Tin Kinh tế Mỹ La tinh

0
86
(Internet)
(Internet)

Doanh thu xuất khẩu dầu thô năm 2019 của Venezuela đã giảm tới 35%.

Theo dữ liệu từ Bản tin thống kê hàng năm do OPEC công bố vào ngày 13/7, doanh thu xuất khẩu dầu năm 2019 của tổ chức này đạt 564 tỷ 889 triệu USD, giảm 18,4% so với năm 2018 (692 tỷ 269 triệu USD).

Quốc gia giảm mạnh nhất là Iran với -68% (từ 60 tỷ 519 triệu USD năm 2018 xuống 19 tỷ 233 triệu USD năm 2019) do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Venezuela, một quốc gia khác chịu lệnh trừng phạt của Mỹ, giảm tới 35% (từ 34 tỷ 657 triệu USD năm 2018 xuống 22 tỷ 492 triệu USD năm 2019). Venezuela tiếp tục là quốc gia có trữ lượng dầu được chứng minh là lớn nhất thế giới với 303 tỷ 806 triệu thùng (chiếm khoảng 1/5 trữ lượng toàn cầu), vượt qua nước xếp thứ hai là Ả Rập Saudi với 258 tỷ 600 triệu thùng.

Kể từ tháng 05/2020, liên minh OPEC + bắt đầu áp dụng mức cắt giảm kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày (khoảng 10% sản lượng khai thác toàn cầu). Venezuela, Iran và Libya được miễn trừ khỏi cam kết do sự sụp đổ bất khả kháng trong lĩnh vực khai thác vì các lệnh trừng phạt, khủng hoảng kinh tế và xung đột vũ trang. Tổng thư ký OPEC Mohamed Barkindo cho biết nhờ vào việc cắt giảm này, OPEC đã đạt được mục tiêu là tạo ra một thị trường cân bằng và thực tế hơn.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Colombia giảm 14,6% trong nửa đầu năm 2020.

Theo báo cáo gần đây nhất của Ngân hàng Trung ương Colombia (BRC). FDI vào Colombia trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 4 tỷ 221 triệu USD, thấp hơn 14,6% so với cùng kỳ năm 2019 với mức 4 tỷ 943,4 triệu USD. Trong khi đó, FDI của cả năm 2019 là 10 tỷ 366 triệu USD.

Nguyên nhân chủ yếu do dòng vốn FDI vào ngành thu hút đầu tư chính là dầu khí, hydrocarbon và khai thác chỉ đạt 2 tỷ 449,1 triệu USD, giảm 36,7% (1 tỷ 424,9 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2019 (đạt 3,874 triệu đô la Mỹ). Tuy nhiên ở chiều ngược lại, dòng vốn FDI vào các lĩnh vực khác đã đạt 1 tỷ 771,9 triệu USD, tăng 65,5% (702,4 triệu USD) so cùng kỳ năm 2019 (1 tỷ 069,5 triệu USD).

Đầu tư ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2020 của Colombia đạt 453,1 triệu USD.

Hơn 100 công ty công nghệ thông tin Nhật Bản tìm hiểu đầu tư vào Colombia

Cơ quan Xúc tiến đầu tư của Chính phủ (ProColombia) mới đây đã phối hợp với Đại sứ quán Colombia tại Tokyo và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tổ chức Hội thảo trực tuyến Đầu tư Colombia với sự tham dự của hơn 100 công ty trong lĩnh vực CNTT Nhật Bản. Hội thảo đã giới thiệu những lợi thế cạnh tranh của Colombia với các gói ưu đãi mới, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả hơn và trở thành nền tảng để xuất khẩu sang thị trường thứ ba.

Đại diện cho các doanh nghiệp tham dự, Softbank Operations Group cho biết các chính sách mới về chuyển đổi kỹ thuật số, hành lang nghiên cứu và phát triển cho phép tận dụng lợi thế của công nghệ 4G, tiềm năng thúc đẩy 5G được quy định trong Luật Hiện đại hóa CNTT của Colombia đã thu hút các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Ngoài Softbank, còn có các công ty chủ chốt của các ngành công nghiệp 4.0, phần mềm và CNTT như: Itochu, Marubeni, Mitsui & Co., Sojitz, Mizuho Bank và MUFG Bank.

Ngoài ra, Colombia còn mở ra nhiều hội đầu tư vào các phân khúc như giáo dục, điện ảnh và nền tảng hỗ trợ công nghệ cho các đối tác: Frubana, Rappi, Alphacredit và các công ty đa quốc gia bao gồm Uber, Uber Eats và Didi.

Jetro tiết lộ 76% doanh nghiệp Nhật Bản hiện hoạt động tại Colombia đang tìm cách mở rộng hoạt động do sự tăng trưởng của thị trường và nguồn nhân lực lành nghề. Nhật Bản hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào Colombia đến từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chủ yếu trong các lĩnh vực: ôtô và dịch vụ ôtô, sản xuất, viễn thông, tài chính và thương mại.

Trung Quốc ưu tiên mua dầu thô của Colombia so với Brazil.

Thị trường dầu thô hiện nay ngày càng tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn giữa các nhà sản xuất tại Mỹ Latinh, đăc biệt là với đối tác Trung Quốc.

Gần đây doanh số bán dầu thô nặng Castilla của Colombia cho Trung Quốc tăng cao trong khi doanh số bán dầu ngọt Lula của Brazil đang sụt giảm

Nguyên nhân do OPEC + cắt giảm sản xuất và cũng như các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela và Iran, đã làm giảm sự hiện diện của dầu thô nặng khỏi thị trường dẫn đến tăng nhu cầu đối với dầu chua trong đó có dầu Castillo của Colombia. Do vậy các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc sẽ buộc phải giảm mua dầu ngọt vì giá dầu Brent cao dẫn đến giảm biên lợi nhuận. Các nhà sản xuất dầu ngọt Lula của Brazil đang phải đối mặt với thời điểm khó khăn khi các chuyến hàng đến Trung Quốc bị cắt giảm mạnh, ảnh hưởng đến 70% doanh thu. Phía Trung Quốc dự kiến ​​sẽ giảm 17% sản lượng nhập dầu từ Brazil trong các tháng 7 và 8. Giá dầu Lula giao cảng Thanh Đảo vào tháng 8 đã giảm đến 3USD/thùng so với Brent.

Điểm yếu hiện nay của Brazil là sản lượng dầu sẽ dư thừa nhiều do Petróleo Brasileiro SA đang trên đà tăng sản lượng trở lại sau khi tạm thời đóng cửa 34 mỏ khai thác vì Covid-19, ngoài ra thì Petrobras đã bắt đầu tái triển khai 02 dự án khai thác quan trọng.

Trong khi đó Colombia đã bán được toàn bộ dầu thô Castilla dự kiến khai thác trong tháng 8 cho Trung Quốc với mức giá giảm  4USD/ thùng so với Brent và hiện đang đàm phán giao dịch số lượng dầu của tháng 9 với mức giá tương đương.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here