Đổi mới chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng cao năng lực cạnh tranh

0
104
DN nhỏ và vừa của hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung đều đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế.
DN nhỏ và vừa của hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung đều đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế.

I. Nhận định chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam nói riêng, doanh nghiệp nhỏ và vừa của hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung đều đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế, luôn luôn là lực lượng góp phần giải quyết công ăn việc làm, cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ, đóng góp vào GDP. Với số lượng chiếm đa số (trên 97%), các DNNVV là lực lượng quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động; trong đó đóng góp khoảng 40% GDP, 33% giá trị sản xuất công nghiệp, 30 % giá trị hàng hóa xuất khẩu và thu hút khoảng 50% lực lượng lao động của cả nước;

–  Ở Việt Nam trong giai đoạn 30 năm đổi mới và phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước

ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật để khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể [1];

– Nhìn vào thành tích chúng ta thấy rằng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng lên đáng kể. Cả nước ta hiện nay đã có hơn 600.000 doanh nghiệp. Trong 11 tháng năm 2016, đã có 102.000 doanh nghiệp thành lập mới, đây là con số cao kỷ lục, mục tiêu đến năm 2020 dự kiến Việt Nam có khoảng 1 triệu doanh nghiệp.

– Tuy nhiên nhìn vào thực trạng quy mô và năng lực hoạt động các DNNVV của Việt Nam chúng ta thấy cũng nổi lên những con số đáng quan ngại

+ Chỉ có khoảng 21% DNNVV của Việt Nam liên kết được với chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi ở Thái Lan là 30%, Malaysia là 46%.

+ Ước tính chúng ta chỉ có chưa đến 0,1% doanh nghiệp khoa học công nghệ trong tổng số doanh nghiệp. Chi phí đầu tư cho đổi mới khoa học công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam chỉ chưa đầy 0,3% doanh thu, trong khi tại Ấn Độ tỉ lệ này là 5%, Hàn Quốc là 10%, Nhật Bản là 50%.;

+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa đa phần làm dịch vụ, chỉ khoảng 20 % là hoạt động sản xuất; có tới 42% doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng và 85% doanh nghiệp hoạt động chính thức có doanh thu dưới 2 tỷ đồng [2], lượng doanh nghiệp tư nhân vẫn tăng hàng năm nhưng quy mô bình quân của doanh nghiệp tư nhân kể từ khi Luật doanh nghiệp ra đời đến nay là không lớn.

+ Tỷ lệ trung bình người dân/doanh nghiệp vẫn ở mức thấp, hiện nay tỷ lệ này ở khối các nước ASEAN là 80-100 dân. Trong khi đó, ở Việt Nam bình quân 256 người dân mới có một doanh nghiệp. Đáng quan tâm là khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì 400 người dân mới có một doanh nghiệp, các doanh nghiệp tại khu vực này đa phần là có quy mô nhỏ, siêu nhỏ.

+ Năng xuất lao động thấp, việc thực hiện chưa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm đi chất lượng công việc trong khu vực DNNVV, do vậy các DNNVV càng rơi vào vị thế bất lợi. Tại Hà Nội, tỷ lệ người lao động được đóng bảo hiểm xã hội đạt 60,53%

+ Doan h nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chưa có nét bản sắc văn hóa riêng, nếu như doanh nghiệp Mỹ có đặc trưng của tính tự do, phóng khoáng, có thiên hướng thực dụng; doanh nghiệp Nhật có tính kỷ luật, sự tận tụy và tinh thần hợp tác mang thiên hướng gia đình; doanh nghiệp Hàn Quốc có đặc trưng là trung thành, trách nhiệm, tính cam kết cộng đồng rất cao; doanh nghiệp Đức thể hiện tính chính xác, thận trọng, kỷ luật và thực tế. Vậy nét văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam là gì?

