Phản ứng về kết quả cuộc họp thượng đỉnh EU

0
69
(Internet)
(Internet)

Sáng 21/7/2020, các nhà lãnh đạo EU đã thông qua hai vấn đề quan trọng tại cuộc họp thượng đỉnh kéo dài chưa từng có, thậm chí dài hơn cả Thượng đỉnh Nice vào năm 2000 (17-21/7/2020): thông qua ngân sách dài hạn EU 2021-2027 với 1.075 tỉ Euro và gói hỗ trợ khủng hoảng covid-19 trị giá 750 tỉ Euro sau nhiều nhượng bộ và nỗ lực vượt qua những bất đồng giữa 27 nước thành viên EU. Trong gói cứu trợ 750 tỉ Euro, khoản viện trợ không hoàn lại dành cho các nước và các công ty bị dịch bệnh tác động mạnh là 390 tỉ Euro; 360 tỉ Euro còn lại là khoản cho vay và sẽ được Ủy ban Châu Âu đứng ra cùng vay và cùng trả nợ, nhưng tới năm 2058 mới bắt đầu phải trả nợ.

Ngay sau khi có kết quả, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel đánh giá: đây là một thỏa thuận tốt, đúng đắn cho EU và lần đầu tiên trong lịch sử EU, ngân sách sẽ được gắn kết với các cam kết về khí hậu, lần đầu tiên sự tôn trọng nguyên tắc luật pháp là một điều kiện cốt yếu để chi tiêu ngân sách và cũng là lần đầu tiên các nước EU cùng nhau củng cố nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng. Còn Chủ tịch EU Ursula von der Leyen bình luận, EU đã có bước tiến lịch sử và có thể tự hào về điều đó; EU giờ đã có cơ hội lớn để vươn lên mạnh mẽ từ khủng hoảng.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã ca ngợi “Kế hoạch Marshall cho châu Âu”, sẽ có 140 tỷ euro được gửi tới Tây Ban Nha trong sáu năm tới. Thủ tướng Ý Giuseppe Conte nói rằng Ý “hài lòng với sự chấp thuận của một kế hoạch khởi động lại đầy tham vọng, điều này sẽ cho phép chúng tôi đối mặt với cuộc khủng hoảng với sức mạnh và hiệu quả”.

27 quốc gia thành viên đã được chia thành hai phe. Đức và Pháp dẫn đầu các nỗ lực tập thể hóa nợ để gây quỹ rất cần thiết cho các quốc gia như Ý và Tây Ban Nha, nơi gánh chịu gánh nặng của đại dịch ở EU. Ở một cách tiếp cận khác, Nhóm bốn nước cùng với Phần Lan đã kêu gọi một cách tiếp cận gắn liền với các mối ràng buộc theo đó việc sử dụng các quỹ đó sẽ gắn với điều kiện về cải cách thị trường một cách quyết liệt. Quan điểm này cũng ủng hộ các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn tài trợ cho các quốc gia không tuân thủ các quy tắc của EU về thượng tôn luật pháp. Điều này có thể gây nguy hại cho việc tài trợ cho các quốc gia như Hungary và Ba Lan hiện đang là mục tiêu của một các cuộc điều tra của Ủy ban châu Âu vi phạm tính thượng tôn của pháp luật.

Tuy nhiên, đã xuất hiện rất nhiều chỉ trích đối với gói cứu trợ 750 tỉ Euro. Nhiều ý kiến cho rằng, EU đã phát triển thành một Liên minh trợ cấp; tiền chuyển từ nước sản xuất hiệu quả hơn sang các nước khác. Họ cho rằng, về chính trị có thể là hợp lý, nhưng trên quan điểm kinh tế, đó là sự điên rồ.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Thuỵ Điển/Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here