Liệu Bắc Kinh có bị ảnh hưởng bởi FTA giữa Việt Nam và EU?

0
90
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Quốc hội Việt Nam vừa phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EVFTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA giữa Việt Nam và EU nhằm mục tiêu xóa bỏ 99% thuế quan giữa Việt Nam và EU trong 10 năm tới. Báo chí đưa tin đại dịch đang thúc đẩy đầu tư nước ngoài rời khỏi Trung Quốc; Việt Nam sẽ thay thế vai trò của Trung Quốc và EU sẽ nhân cơ hội này giảm sự lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Những lý luận về “phân tách”, “soán ngôi” ngày càng được thảo luận nhiều những năm gần đây và Trung Quốc thường được đề cập đến với sự can dự tiêu cực, nhưng rất tiếc cả hai vấn đề này chỉ dừng ở ước vọng.

Đa phương hóa và đa dạng hóa ngoại thương luôn là mục tiêu trong hợp tác đối ngoại của Việt Nam, “soán ngôi” Trung Quốc không phải là cái mà Việt Nam muốn cũng như có khả năng thực hiện được. Cho đến nay, Việt Nam tham gia khoảng 20 hiệp định tư do thương mại song phương và đa phương bao gồm EVFTA, CPTPP, Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN và EU là đối tác nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.

Theo số liệu tính toán của phía Việt Nam, EVFTA có thể làm xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 44,37% tính đến năm 2030. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với các hàng rào phi quan thuế như nguyên tắc nguồn gốc xuất xứ và phát triển bền vững vốn là những điểm yếu của nước này mà không thể được giải quyết một sớm một chiều để đáp ứng những yêu cầu của EU. CPTPP có hiệu lực từ năm 2019 được dự đoán sẽ đóng góp thêm 1,7 tỷ USD vào GDP của Việt Nam tính đến năm 2035, nhưng thực sự cũng đem lại nhiều thách thức nghiêm trọng cho hệ thống quốc gia của nước này. Chính Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN đóng góp to lớn cho Việt Nam. Thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN tăng 10 lần từ 54,8 tỷ đô la Mỹ năm 2002 lên 587,9 tỷ đô la Mỹ trong năm 2018. Trên cơ sở đà tăng trưởng mạnh của thương mại Trung Quốc – ASEAN, thương mại Trung Quốc – Việt Nam đã đạt mức cao lịch sử; Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN trong năm 2019.

Việt Nam ở giai đoạn phát triển công nghiệp hóa khác với Trung Quốc và cần phải dựa vào thị trường Trung Quốc do sự thiếu hụt về các chuỗi cung công nghiệp. Ý tưởng phân tách giữa Trung Quốc và EU là sai lầm xét trên nền tảng quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai bên hiện nay; chỉ có Mỹ đang gióng hồi trống về phân tách. Trung Quốc và EU vẫn đóng vai trò là những đối tác và thị trường quan trọng của nhau xét về thương mại và đầu tư; ngày càng nhiều quốc gia Châu Âu tham gia vào sáng kiến Vành đai và Con đường do Trung Quốc đề xuất (BRI). Dù bị tác động bởi đại dịch, các nền tảng căn bản nhiều hứa hẹn của kinh tế Trung Quốc vẫn bám trụ vững chắc; hợp tác Trung Quốc – EU cũng như Trung Quốc – ASEAN được dự báo sẽ trở lại bình thường. Kiên quyết mở cửa và duy trì sự ổn định của chuỗi cung công nghiệp toàn cầu luôn luôn là mục tiêu lớn của Trung Quốc. Lý thuyết “phân tách”, “soán ngôi” vừa không thực tế, vừa không có lợi cho những nước cổ xúy.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here