Thương mại điện tử đang nổi lên là một lĩnh vực khá sôi động trong sự phát triển kinh tế Việt Nam. Sự phát triển này kéo theo nhiều vấn đề liên quan trong hoạt động giao nhận hàng hóa từ người bán đến người mua. Hiệu quả của việc giao nhận vận chuyển quyết định khá nhiều tới việc người tiêu dùng có ra quyết định mua hàng hay không. Bài viết mong muốn đưa ra cái nhìn chung nhất về việc áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động giao nhận hàng hóa trong nước và đề xuất một số biện pháp để thúc đẩy việc áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động giao nhận hàng hóa tại Việt Nam hiện nay
1. Đặt vấn đề
1.1. Khái quát chung về hoạt động thương mại điện tử
Trong thời gian gần đây, thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới cùng với nhiều công nghệ tiên tiến mới được giới thiệu trong quá trình hoạt động và phát triển. Thương mại điện tử (TMĐT) cho phép các công ty thiết lập sự hiện diện thị trường hoặc nâng cao vị thế thị trường hiện tại bằng cách cung cấp chuỗi phân phối rẻ hơn và hiệu quả hơn cho các sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc nghiên cứu các rào cản đối với sự phát triển của thương mại điện tử, đề xuất một số biện pháp để phát triển thương mại điện tử trong hoạt động giao nhận ở Việt Nam là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Một số rào cản đối với sự phát triển của thương mại điện tử:
Vấn đề quan trọng nhất đối với sự phát triển của TMĐT trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng là hàng rào kỹ thuật. Nhiều vấn đề kỹ thuật vẫn còn tồn tại và rõ ràng được coi là rào cản lớn đối với sự phát triển của thương mại điện tử toàn cầu; nhìn chung, chúng đều có bản chất kỹ thuật. Phổ biến là các vấn đề về cơ sở hạ tầng, các vấn đề ở cấp độ tổ chức liên quan đến việc tích hợp các giải pháp thương mại điện tử mới vào các hệ thống cũ, các vấn đề tiêu chuẩn, các vấn đề liên quan đến khả năng của internet và các vấn đề bảo mật[1]….
Xin xem toàn bài tại đây: Một số biện pháp phát triển thương mại điện tử trong hoạt động giao nhận