Liệu Liên minh châu Âu có thể giúp cải tổ Sáng kiến vành đai con đường của Trung Quốc?

0
84

Sau chuyến thăm Châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Báo Straits Times ngày 3/4/2019 đăng bài về việc liệu Liên minh châu Âu có thể giúp cải tổ Sáng kiến vành đai con đường của Trung Quốc. Nội dung chính của bài viết như sau:

Cùng với việc Ý bất ngờ gia nhập sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) của Trung Quốc gây ra một cú sốc với các nước thành viên EU, dự kiến BRI sẽ chiếm ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh EU-Trung Quốc diễn ra vào ngày 9/4 tới.

BRI do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố năm 2013 đã trở thành một dự án kinh tế lớn nhất thế giới, trải rộng ở hơn 70 quốc gia châu Á, châu Phi và Châu Âu, tập trung chủ yếu vào các dự án cơ sở hạ tầng bao gồm cảng, đường cao tốc, đường sắt, cầu và đường ống dẫn năng lượng cũng như các dự án bất động sản – tất cả đều gắn với Trung Quốc hoặc các thực thể Trung Quốc. Trong khi không dễ để có một định nghĩa về BRI bởi vì phạm vi địa lý và tài chính của BRI còn đang tiếp tục mở rộng, các quan chức Trung Quốc đã ví BRI như một loại hàng hóa công xuyên lục địa mà Trung Quốc, phối hợp với các nước khác cung cấp cho thế giới.

Về lý thuyết, BRI là một sáng kiến mang tính chiến lược mà tất cả người chơi đều có thể hưởng lợi. Nước tiếp nhận thì nhận được những khoản đầu tư rất cần thiết, hạ tầng cứng (do các công ty Trung Quốc rất giỏi xây dựng tạo nên) và công nghệ cũng như lời hứa về tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và tạo nhiều công ăn việc làm hơn. BRI cho phép Trung Quốc xuất khẩu năng lực dư thừa về hàng hóa tư bản như than đá, thép và xi măng – năng lực này dự kiến còn tiếp tục tăng sau biện pháp kích thích kinh tế gần đây. BRI còn có khả năng mở rộng thị trường cho các hàng hóa khác của Trung Quốc lưu thông qua những tuyến đường bộ, đường sắt và cảng biển mới đang được xây dựng. BRI cùng sẽ giúp phát triển những vùng ngoại vi lạc hậu của Trung Quốc như Tân Cương và Vân Nam với thêm nhiều dòng chảy thương mại sẽ đi qua đây.

BRI cũng sẽ giúp Trung Quốc tiếp cận dễ dàng hơn các tài nguyên thiên nhiên mà nước này đang cần như năng lượng và khoáng sản. Nó cùng mở ra khả năng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, đồng tiền có khả năng thay thế đồng đô la Mỹ trong ít nhất là một số giao dịch. Nó cũng hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho các định chế tài chính của Trung Quốc – hiện đang là nhà cung cấp chủ yếu các khoản vay cho các dự án BRI theo các điều khoản thương mại.

Nhưng trên tất cả, BR1 giúp Trung Quốc mở rộng ánh hưởng ngoại giao và chính trị ở nước ngoài, lấp đầy khoảng trống quyền lực xuất hiện do việc Mỹ cẳt giảm viện trợ quốc tế và hướng vào bên trong. Viễn cảnh cùng thắng của BRI nhiều lần được các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh bằng những ngôn ngữ phô trương. Ví dụ, năm ngoái Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã mô tả BRI là một nỗ lực nhằm “xây dựng một cộng đồng có chung tương lai cho nhân loại cùng với tất cả các nước khác trên toàn cầu”.

Bài báo nhìn nhận Lợi ích một phía của BRI cho đến nay:

Trên thực tế, tính đến nay, lợi ích từ nhiều dự án BRI đang diễn ra chỉ là một phía. Khoảng 90% số dự án là do các công ty Trung Quốc xây dựng và chủ yếu sử dụng lao động và nguyên liệu Trung Quốc. Do vậy cái giá cua một vài dự án trong số này trở nên quá đắt đỏ và vượt quá khả năng chi trả lại của nước tiếp nhận. Nhiều dự án đã bị hủy bỏ hoặc thu hẹp quy mô đáng kể. Cụ thể ở châu Á: dự án Kết nối đường sắt Bờ biển phía Đông (East Coast Rail Link) tại Malaysia trị giá 20 tỷ đô la Mỹ – một trong những dự án BRI lớn nhất đã bị chính phủ của liên minh cầm quyền Pakatan Harapan treo lại; dự án cảng nước sâu ở bờ biển phía Tây của Myanmar đã bị cắt giảm chi phí từ 7,3 tỷ đô la Mỹ xuổng còn 1,3 tỷ đô la Mỹ.

Tại Sri Lanka, có một vụ rất lớn cho thấy rõ nguy cơ của các dự án BRI giá cao. Năm 2017, chính phủ Sri Lanka đã bị buộc phải đồng ý cho Trung Quốc thuê cảng chiến lược Hambantora trong 99 năm sau khi chính phủ nước này không thể trả được khoản vay khoảng 8 tỷ đô la Mỹ do Trung Quốc bảo trợ.

