Tọa đàm về Hiệp định EVFTA và EVIPA tại Hà Lan

0
120
Toàn cảnh buổi Tọa đàm. (Nguồn: ĐSQ VN tại Hà Lan)
Đại sứ Ngô Thị Hòa chụp ảnh kỷ niệm với các đại biểu tại buổi Tọa đàm.

Ngày 18/7/2019, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã phối hợp với Phòng Thương mại Hà Lan – Việt Nam tổ chức Gặp mặt và tọa đàm nhân dịp Việt Nam và EU chính thức ký kết Hiêp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư. Tham dự sự kiện có ông Hans Peter van der Woude, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại và Quản trị kinh tế quốc tế – Bộ Ngoại giao Hà Lan, đại diện các bộ, ngành và gần 40 doanh nghiệp Hà Lan, Đại sứ một số nước EU và ASEAN.

Các đại biểu tham gia Tọa đàm nhấn mạnh Liên minh châu Âu là đối tác quan trọng của Việt Nam. Việc EVFTA và IPA được ký chính thức và đi vào hiệu lực kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam vớí EU nói chung và các nước thành viên EU nói riêng; giúp quan hệ thương mại giữa hai bên tăng trưởng nhanh chóng trong những năm tới với thuận lợi về ưu đãi thuế quan, cơ cấu thương mại giữa hai bên mang tính bổ sung lớn về lợi thế và nhu cầu xuất nhập khẩu, ít mặt hàng đối đầu, cạnh tranh trực tiếp.

Bên cạnh những cơ hội, EVFTA cũng đặt ra những thách thức cho Việt Nam trong việc thực thi các cam kết trên thực tế, từ góc độ đảm bảo các nghĩa vụ cam kết cũng như đảm bảo tận dụng hiệu quà các quyền lợi từ các cam kết này. Các khó khăn chính mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải là: quy tắc về xuất xứ hàng hóa (nguyên liệu phải đáp ứng một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định; nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng xuất khấu của Việt Nam hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN đặt ra yêu cầu cho Việt Nam phải tìm nguồn hàng nhập khẩu nguyên liệu từ EU hoặc phát triển nguồn nguyên liệu nội địa…); các rào cản về an toàn vệ sinh thực phẩm, sở hữu trí tuệ, môi trường, lao động…; các biện pháp phòng vệ thương mại (các biện pháp chống phá giá, chống trợ cấp…); sức ép cạnh tranh từ hàng hóa EU (doanh nghiệp EU có lợi thế hơn về năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thị trường, khả năng tận dụng các FTA, trong khi thương hiệu sản phẩm Việt Nam còn yếu, chất lượng chưa cao)…

Toàn cảnh buổi Tọa đàm.

Để tận dụng tối đa lợi ích của EVFTA và EVIPA, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh; tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để đáp ứng các điều kiện về lao động, sở hữu trí tuệ, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng chính sách thu hút đầu tư của EU vào các lĩnh vực sản xuất và hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam; thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức và năng lực đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi thị trường EU. Về phía cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển dài hạn, bền vững, tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh, quản trị, nguồn nhân lực; xây dựng thương hiệu; tăng cường liên kết với các đối tác trong và ngoài nước đế từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất toàn cầu…

Đại diện Bộ Ngoại giao Hà Lan – ông Hans Peter van der Oud, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại và Quản lý Kinh tế Quốc tế, phát biểu tại buổi Tọa đàm.

Phát biểu về quan hệ kinh tế Việt Nam – Hà Lan, ông Hans Peter van der Woude đánh giá hai bên đã đạt được những kết quả rất tích cực trong thời gian qua. Với vị trí đối tác thương mại lởn thứ 2 và nhà đầu tư trực tiếp EU lớn nhất của Việt Nam, Chính phú Hà Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và ủng hộ việc thúc đẩy EVFTA và EVIPA sớm đi vào hiệu lực nhằm đem lại lợi ích cho các bên liên quan không chỉ trong lĩnh vực thuế quan mà còn giải quyết các vấn đề quan trọng khác như lao động, quyền con người, môi trường, sớ hữu trí tuệ, chất lượng thực vật và sức khỏe động vật…/.

(Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan).

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here