Tranh luận về cải cách WTO

0
111
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Cải cách WTO hiện nay là bộ phận quan trọng của sự chuyển biến thể chế quốc tế và sự thay đổi của cục diện thế giới, chủ yếu là các nước đua nhau đưa ra phương án cải cách. Ngày 18/9/2018, EU công bố “Văn kiện về quan niệm hiện đại hóa WTO”; ngày 25/10/2018, Canada công bố “Công báo chung về cải cách WTO” (gọi là phương án Canada); ngày 1/11/2018, Mỹ, EU, Nhật Bản cùng nêu ra “Tăng cường sự minh bạch trong Hiệp định WTO và thủ tục yêu cầu thông báo”; ngày 26/11/2018, EU, Trung Quốc, Canada, Ấn Độ ra 2 phương án về phá vỡ thế bế tắc trong việc bầu thẩm phán cơ cấu thượng thẩm lên WTO; ngày 23/11/2018, Bộ thương mại Trung Quốc công bố “văn kiện lập trường cải cách WTO của Trung Quốc”. Điều đáng chú ý là, mặc dù vấn đề cải cách WTO rất sôi nổi, song cho tới nay Mỹ vẫn chưa công bố văn kiện lập trường về cải cách WTO. Do vậy, chỉ có thể từ “Hiệp định Mỹ-Mexico” và một số phát biểu của văn phòng thương mại Mỹ để đánh giá về lập trường của Mỹ.

Từ các phương án nói trên có thể thấy, mặc dù các bên đồng ý cải cách song lập trường vẫn khác biệt rất lớn. Nếu như vẽ một bức tranh thì có thể thấy Trung Quốc và Mỹ là hai điểm ở hai cực, EU ở giữa. Mỹ lấy cớ việc bầu thẩm phán cơ cấu tố tụng để nhấn mạnh không cải cách Mỹ sẽ rút ra khỏi WTO, tức là phe “cấp tiến” cải cách WTO. Trung Quốc nêu ra 3 nguyên tắc cơ bản và 5 chủ trương cơ bản của cải cách WTO, mà cốt lõi là duy trì thể chế thương mại đa phương, xác định phạm vi cải cách WTO, tức là thuộc “phe cải cách ổn định lành mạnh”. EU đóng vai trò trung gian, hòa giải, thuộc phe “trung gian” của cải cách WTO.

Về tổng thể, 3 phương án nêu trên đang tồn tại sự tranh cãi nhau về 4 mặt, tiêu biểu là: cải cái gì (qui tắc thực chất), cải cách như thế nào (mô thức đàm phán), sau khi cải cách thì thực hiện như thế nào (chế độ thông báo và minh bạch), cải cách xong thì chấp hành như thế nào (cơ chế giải quyết tranh chấp).

Một là, cải cách gì (qui tắc thực chất): Phương án của Mỹ và của EU đều nêu qui tắc thực chất về xây dựng và tăng cường trên hai vấn đề trợ cấp cho doanh nghiệp nhà nước và hàng rào mậu dịch số. Về trợ cấp cho doanh nghiệp nhà nước, ngày 31/5/2018, Bộ trưởng thương mại Mỹ, EU, Nhật Bản đã ra tuyên bố chung, cùng đối phó việc dư thừa năng lực sản xuất, chống lại cách làm phi thị trường tạo ra sự cạnh tranh không công bằng đối với công nhân và doanh nghiệp.

Ngày 25/9/2918, Mỹ, EU, Nhật Bản ra tuyên bố chung khẳng định lại việc cần xây dựng quy tắc mới về trợ cấp cho doanh nghiệp và sản nghiệp nhà nước để tạo môi trường cạnh tranh công bằng hơn cho công nhân và doanh nghiệp. Những thuật ngữ này rõ ràng nhằm vào Trung Quốc.

