5 lý do tại sao Đức là quốc gia hàng đầu cho khởi nghiệp[1]
Lâu nay Đức vẫn có một hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển, với những câu chuyện thành công toàn cầu như SoundCloud, Zalando, Flixbus và HelloFresh. Năm 2019, Đức được NimbleFins xếp hạng số một ở châu Âu về khởi nghiệp. Theo báo cáo của EY, 100 công ty khởi nghiệp hàng đầu của Đức đã nhận được tổng cộng 11,1 tỷ đô la tài trợ trong năm 2019, tăng đáng kể so với mức 6,3 tỷ đô la đạt được trong năm 2018. Trong khi các hệ sinh thái khởi nghiệp trên toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch, có thể thấy những dấu hiệu phục hồi trong bức tranh khởi nghiệp của Đức, từ việc tạo ra các máy gia tốc mới và các công ty đầu tư mạo hiểm cho đến các khoản tài trợ trị giá hàng triệu euro. Hệ sinh thái độc đáo của Đức có gì đặc biệt mà đã giúp rất nhiều startup thích nghi, tồn tại và phát triển?
Một mạng lưới các trung tâm kỹ thuật số
Ở Pháp có Paris, ở Anh có London và ở Hà Lan có Amsterdam. Điều thực sự độc đáo ở Đức đã tạo thành từ nhiều trung tâm kỹ thuật số (Digital Hub). Trong khi Berlin và Munich vẫn chiếm ưu thế về hoạt động khởi nghiệp, 12 trung tâm kỹ thuật số nhỏ hơn nhưng đang nở rộ đã xuất hiện trên khắp đất nước. Từ Stuttgart tập trung vào ngành công nghiệp tương lai đến Hamburg tập trung vào hậu cần, mỗi trung tâm chuyên về một lĩnh vực công nghệ khác nhau, dựa trên nguồn lực địa phương, các doanh nghiệp trong ngành và nhân tài chuyên môn.
Lợi ích chính ở đây là bạn không cần phải ở Berlin hay Munich để khởi nghiệp. Tùy thuộc vào lĩnh vực, các thành phố nhỏ hơn như Leipzig hoặc Dortmund với giá thuê nhà thấp hơn, khả năng tiếp cận với các nhân tài chuyên môn và các viện nghiên cứu thực sự có thể là một lựa chọn tốt hơn. Sự phát triển của các trung tâm chuyên biệt này cũng đang giúp thu hút các nhà đầu tư mạo hiểm quốc tế tìm kiếm các hồ sơ cụ thể.
Một ví dụ về một công ty khởi nghiệp đã được hưởng lợi từ việc này là Wandelbots, một công ty có trụ sở tại Dresden đã tạo ra một cây bút truy vết cho phép các nhà vận hành dễ dàng đào tạo và lập trình robot công nghiệp mà không cần chuyên môn kỹ thuật. Mới đây công ty này đã chốt được một vòng tài trợ mới trị giá 30 triệu từ các nhà đầu tư quốc tế lớn bất chấp tình hình suy thoái trong lĩnh vực đầu tư khởi nghiệp quốc tế.
Hợp tác là mấu chốt
Sự phát triển của các trung tâm này cũng dẫn đến nhiều cơ hội hơn để kết nối và phối hợp các nguồn lực ở cấp địa phương và quốc gia. Ví dụ, các thành phố lân cận Frankfurt và Darmstadt, được biết đến là trung tâm tài chính của Đức và có hỗ trợ các trường đại học hàng đầu, đã hợp tác để tạo ra một trung tâm công nghệ hợp nhất tài năng kỹ thuật trẻ và ngành ngân hàng. Kết quả là tạo ra một thị trường cạnh tranh cho các công ty khởi nghiệp sáng tạo và an ninh mạng.
