Dịch Covid-19 đang đẩy nhanh sự phát triển thị trường thương mại điện tử Việt Nam

0
119
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 là 9,4 tỷ USD.
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 là 9,4 tỷ USD.

Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam sẽ đạt con số 17,3 tỷ USD (khoảng 399.500 tỷ đồng) vào năm 2023.

Năm 2019, con số này là 9,4 tỷ USD (khoảng 218.300 tỷ đồng), như vậy, điều này tương đương với mức tăng trưởng hàng năm của thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong 10 năm tới vào khoảng 16,3%.

Kết quả khảo sát được thực hiện bởi Nielsen Việt Nam và Infocus Mekong Mobile Panel với 500 đáp viên sinh sống ở TP.  Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng mới đây cho thấy, dịch Covid-19 không những tác động đến hành vi chung, mà còn đến cả việc mua sắm và các kênh ăn uống bên ngoài. Những cửa hàng hiện hữu bị tác động mạnh, khi 50% người dân đã giảm tần suất ghé thăm các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống; 25% người dân tăng cường mua sắm trực tuyến.

“Người Việt Nam đang dành nhiều thời gian hơn trên mạng và mua sắm trực tuyến. Việc này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đẩy mạnh chiến lược truyền thông kỹ thuật số và tạo nên những dấu ấn mạnh mẽ hơn trên thị trường trực tuyến”, ông Mohit Agrawal, Giám đốc bộ phận Thấu hiểu hành vi người tiêu dùng (Nielsen Việt Nam) cho hay.

Vì thế, dễ hiểu vì sao các doanh nghiệp bán lẻ, thương mại không ngại dốc hầu bao cho quảng cáo trực tuyến. Theo báo cáo Thị trường quảng cáo số Việt Nam 2019 của Công ty quảng cáo Adsota, ngành bán lẻ, thương mại điện tử có mức chi lên đến 23,9% tổng chi cho tiếp thị trực tuyến của toàn thị trường. Con số này liên quan trực tiếp tới cuộc chiến “đốt tiền” của các doanh nghiệp thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo hay Tiki cho các kênh quảng cáo trong thời gian qua.

Công ty phân tích và dữ liệu GlobalData nhận thấy rằng, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng gấp đôi trong vòng 5 năm qua, với tổng lượng chi tiêu trực tuyến (online) tăng từ khoảng 3,9 tỷ USD (90.100 tỷ đồng trong năm 2015 lên con số 9,4 tỷ USD (218.300 tỷ đồng) trong năm 2019.

Đó là những cơ sở để GlobalData dự báo, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam sẽ đạt con số 17,3 tỷ USD (khoảng 399.500 tỷ đồng) vào năm 2023.

Chuyên gia phân tích Thanh toán và Ngân hàng của GlobalData Nikhil Reddy cho biết, trong khi các phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt, thanh toán thẻ và giao dịch ngân hàng được áp dụng rộng rãi cho việc mua sắm thương mại điện tử, cũng có sự gia tăng lượng người tiêu dùng ưa thích hơn các phương thức thanh toán thay thế khác. Theo chuyên gia Nikhil, có nhu cầu ngày càng tăng cao đối với các phương thức thanh toán tiện dụng và nhanh chóng hơn, đặc biệt là trong giới trẻ thành thạo kỹ thuật công nghệ hiện đại.

Theo Khảo sát thanh toán và ngân hàng 2019 của GlobalData, tiền mặt vẫn đang là phương thức thanh toán được ưa chuộng nhất (chiếm 35,6%) đối với việc mua sắm hàng hóa thương mại điện tử tại Việt Nam trong năm 2019. Các giải pháp thanh toán thay thế khác vẫn đang dần dần khẳng định được vị trí, chỗ đứng và chiếm khoảng 15,5%. Hiện tại, ví MoMo là giải pháp thanh toán thay thế được ưa chuộng nhất tại Việt Nam, sau đó là PayPal.

Thọ Anh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here