Nhật Bản công bố chính sách hạn chế tu nghiệp sinh bỏ trốn

0
87
(NHK)
(NHK)

Ngày 12/11/2019, Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản công bố chính sách mới nhằm tăng cường các biện pháp xử lý vi phạm nhằm giảm thiểu số lượng tu nghiệp sinh nước ngoài bỏ trốn.

Theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức quản lý tu nghiệp sinh để nhiều tu nghiệp sinh bỏ trốn được coi không hoàn thành nhiệm vụ giúp người nước ngoài thực hiện việc tu nghiệp và sẽ bị đình chỉ việc tiếp nhận thêm tu nghiệp sinh mới. Đối với các đơn vị tuy có ít tu nghiệp sinh bỏ trốn nhưng bị đánh giá là có vi phạm pháp luật như việc không trả lương cho tu nghiệp sinh… thì cũng bị tước quyền tiếp nhận thêm tu nghiệp sinh.

Bà Mori Masako, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nhật Bản tại cuộc họp báo sau cuộc họp nội các hôm 12/11/2019 cho biết “Bộ sẽ tiến hành nghiêm túc các chính sách mới và sẽ nỗ lực hết sức để giảm thiểu số lượng bỏ trốn. Bộ sẽ gửi văn bản tới tất cả các tổ chức quản lý thực tập sinh kỹ năng để thông báo nội dung chính sách mới và yêu cầu các đơn vị này phối hợp”.

Theo số liệu công bố của Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú, hiện tượng bỏ trốn tăng hàng năm; năm 2018 là 9.052 người, tăng 1.963 người so với 2017; nửa đầu năm 2019 là 4.499 người, tăng 256 người so với cùng kỳ năm 2018.

Cục này đề ra chủ trương sẽ tăng cường việc lắng nghe phản ánh của thực tập sinh kỹ năng về việc bị chủ không thanh toán tiền lương hay bị vi phạm nhân quyền.

Bộ Tư pháp Nhật Bản cũng đã công bố kết quả điều tra với 5.218 thực tập sinh kỹ năng nước ngoài tiến hành trong tháng 3 năm nay. Theo đó, có khoảng 15% người được hỏi cho biết họ bị doanh nghiệp tiếp nhận có hành vi phạm pháp luật như không trả tiền lương hoặc bắt làm thêm giờ.

Trước đó, Bộ Tư pháp đã đưa ra chính sách đưa cơ quan chức năng vào điều tra các cơ sở tiếp nhận tu nghiệp sinh một cách nhanh chóng nhất khi xuất hiện tình trạng bỏ trốn. Lần này, Bộ đã có quyết sách mạnh tay hơn nhằm giảm thiểu số lượng bỏ trốn như hiện nay.

(Nguồn: Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here