– Những tồn tại đó có phần do khách quan mang lại, tuy nhiên do chủ quan cũng nhiều,cụ thể như sau:

+ Khách quan: do chúng ta đi lên phát triển kinh tế tư nhân từ cơ chế kế hoạch hóa, tư duy quản lý bao cấp, nặng cơ chế xin cho vẫn tồn tại dai dẳng;

+ Chủ quan: do chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của chúng ta còn nhiều bất cập.

II Một số tồn tại trong việc xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Mặc dù các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận nhưng việc triển khai thực hiện và tác động hỗ trợ của các chính sách này vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại.

         Thứ nhất, chương trình trợ giúp DNNVV không có đánh giá kết quả hỗ trợ cho DNNVV. Một số chương trình mới dừng ở mức ước tính tỉ lệ DNNVV có thể tham gia hoặc rất chung chung (với giải thích 97% doanh nghiệp là DNNVV nên đa số là DNNVV tham gia), thậm chí có chương trình không thể đánh giá được mức độ tham gia của các doanh nghiệp. Đồng thời thiếu các tiêu chí đánh giá tác động của chính sách, chương trình đến sản xuất, kinh doanh của DNNVV như các chương trình nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ, sở hữu trí tuệ,…., tư vấn thị trường, đào tạo nghề.

         Thứ hai, nhiều chính sách mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính khuyến khích chung chung, chưa có những quy định ưu đãi rõ ràng (trợ giúp DNNVV về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ DNNVV tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công) và kết quả hỗ trợ còn hạn chế.

         Thứ ba, Một số chính sách có chất lượng nội dung chưa thực tế, hình thức thực hiện chưa phù hợp với đối tượng DNNVV như hỗ trợ về thông tin: đa số trang thông tin cho doanh nghiệp cung cấp các thông tin chung chung, lạc hậu, thiếu các thông tin phục vụ thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc tư vấn trực tuyến. Đào tạo trợ giúp nguồn nhân lực nội dung chưa chuyên sâu, bám sát với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, hình thức tổ chức khóa/lớp đào tạo chưa linh hoạt do đó làm giảm sự quan tâm và tham gia của các doanh nghiệp.

          Thứ tư, tiến độ thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp DNNVV còn rất chậm. Thời gian để xây dựng các văn bản quy phạm hướng dẫn thực hiện kéo dài 2 đến 3 năm ví dụ như Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến 2020, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia gắn với công nghệ tiên tiến… Quỹ phát triển DNNVV được thành lập sau hơn 3 năm xây dựng đề án, hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được vốn của Quỹ. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ bị vướng giữa chương trình hỗ trợ với Luật chuyên ngành.

          Thứ năm, các chính sách, chương trình trợ giúp DNNVV còn rất chậm. Thời gian để xây dựng các văn bản quy phạm hướng dẫn thực hiện kéo dài 2 đến 3 năm ví dụ như Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến 2020, chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến 2020, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia gắn với công nghệ tiên tiến…Quỹ phát triển DNNVV được thành lập sau hơn 3 năm, đến nay đa phần DNNVV vẫn chưa tiếp cận được vốn của Quỹ. Việc tổ chức thực hiện một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ còn gặp nhiều vướng mắc như chính sách ưu đãi thuế cho DNNVV, chính sách hỗ trợ DNNVV trong công nghiệp hỗ trợ.

         Thứ sáu, mức độ xây dựng và thực hiện chính sách trợ giúp DNNVV ở cấp địa phương còn hạn chế. Công tác nắm bắt nhu cầu và tình hình sản xuất kinh doanh của DNNVV còn yếu. Nhiều địa phương chưa chủ động xây dựng các chương trình,  chính sách trợ giúp DNNVV trên địa bàn, hầu hết mới chỉ tham gia thực hiện các chương trình do các Bộ, ngành chủ trì với mức độ khiêm tốn (xúc tiến thương mại, sở hữu trí tuệ, quản lý chất lượng,…).

III. Giải pháp đổi mới chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm nâng cao năng lực cạch tranh cho doanh nghiệp.

