Bài viết “Mười xu thế thay đổi lớn của cục diện kinh tế thế giới trong tương lai” của các tác giả Long Quốc Cường, Trương Kỷ, Vương Kim Chiếu, Triệu Phú Quân thuộc Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc Vụ Viện Trung Quốc được đăng trên thời báo kinh tế Trung Quốc ngày 12/02/2019, có nội dung như sau:
Nhìn ra thế giới, chúng ta đang phải đối mặt với thay đổi lớn chưa từng có trong 100 năm qua. 15 năm tới là giai đoạn chuyển đổi lợi thế so sánh của Trung Quốc, là thời kỳ then chốt để Trung Quốc trỗi dậy trở thành một nước lớn mới nổi, cũng là thời kỳ có những điều chỉnh lớn của cục diện quốc tế. Dưới tác động chung của rất nhiều yểu tố, bố cục kinh tế quốc tế sẽ nảy sinh những thay đổi to lớn. về mặt tổng thể, trong 15 năm tới, cục diện kinh tế quốc tế sẽ cho thấy 10 xu thế thay đổi lớn. về điều này, chúng ta cần nhận biết tình hình, nắm vững phương hướng, phát huy ưu thế, bù đắp nhược điểm, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh quốc tế và trong bố cục kinh tế quốc tế mới, tìm kiếm lợi nhuận, tránh tổn hại.
Xu thế 1: Kỉnh tế toàn cầu sẽ rơi vào giai đoạn tăng trưởng tốc độ thấp kéo dài
Trong 15 năm tới, một bộ phận các nước đang phát triển sẽ tiếp diễn tiến trình đô thị hóa. Một cuộc cách mạng kĩ thuật, thành thị hóa mới vẫn sẽ là tiềm lực tăng trưởng trong tương lai của một số nước đang phát triển, đến năm 2035, tỉ lệ đô thị hóa toàn cầu sẽ đạt đến 61.7%. Đây sẽ là một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong tương lai.
Tuy nhiên, cần phải nhìn thấy rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu phải đối mặt với rất nhiều ràng buộc như tốc độ tăng trưởng dân số chậm lại, già hóa dân số nhanh và bảo vệ môi trường ngày một nghiêm ngặt, tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn cầu có thể không hồi phục lại mức độ bình quân trong lịch sử.
Trước tiên, việc tăng trưởng dân số chậm lại và mức độ già hóa dân số trầm trọng sẽ trở thành một yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển. Theo ước tính, dân số toàn cầu sẽ tăng từ 7.35 tỷ (vào năm 2015) lên 8.89 tỷ (vào năm 2035) và 9.77 tỷ (vào nàm 2050). Tỷ trọng dân số cao tuổi toàn cầu (trên 65 tuổi) sẽ từ 8.3% (năm 2015) tăng lên 13.0% (vào năm 2035) và 15.8% (vào năm 2050). Thứ hai, trong lĩnh vực sử dụng tài nguyên năng lượng, sự xuất hiện của các công nghệ mới sẽ thay đổi cục diện cung cấp năng lượng toàn cầu và phân công ngành nghề. Thứ ba, mặc dù nhìn về lâu dài, toàn cầu hóa vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh, nhưng trong tương lai gần, toàn cầu hóa phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Xét một cách tổng thể từ những thay đổi của các nhân tố cơ bản như: công nghệ, thành thị hóa, dân số, môi trường, chúng tôi cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ cho thấy xu thế đi xuống, một thời gian dài trong tương lai có thể sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối thấp. Từ năm 2020 đến năm 2035, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân toàn cầu sẽ vào khoảng 2.6%. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phát triển có khả năng sẽ tiếp tục chậm lại, tốc độ tăng trưởng chung vào khoảng 1.7%, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 50 năm qua; tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển tiếp tục giảm, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt khoảng 4.9%.
Xu thế 2: Đa cực hóa cục diện kinh tế toàn cầu sẽ càng rõ rệt
Xu thế thay đổi đa cực hóa bố cục kinh tế toàn cầu trong 15 năm tới, chủ yếu thể hiện ở các mặt:
Sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi và vai trò của các quốc gia đang phát triển trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng quan trọng hơn. Một số nước ở Châu Á và Châu Phi có khả năng trở thành nước dẫn đầu trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đến năm 2035, quy mô GDP của các quốc gia đang phát triển sẽ vượt qua các nền kinh tế phát triển, chiếm tỉ trọng gần 60% trong nền kinh tế và đầu tư toàn cầu. Trọng tâm của tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chuyển từ Ầu – Mỹ sang Châu Á, đồng thời lan sang các quốc gia và khu vực đang phát triển khác; Mỹ, Nhật và EU vẫn sẽ là cường quốc kinh tế chủ yếu của toàn cầu, sức mạnh của các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục trỗi dậy.
