Kinh tế Mỹ La Tinh

0
127
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Nền kinh tế của khu vực đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ khi bắt đầu có dịch, hiện nay có nguy cơ bị tụt hậu 1 thập kỷ và đưa các quốc gia có nền dân chủ mong manh đến gần điểm tới hạn của họ. Mỹ Latinh đang chuẩn bị cho cuộc suy thoái sâu sắc nhất trong lịch sử hiện đại của khu vực. Bank of America dự đoán GDP năm 2020 ​​sẽ giảm 4,4% khi dịch bệnh lan rộng. Ông Alejandro Werner, giám đốc IMF phụ trách khu vực dự báo trên cơ sở tốc độ suy thoái kinh tế và tiềm năng phục hồi, GDP bình quân đầu người ở Mỹ Latinh vào năm 2025 sẽ không tăng so với năm 2015 và tụt hậu 1 thập kỷ.

Điều làm nên sự khác biệt của khu vực này là thu nhập của người lao động đã giảm trong nhiều năm, giữ được việc làm cũng khó như tìm kiếm việc làm mới, và một nửa lực lượng lao động của Mỹ Latinh là không chính thức. Argentina và Ecuador đang trên bờ vực vỡ nợ. Nền kinh tế của Venezuela từ nhiều năm trước đã sụp đổ với siêu lạm phát, gây ra cuộc di cư lớn của hàng triệu người tị nạn sang các nước láng giềng, nhiều người di cư hiện đang bị buộc phải quay trở lại Venezuela do dịch bệnh. Tỷ lệ thất nghiệp ở Brazil trên mức 10% năm thứ tư liên tiếp và Bộ trưởng Kinh tế Paulo Guedes đã so sánh đại dịch với việc bị “thiên thạch” tấn công. Các Ngân hàng Trung ương Mỹ Latinh đều đã phải cắt giảm lãi suất để củng cố nền kinh tế, tỷ lệ nợ trên GDP hiện đã tăng lên mức 70% so với mức 45% cách đây 1 thập kỷ.

Tuy nhiên, một số chính phủ đang cố gắng chuyển tiền mặt để khuyến khích người dân ở trong nhà. Brazil có kế hoạch giao 600 reais (114 đô la Mỹ) cho mỗi lao động phi chính thức trong 3 tháng tới, Peru và Argentina đang thực hiện các kế hoạch tương tự. Mexico đã bị tụt lại phía sau vì Tổng thống Andrés Manuel López Obrador khẳng định họ không cần viện trợ tài chính, trong khi đó Covid-19 sẽ làm giảm tiền mặt kiều hối chuyển từ Mỹ về, việc nhận kiều hối là cứu cánh cho các gia đình nghèo tại Mexico, Guatemala, và Venezuela.

Hiện nay, khi các nền kinh tế đang xấu đi nhanh chóng, thất nghiệp và phá sản trên diện rộng có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng xã hội, các cuộc biểu tình sẽ hồi sinh mạnh mẽ sau khi dịch bệnh kết thúc, viễn cảnh suy thoái kinh tế tại khu vực là điều khó tránh khỏi./.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here