Tin về chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

0
65
(Internet)
(Internet)

Trung-Mỹ nhất trí tiếp tục thỏa thuận thương mại: Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí tiếp tục triển khai hiệp định thương mại mà các nước đã ký hồi đầu năm nay. Đại diện của hai nước đã nói chuyện điện thoại và xác nhận cuộc nói chuyện bằng văn bản. Hoa Kỳ và Trung Quốc vào tháng 01/2020 đã ký Thỏa thuận giai đoạn đầu của một hiệp định thương mại giữa hai nước, dẫn tới việc tạm ngừng cuộc chiến thương mại. Đại dịch Covid-19 đã gây áp lực lên thỏa thuận; Trung Quốc gặp khó khăn trong việc nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Mỹ như đã thỏa thuận. Tuy vậy, trong một tuyên bố Washington cho biết, cả hai bên đều nhận thấy sự tiến bộ và quyết tâm làm các bước cần thiết để đảm bảo thỏa thuận được thực hiện tốt đẹp. Về phần mình, Bắc Kinh cho biết, hai nước đã có một cuộc đối thoại xây dựng, cùng thống nhất tạo điều kiện cho việc tiếp tục thực hiện giai đoạn đầu của hiệp định thương mại.

Kịch bản tồi tệ nhất: Hãng tin Fox News phát sóng vào Chủ nhật vừa rồi dẫn lời của Tổng thống Donald Trump rằng, Hoa Kỳ hoàn toàn không cần giao thương với Trung Quốc. Khi được hỏi về viễn cảnh Hoa Kỳ thực sự chấm dứt mọi quan hệ thương mại với Trung Quốc, Trump nói, đó là điều nhất định ông sẽ làm nếu Trung Quốc không đối xử đúng mực với Mỹ. Cùng với các tuyên bố khác trong tuần, điều này có nghĩa là một sự leo thang mạnh lời lẽ chỉ trích. Các chuyên gia dự đoán sẽ còn nhiều tuyên bố tương tự tại Đại hội đảng Cộng hòa.

Jan Hallenberg tại Viện Chính sách Đối ngoại Thụy Điển tin rằng, các tín hiệu mới sẽ được thấy trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Trump sẽ còn cứng rắn hơn với Trung Quốc nếu tái đắc cử, nhưng rất khó có khả năng Mỹ cố tách hoàn toàn khỏi Trung Quốc, rất khó để xử lý nếu điều này xảy ra trên thực tế. Quan điểm này cũng được chia sẻ bởi Stefan Westerberg, kinh tế trưởng tại Phòng Thương mại Stockholm. Westerberg bổ sung thêm, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy, chúng ta đang hướng tới một thế giới mà Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng trở nên đối lập. Điều quan trọng là các công ty Thụy Điển phải chuẩn bị cho một thế giới mà thương mại có thể ít tự do hơn nhiều. Về lâu dài, có thể thấy xuất hiện nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau trên các sản phẩm tại các khu vực khác nhau trên thế giới, điều này tạo ra chi phí tốn kém cho việc tùy chỉnh sản phẩm (product cusmization). Trong trường hợp xấu nhất, có thể xảy ra khả năng Mỹ sẽ áp đặt lệnh cấm các công ty kinh doanh tại Trung Quốc đồng thời được bán sản phẩm tại thị trường Mỹ. Nếu các mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn, điều này không thể loại trừ.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự ủng hộ đối với chiến dịch của Trump trấn áp Trung Quốc là phổ biến. Theo Pew Research, 83% đảng viên Cộng hòa và 68% đảng viên Dân chủ có hình ảnh tiêu cực về Trung Quốc. Đây là một sự thay đổi. Gần đây nhất là năm 2017, 62% người Mỹ cho rằng việc xây dựng quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc quan trọng hơn là hành động cứng rắn hơn với nước này. Do đó, đảng Cộng hòa được cho là đã tìm ra người chiến thắng trong cuộc bầu cử tiềm năng trước những chỉ trích về Trung Quốc. Nhưng sự ủng hộ của công chúng cũng cho thấy rằng mối quan hệ này không nhất thiết phải có sự nới lỏng đáng kể, ngay cả khi có một tổng thống mới sau cuộc bầu cử tháng 11 tới.

Jan Hallenberg nói rằng, Biden chắc chắn sẽ cho thấy ông cũng có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc. Điều có thể ngược lại lợi ích của Mỹ khi kiên trì lập trường cứng rắn với Trung Quốc là phải trả giá. Theo một báo cáo gần đây của Viện nghiên cứu Brookings, thuế trừng phạt hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc do chính các công ty Mỹ trả; điều này lại buộc các công ty Mỹ bị giảm lợi nhuận, giảm lương và sa thải nhân viên. Điều này đặt ra câu hỏi về mức độ ủng hộ thực sự đối với cuộc xung đột với Trung Quốc về lâu dài nếu nó được chính các công dân Mỹ phải trả giá dưới dạng hàng hóa đắt tiền hơn và mất việc làm.

Tuy nhiên, nhà phân tích Trung Quốc Kristina Sandklef tin rằng đường lối ngày càng cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc thể hiện trên nhiều khía phương diện trong quá khứ hơn là tại cuộc bầu cử sắp tới. Theo bà, Hoa Kỳ có khoảng thời gian từ 5-10 năm để có thể làm chậm lại tốc độ phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao.

Gần đây, Hoa Kỳ đã công bố ý định hạn chế hơn nữa quyền tiếp cận các sản phẩm chất bán dẫn đối với các công ty Trung Quốc, cái mà được gọi là đòn chí tử đối với Huawei vì Trung Quốc ngày nay không tự chủ được chất bán dẫn. Do vậy, Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều để tự chủ trong lĩnh vực này. Nước này dành một quỹ cho nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn, được thành lập vào năm 2014 với số tiền này tương đương hơn 22 tỉ USD và nay đã tăng lên tương đương 47 tỉ USD, gấp hơn 6 lần ngân sách quốc phòng của Thụy Điển vào năm 2019.

Cuối cùng, Kristina Sandklef không tin có thể ngăn Trung Quốc đuổi kịp Mỹ về công nghệ cao. Cá nhân bà cho rằng đã quá muộn bởi sự phát triển ở Trung Quốc diễn ra vô cùng nhanh chóng.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Thuỵ Điển)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here