Về hàng rào thương mại số, Mỹ, Trung Quốc và EU tháng 6 năm nay tại Nhật Bản đã có sự đối đầu trực tiếp. Mỹ nhấn mạnh cần thúc đẩy lưu thông tự do qua biên giới, phản đối bản địa hóa việc lưu trữ dữ liệu số. EU nêu cần bảo hộ bí mật dữ liệu và cần thúc đẩy di chuyển tự do dữ liệu, cho rằng việc phân tán và dựng hàng rào dữ liệu số không có lợi cho tăng trưởng của kinh tế thế giới, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trung Quốc thì nhấn mạnh tiền đề của việc lưu chuyển dữ liệu số là an ninh quốc gia, cần đảm bảo an toàn dữ liệu và sử dụng có trật tự; đồng thời đảm bảo quyền lợi về số liệu của các nước đang phát triển, ngăn chặn khoảng cách về số.

Hai là, cải cách như thế nào (mô thức đàm phán): Mỹ nêu phương án, cần áp dụng mô thức đàm phán cá bên kiểu mới, tức là mô thức đàm phán đa phương nhỏ, cho rằng mô thức bàn bạc nhất trí dẫn đến hiệu quả đàm phán WTO giảm xuống, đi vào bế tắc. Phía Trung Quốc nêu phương án, WTO cần kiên trì tuân thủ mô thức đàm phán hiệp thương nhất trí, việc lựa chọn các vấn đề cải cách và kết quả cuối cùng cần thông qua phương thức hiệp thương nhất trí để quyết sách. Đồng thời, cải cách cần kiên trì vai trò kênh chủ yếu thể chế mậu dịch đa phương của WTO, không thể lấy cái gọi là quan niệm mới, cách thể hiện mới để làm lẫn lộn và phủ định tính quyền uy của thể chế thương mại đa phương. EU nêu phương án, một mặt trong tình hình có thể thì kiên trì hiệp thương nhất trí, mặt khác nếu lĩnh vực không thể đạt hiệp thương nhất trí thì có thể dùng mô thức nhóm đa phương nhỏ và mở cửa đối với thành viên tự nguyện tham gia đàm phán. Thành quả đàm phán căn cứ vào việc áp dụng phổ biến nguyên tắc tối huệ quốc.

Ba là, sau khi cải cách thì chấp hành thế nào (chế độ thông báo và minh bạch): Phương án của Mỹ và EU đều nhấn mạnh các nước thành viên WTO cần tăng cường nghĩa vụ thông báo và mức độ minh bạch, dùng nguyên tắc cải thiện để chấp hành: một là, thiết lập nhóm công tác thông báo thủ tục nghĩa vụ, tiến hành thông báo đánh giá hàng năm về tình hình chấp hành nghĩa vụ của thành viên; hai là, cho vào việc thẩm định nghĩa vụ thông báo trong thẩm định chính sách thương mại; ba là, nghĩa vụ thông báo các biện pháp trừng phạt đối với các thành viên không đạt tiêu chí. Trung Quốc cho rằng, nghĩa vụ thông báo và minh bạch là một bộ biện pháp ràng buộc có tính kỷ luật đối với các thành viên, tuy có giá trị nhất định song nếu như áp dụng biện pháp trừng phạt sẽ dẫn đến tác dụng tiêu cực, do đó cần phân biệt “cố ý vi phạm” và “không có khả năng thực hiện Hiệp định”.

Bốn là, sau khi cải cách thì chấp hành thế nào (cơ chế giải quyết tranh chấp): Cơ chế giải quyết tranh chấp luôn là hòn đá tảng của chấp hành quy định của WTO, được coi là viên ngọc gắn trên vương miện của WTO, tuy nhiên Mỹ đã làm bế tắc việc bầu thẩm phán cơ cấu tố tụng, dẫn đến cơ chế giải quyết tranh chấp đứng trước khó khăn bị ngưng trệ. Phương án EU và Trung Quốc nêu cải cách WTO cần ưu tiên xử lý vấn đề then chốt về sự tồn tại, tức là mau chóng giải quyết vấn đề bầu thẩm phán cơ cấu tố tụng: một là, số lượng thẩm phán từ 7 người tăng lên 9; hai là, thời hạn của thẩm phán từ 4 năm tăng lên 6 năm; ba là, xác định thời hạn bầu thẩm phán. Mỹ vẫn chưa có phản ứng gì đối với kiến nghị của EU và Trung Quốc.

(Nguồn: Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here