Cuộc gặp cấp cao Trung Quốc-Mỹ lần thứ 12

0
84
ảnh minh hoạ

Ngày 25/7, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết cuộc gặp cấp cao Trung Quốc – Mỹ lần thứ 12 sẽ được tổ chức tại Thượng Hải vào ngày 30-31/7/2019.

Về câu hỏi liệu có phải doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu mua nông sản Mỹ? Ông Cao Phong cho biết để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, một số doanh nghiệp Trung Quốc tỏ ý tiếp tục nhập nông sản của Mỹ. Các doanh nghiệp này đã liên hệ với đối tác Mỹ và xúc tiến ký hợp đồng. Các hoạt động này do doanh nghiệp tự quyết định theo quy luật thị trường. Việc khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại là do Nguyên thủ hai nước đạt được nhận thức quan trọng tại cuộc gặp ở Osaka (Nhật Bản), không liên quan trực tiếp đến việc mua nông sản này.

Ông Cao Phong cho biết gần đây phía Mỹ viện lý do “an ninh quốc gia” tăng thẩm tra doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Mỹ. Hơn nữa, Mỹ có ý mở rộng phạm vi điều tra, về mặt khách quan là đã hạn chế doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Mỹ. Đồng thời phía Mỹ lạm dụng thẩm tra an ninh quốc gia, tăng thêm tính không xác định và tính không ổn định trong môi trường đầu tư của Mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Trung Quốc. Hy vọng phía Mỹ có thể theo nguyên tắc không kỳ thị, đối xử công bằng đối với các nhà đầu tư Trung Quốc.

Về việc gần đây hơn 100 người Mỹ có thư công khai kêu gọi Chính phủ Mỹ kiên trì áp dụng chính sách đối kháng với Trung Quốc, ông Cao Phong cho rằng hợp tác kinh tế thương mại Trung-Mỹ là cùng có lợi, cùng thắng. Năm 2018, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ đã vượt 750 tỷ USD, hai bên đầu tư vào nhau đạt gần 250 tỷ USD, hợp tác kinh tế thương mại đã mang lại lợi ích thiết thực cho hai nước và nhân dân hai nước, hy vọng những người Mỹ này từ bỏ tư duy chiến tranh lạnh, nhìn nhận đúng đắn sự phát triển của Trung Quốc và quan hệ kinh tế thương mại hai nước, ngừng ngay việc chỉ trích Trung Quốc.

Báo chí Mỹ cho rằng trong cuộc gặp tới, hai bên sẽ bàn về quyền sở hữu trí tuệ, nông nghiệp và cán cân thương mại.

Trả lời phỏng vấn tờ “Hoa Nam buổi sáng” (Hồng Công), ông Thẩm Kiến Quang, nhà kinh tế học của Tập đoàn JD cho hay Trung Quốc lựa chọn Trung tâm tài chính Thượng Hải, mà không phải Trung tâm chính trị Bắc Kinh đó là muốn truyền đạt tín hiệu “thương mại phải được quy về thương mại”, “chính trị phải quy về  chính trị”.

“Báo Độc lập” (Nga) ngày 26/7 viết: Trung Quốc cho Mỹ thấy rằng tăng thuế quan không thể làm dao động nền kinh tế Trung Quốc. Cuộc đàm phán Trung – Mỹ không tiến hành tại Bắc Kinh mà được chuyển sang Trung tâm thương mại phồn vinh Thượng Hải là có ý nghĩa biểu tượng. Trung Quốc muốn đối tác thấy rằng bất đồng thương mại không nên bị chính trị hóa. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc tuy chậm lại, nhưng vẫn rất mạnh.

Bài viết dẫn lời các nhà phân tích Hồng Công cho rằng sự thay đổi địa điểm cho thấy Trung Quốc đang tính lại chiến lược của mình để chuẩn bị cho chiến lược thương mại lâu dài. Việc thay địa điểm đàm phán tại Thượng Hải, Trung Quốc hy vọng giảm bớt sự quan tâm đến nội hàm chính trị mà tập trung vào nhân tố thương mại.

(ĐSQVN tại Trung Quốc, theo Mạng Kinh tế Trung Quốc, Báo Thanh niên Bắc Kinh 26/7, Tờ “Tin tức Tham khảo” – 28/7)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here