Gần đây, Trung tâm Sức khỏe Kỹ thuật số của Niedersen/Erlangen và InsurTech Hub Munich đã hợp tác để phát triển Máy gia tốc Sức khỏe Kỹ thuật số đa ngành mới, dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay. Mặc dù các hợp tác liên trung tâm kiểu này vẫn còn hiếm, nhưng chúng có thể chính là những gì mà ngành công nghiệp công nghệ cao cần để tái khởi động việc kinh doanh.
Tiếp cận với các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp
Một điều khác mà các trung tâm kỹ thuật số của Đức đã thực sự thành công là giúp kết nối các công ty khởi nghiệp sáng tạo và nhanh nhạy với các tên tuổi truyền thống lâu đời trong ngành công nghiệp. Hầu hết những nhà khổng lồ công nghiệp Đức như BMW, Bayer, Siemens và Daimler đã thành lập bộ phận đầu tư mạo hiểm của riêng mình để tìm kiếm tài năng khởi nghiệp địa phương. Những mối quan hệ đối tác này mang lại lợi ích cho cả hai bên, trong đó các tập đoàn nhận được sự thúc đẩy đổi mới mà họ cần và các công ty khởi nghiệp có được sự hỗ trợ và tài trợ cần thiết.
Trên thực tế, Đức có các nhà đầu tư mạo hiểm tích cực nhất ở châu Âu, 91% trong số tất cả các lần thoái vốn không IPO trong năm 2019 có liên quan đến các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tập đoàn mới chỉ dành 0,1% doanh thu cho đổi mới bên ngoài, do đó, cơ hội phát triển chắc chắn vẫn còn nhiều.
Sáng kiến trung tâm kỹ thuật số (Digital Hub Initiative), một chương trình do chính phủ xây dựng nhằm tăng cường kết nối và hợp tác giữa các doanh nghiệp và các công ty khởi nghiệp, đã giúp cho việc tìm kiếm nhân tài trở nên dễ dàng hơn thông qua một số sáng kiến. Ví dụ, Startup Finder là một cơ sở dữ liệu trực tuyến cho phép các đối tác kinh doanh tiềm năng sàng lọc trên một số lượng lớn các công ty khởi nghiệp theo ngành, vị trí, quy mô tài trợ, v.v.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, những mối quan hệ đối tác này không chỉ có lợi mà sẽ rất cần thiết để đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng. Các công ty khởi nghiệp sẽ cần phải thu hồi vốn đã mất trong thời gian phong tỏa. Trong khi đó, các tập đoàn sẽ cần phải thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của họ càng nhanh càng tốt để chuẩn bị cho một tương lai không chắc chắn.
Đi đầu trong các giải pháp công nghệ sâu
Trong khi các trung tâm chuyên về các ngành công nghiệp khác nhau, Đức đã tập trung đặc biệt vào việc thúc đẩy sự phát triển của công nghệ sâu. Đức đứng thứ ba trên toàn cầu về số lượng công ty khởi nghiệp công nghệ sâu, sau Mỹ và Trung Quốc. AI & máy học, hậu cần, di động và IOT là một trong những thế mạnh chính của Đức. Điều thực sự giúp làm cho điều này trở nên khả thi là mạng lưới các trường đại học và viện nghiên cứu trên cả nước, tạo điều kiện cho đổi mới, tinh thần kinh doanh và tài năng phát triển. Các trung tâm như viện Fraunhofer giúp các nhà nghiên cứu phát triển ý tưởng của họ thành một kế hoạch kinh doanh khả thi.
Nhiều trường đại học cũng có các trung tâm khởi nghiệp đặc biệt, nơi họ khuyến khích sinh viên kỹ thuật với một ý tưởng tuyệt vời cân nhắc đi theo con đường khởi nghiệp. Trung tâm khởi nghiệp Giorgcheg tại Đại học Khoa học ứng dụng Munich là một trong số đó.
