toán nợ trước đó.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here