Rủi ro từ việc giảm lãi suất tại Châu Á

0
80

Ngày 18/7/2019 Ngân hàng Trung ương (TƯ) Hàn Quốc tuyên bố giảm lãi suất, nổ phát súng đầu tiên trong các nên kinh tế Đông Bắc Á; cùng ngày Chính phủ Indonesia cũng tuyên bố giảm lãi suất, tổng cộng từ tháng 5/2019 đến nay ở châu Á đã có 6 nước là Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Úc gia nhập hàng ngũ các nước giảm lãi suất, cho thấy làn sóng giảm lãi suất ở châu Á ngày càng mạnh, vấn đề hiện nay là tiếp theo đà này thì rủi ro các nước châu Á lâm vào cuộc chiến tiền tệ lớn đến mức nào? Trung Quốc vốn lâu nay tuyên bố kiên định không giảm lãi suất (hoặc giảm chuẩn) còn có thể kiên trì được bao lâu?

Trước khi trả lời câu hỏi này, cần biết rằng động cơ giảm lãi suất của các nước có thể khác nhau song chủ yếu đều là do áp lực từ suy thoái kinh tế. Ví dụ Hàn Quốc, xuất khẩu đã giảm liên tục 7 tháng, ngân hàng Trung ương đồng thời với tuyên bố giảm lãi suất cũng điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát dự kiến, cho thấy khởi nguồn giảm lãi suât lần này của Hàn Quốc là áp lực suy thoái kinh tế, còn cuộc chiến thương mại với Nhật có thể chỉ tăng thêm tâm lý bi quan của thị trường, khiến ngân hàng Trung ương Hàn Quốc ra quyết định sớm hơn mà thôi.

Điều đáng chú ý là việc giảm lãi suất của Hàn Quốc có lẽ đang tác động đến các nền kinh tế xung quanh (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan). Thứ nhất, tuy Trung Quốc có thị trường nội địa khổng lồ, kinh tế không cần chỉ dựa vào xuất khẩu nhưng về xuất khẩu vẫn có nhiều lĩnh vực cạnh tranh với Hàn Quốc, việc giảm lãi suất sẽ khiến xuất khẩu của Hàn Quốc có ưu thế, sẽ có tác động đến Trung Quốc, nhất là các nền kinh tế xuất khẩu như Nhật Bản, Đài Loan. Thứ hai, một hiệu ứng khác của giảm lãi suất là đồng bản tệ giảm giá hiện đã thể hiện ở đồng Won Hàn Quốc tại phiên sớm ngày 18/7 so với đồng USD, trước áp lực cạnh tranh xuất khẩu, liệu các đồng tiền châu Á có xuất hiện một đợt đua nhau giảm giá mới hay không, sẽ là một rủi ro khác của thị trường châu Á. Thứ ba, như trên đã nói, suy thoái kinh tế là nguyên nhân quan trọng của giảm lãi suất lần này, các nước đua nhau giảm lãi suất có nghĩa rằng kinh tế vĩ mô toàn cầu thực sự không thể lạc quan; trước việc các nước xung quanh đua nhau gia nhập câu lạc bộ giảm lãi suất thì Trung Quốc, vốn cũng đang chịu áp lực kinh tế giảm tốc trong thời gian tới có giảm lãi suất để cứu kinh tế hay không? đã trở thành một trong những dấu hỏi lớn nhất đối với các nhà đầu tư toàn cầu hiện nay.

Đương nhiên các vấn đề nêu trên kỳ thực đều gắn với một nhân tố quan trọng hơn là động thái của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Một khi FED thực sự khởi động chu kỳ giảm lãi suất thì cục diện cạnh tranh giảm giá đồng tiền, cạnh tranh xuất khẩu sẽ càng phức tạp, nói cách khác, chỉ cần Mỹ giảm lãi suất thì ngân hàng Trung ương các nước, kể cả Trung Quốc lúc đó không muốn đi theo e rằng cũng chẳng được.

(Văn phòng Kinh tế – Văn hóa tại Đài Bắc – theo Vượng báo, Kinh tế nhật báo, Liên hợp báo ngày 19/07/2019)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here