Một số nghiên cứu, kể cả của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, đã phát hiện thấy rằng tại một số quốc gia mắc nợ nhiều, các dự án BRI sẽ mang lại rắc rối về sau. Một nghiên cứu của Centre for Global Development, một think-tank có trụ sở tại Washington đã chỉ ra rằng có từ 10-15 quốc gia có thể phải chịu các vấn đề nợ nần do vấn đề tài chính liên quan BRI trong tương lai. Nhiều nước trong số này lại là các quốc gia châu Á, bao gồm Cư-rơ-gưx-tan, Lào, Man-đi-vơ, Mông cổ, Pakistan và Tajikistan.

Các nhà chỉ trích cho rằng nhiều dự án BRI không khả thi về mặt thương mại bởi vì chúng được lựa chọn dựa trên các tính toán chính trị chứ không phải dựa trên nhu cầu thị trường. Họ cũng nêu quan ngại về các tác động tiêu cực về xã hội và môi trường của các dự án này và việc sử dụng các dự án như là phương tiện để Trung Quổc giành được các tài sản chiến lược như hải cảng và tài nguyên thiên nhiên. Họ bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc coi BRI là sáng kiến cùng thắng, cho ràng chỉ có Trung Quốc thắng gấp đôi.

Cho đến nay hầu hết các dự án BRI đều diễn ra ở Nam á, Đông Nam Á và Trung Á, châu Phi và các nước không thuộc EU ở Đông Âu.

Xoay trục sang trái tim của Châu Âu

Trong chuyến thăm Ý thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Ý đã gia nhập BRI và là nước G7 đầu tiên làm như vậy. Một trong những diễn biến quan trọng nhất là ký Thỏa thuận cho phép các công ty Trung Quốc phát triển và nâng cấp các cảng chiến lược Genoa và Trieste. Thỏa thuận ký với Ý được ca ngợi Trung Quốc là một thành công chiến lược. Là nước thành viên sáng lập EU và là nền kinh tế lớn thứ ba EU, sự chấp thuận BRI của Ý không chỉ đem lại cho sáng kiến này một xung lực to lớn về tính chính danh và uy tín mà còn mở ra những con đường mới để Trung Quốc thâm nhập vào trái tim của EU.

Các quan chức Ý ùng hộ BRI, như Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Michele Geraci, tin ràng nó sẽ giúp tăng cường xuất khẩu của Ý sang Trung Quốc và đưa nền kinh tế của nước này ra khỏi sự trì trệ.

Thế nhưng sự gia nhập BRI của Ý không được hoan nghênh rộng rãi. Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ lên án động thái này và tuyên bố trong một đăng tải trên Tweeter rằng việc gia nhập BRI “đã khiến cho cách tiếp cận về đầu tư mang tính vụ lợi của Trung Quốc trở nên chính danh và sẽ chẳng mang lại lợi ích nào cho người dân Ý”.

Trong nội bộ nước Ý, chính phủ đã bị chia rẽ trong vấn đề BRI. Ông Matteo Salvini, thủ lĩnh Đảng Liên minh cánh hữu, thành viên chủ chốt của liên minh cầm quyền tin rằng BRI là một công cụ thực dân hóa cúa Trung Quốc. Ông đã tẩy chay không tham dự buổi lễ đánh dấu việc ký kết Bản ghi nhớ với Trung Quốc cùng như gala dinner diễn ra sau đó.

Hai cường quốc lớn nhất của EU là Pháp và Đức đã rất phiền lòng trước việc Ý đã không tham vấn các nước đối tác EU trước khi tham gia sáng kiến này.

Khi ông Tập thăm Paris trong chặng cuối cùng của chuyến thăm châu Âu, Tống thống Pháp Emmanuel Marcron đã mời Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng như Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cùng tham dự hội đàm với lãnh đạo Trung Quốc. Đây là một tín hiệu cho thấy EU muốn giao thiệp với Trung Quốc với tư cách tập thể thay vì trên cơ sở song phương từng nước một với Trung Quốc – cách thức đem lại cho Trung Quốc nhiều lợi thế hơn trong bất kỳ cuộc đàm phán nào và đây cùng là cách tiếp cận cho đến hiện nay Trung Quốc vẫn sử dụng trong mọi thương lượng về BRI.

Một EU bị chia rẽ

Trong khi hiển nhiên một EU thống nhất phối hợp đưa ra một lập trường chung sẽ là một đối tác đàm phán mạnh hơn so với Ý (hay bất kỳ một nước thành viên EU nào khác) trong các cuộc đàm phán với Trung Quổc thì vấn đề lại nằm ở chỗ trong rất nhiều vấn đề, kể cả với Trung Quốc, EU lại không hề thống nhất.