1. Tạo được hành lang pháp lý cao và thống nhất trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVV.

Thực tế các chính sách trợ giúp DNNVV quy định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP được lồng ghép vào các chương trình của ngành và lĩnh vực. Theo đó, các chương trình này có đối tượng hỗ trợ rộng, không dành riêng cho DNNVV, các nội dung chưa thực sự phù hợp với đối tượng DNNVV, dẫn đến việc không thể đánh giá được kết quả hỗ trợ cho DNNVV cũng như giảm cơ hội tham gia/ hưởng lợi của các DNNVV.

Vì vậy cần có một chính sách hỗ trợ DNNVV mang tính pháp lý cao (Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được trình quốc hội khóa XIV thông qua) và thống nhất giữa các Luật để khi thực hiện các chính sách này không bị mâu thuẫn giữa Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với các luật chuyên ngành;

2. Chính sách hỗ trợ nên tập trung một số hoạt động mang tính chất cơ bản, một số hoạt động mang tính tập trung.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn là lực lượng chiếm số đông, không thể có nguồn lực nào của nhà nước có thể hỗ trợ được hết. Vì vậy chính sách hỗ trợ cần quy định những nội dung hỗ trợ cơ bản VD: Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ mặt bằng để vào sản xuất tập trung, hỗ trợ chuẩn mực về kế toán… đây là những nội dung hỗ trợ cơ bản mà các ngành các cấp phải làm. Bên cạnh những hoạt động hỗ trợ cơ bản, nhà nước cần xác định những hoạt động hỗ trợ tập trung cho nhóm mục tiêu nhà nước cần quan tâm trong một giai đoạn nhất định, VD: hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ chuyển hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp;

3. Huy động nguồn lực xã hội tham gia vào công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

– Phải có cơ chế huy động nguồn lực xã hội tham gia vào công tác này, xác định rõ quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội, các tổ chức đại diện doanh nghiệp tham gia vào công tác này;

– Xây dựng cơ chế kết nối nguồn lực giữa Trường đại học, Viện nghiên cứu với nguồn lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc cung cấp chất lượng nguồn nhân lực, tư vấn, cung cấp chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trong DN nhỏ và vừa.

4. Tăng cường hiệu quả QLNN đối với công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

– Có cơ chế giám sát đánh giá các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, kịp thời điều chỉnh những nội dung không phù hợp, không đúng nhu cầu;

– Tăng cường kiểm tra thanh tra hoạt động hỗ trợ DN nhỏ và vừa;

– Bồi dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo nguyên tắc người đi hỗ trợ phải khỏe mạnh, có đủ trình độ tư duy và năng lực thì mới có thể đi hỗ trợ người khác được);

– Thống nhất đầu mối chuyên trách thực hiện chức năng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (nên thống nhất 1 đầu mối thực hiện chức năng này QLNN đối với công tác này);

LS. Lê Anh Văn

Giám đốc Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực

(Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam)

———————————-

[1]  BCH TW Đảng đã 2 lần ban hành nghị quyết (i) Nghị quyết  số 14/NQ –TW của BCH TW khóa IX năm 2002 về đổi mới chính sách, phát triển kinh tế tư nhân, (ii) Nghị quyết số 09/NQ- TW khóa X ngày 9/12/2011 về phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ hội nhập; Chính phủ đã ban 2 lần ban hành Nghị định về trợ giúp DNNVV Nghị định 90/2001/NĐ – CP và Nghị định 56/2009/NĐ- CP của Chính phủ trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thủ tướng chính phủ đã 2 lần ban hành kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 – 2010, Quyết định 236/2006/QĐ – TTg) và kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011 – 2015, Quyết định định 2131/2010/QĐ – TTg ) ngoài ra Thủ tướng chính phủ đã 4 lần ban hành Nghị quyết 19/NQ- CP trong các năm 2014, 2015, 2016 và mới đây nhất là Nghị quyết 35/2016/NQ- CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, trên cơ sở đó từ giai đoạn 2006 – 2016  TTg đã ban hành khoảng 28 chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong đó tập trung vào doanh nghiệp nhỏ và vừa;

DN nhỏ và vừa của hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung đều đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế.

[2] Khảo sát của VCCI

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here