Cuối cùng là tiền. Chính phủ đã thiết lập một số khoản tài trợ để khuyến khích đổi mới công nghệ sâu thông qua các khoản tài trợ thiết yếu. Ví dụ, Tài trợ khởi nghiệp kinh doanh của EXIST dành riêng cho sinh viên đại học, nghiên cứu sinh và các nhà khoa học đang làm việc tại các viện nghiên cứu, và các trường đại học cung cấp tài trợ và hỗ trợ tiền khởi nghiệp. Trong cuộc khủng hoảng năm 2008, chính khoản đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới của Đức đã giúp nước này phục hồi nhanh hơn nhiều so với các nước láng giềng. Trên thực tế, Tổ chức nghiên cứu Hà Lan TNO mới đây đã có một bài viết lập luận Hà Lan nên lấy cảm hứng từ Đức bằng cách đổi mới bản thân để thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
Hỗ trợ của chính phủ
Cuối cùng, chính phủ Đức đã cho thấy ý định tiếp tục phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của mình trong tương lai với sự hỗ trợ kinh tế quan trọng mà nó thể hiện trong cuộc khủng hoảng. Trong thời gian phong tỏa, chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ trị giá 2 tỷ euro để duy trì hoạt động khởi nghiệp đang gặp khó khăn. Chính phủ cũng cung cấp bảo lãnh 100% cho tất cả các khoản vay tới 540.000 đô la cho các doanh nghiệp nhỏ có ít hơn 50 nhân viên và 868.000 đô la cho các doanh nghiệp lớn hơn.
Thử thách chính của hệ sinh thái khởi nghiệp của Đức
Mặc dù đây đều là những điều kiện tuyệt vời cho một hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ, nhưng thách thức đối với các công ty khởi nghiệp ở Đức là thiếu cơ hội tài trợ trong nước. Cho đến nay, phần lớn các khoản đầu tư giai đoạn cuối đến từ các nhà đầu tư có trụ sở tại Mỹ và châu Á. Sự phụ thuộc này có nghĩa là nếu cuộc khủng hoảng dẫn đến sự suy giảm kéo dài của các quỹ nước ngoài thì hệ sinh thái khởi nghiệp của Đức có thể phải đối mặt với thời kỳ khó khăn.
Tính chất nghiên cứu chuyên sâu của công nghệ sâu, đặc biệt các công ty khởi nghiệp này đang cần các vòng đầu tư lớn hơn nhiều so với những gì họ thường nhận được từ các nhà đầu tư có trụ sở ở Đức, đang đẩy các công ty này ra nước ngoài để tìm cơ hội.
Nhưng các sáng kiến mới đang được tạo ra để giúp lấp đầy khoảng trống này. Cựu giám đốc Rocket Internet gần đây đã tuyên bố ý định thành lập một công ty đầu tư mạo hiểm mới tập trung vào công nghệ sâu. Cụ thể, kế hoạch của họ là tìm kiếm nhân tài ở các thành phố cấp hai của Đức, như Karlsruhe, Aachen và Tübingen, nơi có các trường đại học kỹ thuật và trung tâm nghiên cứu lớn. Việc những người sáng lập này quyết định thành lập một công ty đầu tư mạo hiểm giữa lúc suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra thực sự chứng tỏ sự tin tưởng của nhiều người vào tiềm năng của công nghệ sâu của Đức.
Để mang đến nhiều cơ hội đầu tư và cơ hội quảng bá hơn nữa cho các công ty khởi nghiệp hàng đầu trên cả nước, Sáng kiến Digital Hub đã hợp tác với TNW để tổ chức chương trình Startup Games phát trực tiếp lần đầu tiên vào ngày 23/7. Trong sự kiện này, 10 công ty khởi nghiệp từ các Hub khác nhau sẽ trình bày ý tưởng kinh doanh của họ với một nhóm các nhà đầu tư quốc tế.
Các trung tâm phát triển nhanh, đổi mới công nghệ sâu rộng và nhân tài đã có sẵn, giờ đây chỉ cần có những sáng kiến tăng cường đầu tư cần thiết để giữ cho Đức đi đúng hướng để trở thành một hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ.
[1] Thenextweb.com
(Đại sứ quán Việt Nam tại Đức)