EU đã không tích cực trong việc cung cấp tài chính cho các cơ sở hạ tầng mà các nước thành viên cần, nhất là các nền kinh tể nhỏ hơn như Hy Lạp – nước đã xin gia nhập BRI năm ngoái sau khi đã nhượng càng Piraeus cho một công ty Trung Quốc. EU cũng không đưa ra được sáng kiến tăng trưởng nào cho các nước thành viên của mình mà vài thành viên trong số đó như Ý, đang liêu xiêu sau suy thoái và chịu những khoản nợ công nặng nề sau một thập kỷ thực hiện các biện pháp kinh tế khắc khổ trong khu vực đồng euro.

Cho đến tháng 9 năm ngoái, EU mới muộn màng đưa ra “Chiến lược kết nối kinh tế Âu-Á” của mình – một chương trình cơ sở hạ tầng với dụng ý rõ ràng là gạt bỏ Trung Quốc và không đề cập gì đến BRI. Tuy nhiên chương trình này vẫn còn sơ khởi, với định nghĩa không rõ ràng và sa đà vào các thủ tục hành chính rườm rà. Do vậy, nểu Ý và các nước thành viên EU khác gia nhập BRI thì cũng một phần do EU đã làm cho họ thất vọng vì không giúp đỡ được gì.

Dù là trong triển khai có nhiều khiếm khuyết song BRI vẫn là một thực tế và dù kết quả như thế nào thì các nước vẫn đang xin gia nhập BRI và nhiều nước sẽ tiếp tục làm như vậy. Trong khi những người chỉ trích BRI đã đưa ra nhiều điểm nhận xét đúng đắn thì việc chỉ thuần túy phàn nàn về BRI sẽ là không đủ. Sáng kiến này đang có thêm nhiều động lực một phần bởi vì các cường quốc khác, đặc biệt là Mỹ cũng như EU đã không ra tay hành động trước các dự án cơ sở hạ tầng cần được cung cấp tài chính và viện trợ phát triển mà nhiều nước đang rất cần.

Trung Quốc sẵn lòng làm điều này và sẽ không ngạc nhiên khi Trung Quốc muốn làm điều đó theo những điều kiện do Trung Quốc đặt ra, cho đến khi nào còn làm được, và sau tất cả, BRI là một ý tưởng kinh doanh. Nếu các cường quốc khác không thích điều này, họ cần có cùng nhau có hành động để mở rộng sự can dự về kinh tế của mình với thế giới với những điều khoản tốt hơn những điều khoản mà Trung Quốc sẵn sàng đưa ra.

Cải tổ BRI

BRI đang mở rộng và điều này diễn ra trong giai đoạn khởi đầu thì BRI có khả năng thay đổi, đặc biệt khi sáng kiến này mở rộng đến các nền kinh tế lớn như Ý. Một mặt các định chế tài chính của Trung Quốc dù là lớn sẽ không thể nào đủ khả năng cung cấp tài chính cho toàn bộ các dự án trong tương lai. Các cơ quan này sẽ phải hợp tác chặt chẽ hơn với các nhà cho vay khác như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á và Ngân hàng đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á.

Những định chế này có các tiêu chuẩn cho vay nghiêm ngặt hơn các định chế tài chính nhà nước của Trung Quốc đặc biệt là về tính bền vững của các dự án cùng với các tác động xã hội và môi trường.

Các dự án BRI cùng sẽ cần thu hút vốn tư nhân, điều này có nghĩa là việc lựa chọn dự án sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các cân nhắc thương mại hơn là chính trị. Khi điều này xảy ra, nỗi lo lắng về nợ sẽ giảm xuống và việc giải quyết nợ sẽ do cơ chế tập thể quyết định, chẳng hạn như thông qua Câu lạc bộ Paris thay vì thông qua thương lượng song phương giữa Bắc Kinh và các nước mắc nợ riêng lẻ.

Nhận xét:

  • Singapore là nước đầu tư lớn vào BRI và cho rằng Singapore sẽ hưởng lợi từ việc đầu tư vào các lĩnh vực giao thông, tài chính, thương mại, viễn thông, logistics là những lĩnh vực Singapore có thế mạnh. Kể từ năm 2015, Singapore đã đầu tư trên 20 tỷ USD vào Sáng kiến Kết nối Trùng Khánh, dự án nằm trong BRI nhằm phát triển khu vực phía Tây của Trung Quốc. Bên cạnh BRI, Singapore cũng đa phương hóa quan hệ kinh tế thương mại thông qua tích cực tham gia Hành lang Phát triển Á – Phi (Asia-Africa Growth Corridor -AAGC), một sáng kiến địa kinh tế được Nhật và Ấn Độ hậu thuẫn, tích cực tham gia CPTPP cũng như ký kết một sổ thỏa thuận thương mại với các đối tác.
  • Singapore cho rằng: Thay vì hủy hoại BRI, EU cũng như Mỹ cần cố gắng hợp tác với Trung Quốc để cải tổ sáng kiến này – làm cho BRI được cơ cấu tốt hơn, minh bạch và mang tính đa phương, giống như một giải pháp cùng thắng thực sự mà BRI có thể trở thành./.

Theo ĐSQVN tại Singapore

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here