Phân tách kinh tế không phải là lời giải cho các vấn đề của thế giới hậu đại dịch

0
91
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Hiện nay, các nước đang tăng cường kêu gọi giảm cam kết, phân tách về thương mại, chế tạo và công nghệ. Đây là cách tư duy và hành động rất lỗi và nguy hiểm về tương lai của thế giới.

Thế giới vừa trải qua 50 năm toàn cầu hóa kinh tế thương mại đem đến một mạng lưới liên thuộc chặt chẽ với nhau của các quốc gia, doanh nghiệp, công nghệ và chuỗi cung toàn cầu quyết định việc sản xuất, vận chuyển, mua và bán mọi thứ của thế giới; 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã trở nên gắn kết chặt chẽ đến mức phân tách kinh tế sẽ làm lụi bại cả hai nước cũng như kinh tế thế giới; 10 năm thương mại điện tử đã nở hoa kết trái trên toàn cầu thúc đẩy sự phát triển của thương mại thế giới xuyên biên giới, với mô thức tiêu dùng và bán lẻ mới.

Thế giới không tồn tại một “nút bấm quay ngược thời gian” để trở về với các thập kỷ trước với mong muốn thế giới sẽ giàu có hơn, đơn giản hơn, khỏe mạnh hơn hay đồng đều hơn. Trái lại, cho đến trước khi xảy ra dịch bệnh, thế giới tốt đẹp hơn rất nhiều so với những năm 1960, 1980 và 2000 với số người sống trong nghèo đói ít hơn; công nghệ nâng cao đời sống con người phát triển nhanh hơn; người dân mua được nhiều hàng hóa từ nhiều nơi hơn với chi phí ít hơn, sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn; ít chiến tranh và bạo lực hơn. Mặc dù vậy, có một tiêu chí thế giới xuống cấp hơn đó là môi trường. Hàng hóa rẻ hơn, của cải toàn cầu gia tăng đi liền với sự suy kiệt của đất, nước, không khí và tài nguyên.

Tuy nhiên, liệu có đáng để trở lại một thế giới như những thập kỷ trước chỉ vì tin rằng toàn cầu hóa có thể được đảo ngược và chủ nghĩa biệt lập sẽ giải quyết được các vấn đề trong thế giới hiện thực ngày nay. Đã có ý tưởng về việc “cài đặt” lại thế giới bằng cách các quốc gia đưa mạng lưới sản xuất của mình trở về lại trong nước. Chính phủ Nhật Bản gần đây công bố sẽ bố trí khoản vay trực tiếp trị giá 2 tỷ USD hỗ trợ các công ty Nhật di chuyển cơ sở chế tạo ở Trung Quốc về lại Nhật, và một khoản vay khác trị giá 210 triệu USD hỗ trợ các công ty di chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang một nước thứ ba.

Giám đốc Hội đồng kinh tế Quốc gia Mỹ Larry Kudlow đề xuất chính phủ sẽ hỗ trợ thanh toán chi phí di chuyển sản xuất cho mọi công ty Mỹ muốn rời khỏi Trung Quốc. Viễn cảnh này có rất nhiều vấn đề:

Thứ nhất, chuỗi cung, hoạt động sản xuất kinh doanh buôn bán của các công ty sẽ bị đứt gãy, xáo trộn nặng nề bởi sự chuyển đổi đột ngột cùng với khoản lợi nhuận nhiều năm sẽ bị mất trắng.

Thứ hai, việc di chuyển địa điểm lắp ráp cuối cùng không giải quyết toàn triệt vẫn đề chuỗi cung sản phẩm linh kiện trung gian và nguyên liệu thô.

Thứ ba, phương án này không phù hợp với thực tế các doanh nghiệp sản xuất khối lượng lớn hàng hóa ở Trung Quốc và các nước có chi phí thấp khác phần nhiều là để bán tại chính các thị trường này.

Thứ tư, chi phí vốn cho việc di chuyển cơ sở sản xuất trở về lại trong nước là vô cùng lớn.

Mặt khác, phần lớn các công ty Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu đang sản xuất, chế tạo ở Trung Quốc, Đông Nam Á và các quốc gia đang phát triển khác không một mình sở hữu và vận hành nhà máy của họ, mà trên cơ sở hợp đồng chế tạo.

Đưa sản xuất trở về lại trong nước đồng nghĩa với xây dựng nhà máy mới, chuỗi cung mới và đào tạo mới nhân công. Doanh nghiệp phải mất nhiều năm mới có thể hoàn thiện được chu trình kinh doanh sinh lợi nhuận với sự đóng góp của các lao động chuyên gia và các lãnh đạo quản lý cấp cao. Đây là lý do cuộc thương chiến Trung – Mỹ gắn với vấn đề thuế quan thời gian qua không làm các doanh nghiệp Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và các quốc gia khác hứng thú, và cũng chưa thể làm cho phần lớn mạng lưới chế tạo toàn cầu dịch chuyển. Các doanh nghiệp được khuyến khích di chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ và một số quốc gia Châu Phi, nhưng hầu như chưa có bất kỳ quyết định di chuyển nào được đưa ra vì những nước này thiếu hệ thống đường cao tốc, bến cảng, đường sắt, nhân lực và kinh nghiệm để có thể hấp thụ được một phần đáng kể của năng lực sản xuất của Trung Quốc.

Nếu ta cho rằng mọi quốc gia bao gồm Mỹ và Trung Quốc không cần phải xem xét phân bổ lại nguồn lực và vốn để quyết định di chuyển mạng lưới chế tạo nào về lại trong nước hoặc sang nước thứ ba vì lý do lợi ích, an ninh quốc gia hay do các nhu cầu, thực tiễn thương mại bức thiết. Tuy nhiên, 02 cột trụ kinh tế Mỹ, Trung của một thế giới liên thuộc chặt chẽ về bản chất và 10 năm thương mại điện tử là thực tế không thể đảo ngược và chế tạo lại thông qua phân tách kinh tế toàn cầu.

Thế giới phải tiếp tục được kiến tạo ngay từ chính hành tinh thịnh vượng, toàn cầu hóa và được thúc đẩy bởi công nghệ hiện nay của chúng ta thông qua công nghệ mới, tiêu dùng mới, tài chính mới, chuỗi cung mới và mô thức bán lẻ mới, thay vì kiểu tư duy tổng số bằng không, “được ăn cả, ngã về không”.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here