Mỹ sẽ tiếp tục duy trì địa vị siêu cường toàn cầu. Trong thời gian ngắn, nhu cầu tiêu thụ của Mỹ hứa hẹn tiếp tục bùng nổ, trở thành một nhân tố quan trọng hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Dân số Mỹ sẽ duy trì mức độ tăng trưởng thấp, đến năm 2035 số người cao tuổi sẽ lần đầu tiên vượt qua số vị thành niên, đến năm 2050 tổng dân số của Mỹ sẽ đạt gần 400 triệu người. Theo dự báo của Fed, tỉ lệ tăng trưởng GDP của Mỹ trong thời gian dài sẽ vào khoảng 2%. Nhóm nghiên cứu dự đoán rằng, trong tương lai vai trò kinh tế của Trung Quốc sẽ vẫn giữ vị trí quan trọng, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì vị thế là một siêu cường toàn cầu.
Trong 15 năm tới, châu Âu, Nhật Bản vẫn là nền kinh tế quan trọng của toàn cầu, nhưng vai trò sẽ dần giảm xuống. Theo dự đoán của nhóm nghiên cứu, đến năm 2035, bảy nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể chỉ còn sót lại một quốc gia của Châu Âu là Đức và Châu Âu với tư cách là một chỉnh thể vẫn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản trong tương lai sẽ duy trì ở mức độ thấp trong thời gian dài, năm 2035 dự đoán kinh tế Nhật Bản sẽ xếp hạng khoảng thứ 5 trên thế giới.
Xu thế 3: Cách mạng công nghệ mới sẽ định hình lại kết cấu ngành công nghiệp
Cuộc cách mạng kỹ thuật mới với đại diện là công nghệ thông tin và công nghệ số hóa cho thấy, các đặc trưng của phương thức sản xuất thông minh, sản xuất trên nền tảng số hóa, công nghệ sáng tạo mở cửa sẽ đem lại ảnh hưởng vừa toàn diện, vừa sâu sắc đến phân công toàn cầu.
Dự kiến 15 năm tới, công nghệ thông tin và sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật sổ mới nổi sẽ tạo cơ hội cho các nền kinh tế phát triển chậm. Nền kinh tế kỹ thuật số mới nổi sẽ đẩy nhanh việc truyền bá kiến thức đến các nước đang phát triển, giúp nội địa hóa sản xuất và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển. Đồng thời, công nghệ thông tin đang làm thay đổi đặc tính sản xuất, một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sẽ chuyển đổi trở thành công nghiệp tập trung vốn và công nghệ. Điều này không chỉ sẽ làm thay đổi các ngành nghề sử dụng nhiều vốn và kĩ thuật trong cục diện toàn cầu, mà còn đẩy nhanh sự chuyển đổi phát triển của các nền kinh tế. Sự kết hợp của công nghệ thông tin và lợi thế nguồn lực của các nền kinh tế phát triến chậm có thể củng cố những lợi thế của nền kinh tế phát triển chậm.
Xu thế 4: Thương mại quốc tế thể hiện các đặc điểm khác như số hóa
Trong tương lai, toàn cầu hóa kinh tế sẽ phát triển mạnh. Phân công quốc tế không ngừng sâu sắc hơn sẽ là động lực thúc đẩy quan trọng trong phát triển lâu dài của thương mại quốc tế. Sự phát triển của thương mại toàn cầu trong tương lai sẽ bộc lộ rõ xu thế và đặc điểm mới. Chủ yếu thể hiện ở: Hình thức thương mại quốc tể có sự thay đổi, tỉ lệ thương mại sản phẩm kỹ thuật số, thương mại dịch vụ, thương mại nội bộ ngành công nghiệp sẽ nâng cao rõ rệt. Phương thức thương mại cũng thay đổi, dưới sự thúc đẩy của công nghệ thông tin, thương mại điện tử qua biên giới sẽ phát triển nhanh chóng, phương thức thương mại quốc tế mới sẽ cho ra đời mô hình quản lý, giám sát. Cục diện thương mại toàn cầu cũng sẽ nẩy sinh thay đổi, đặc trưng khu vực hóa chuỗi giá trị phân công lao động quốc tế tiếp tục được tăng cường hơn nữa; vị trí của nền kinh tế mới nổi trong thương mại toàn cầu sẽ nâng cao. Trạng thái mất cân bằng thương mại toàn cầu vào khoảng năm 2030 sẽ đạt đến đỉnh điểm, sau đó dần dần cải thiện. Các quy tắc thương mại quốc tế càng nhấn mạnh tới điều chỉnh tiện lợi hóa và tự do hóa với tiêu chuẩn và chất lượng cao.
Xu thế 5: Việc xây dựng quy tắc đầu tư qua biên giới xuất hiện xu thế mới
Xây dựng quy tắc đầu tư qua biên giới sẽ là nội dung quan trọng cần phải hoàn thiện của hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu trong vòng 20 năm tới. Quy tắc đầu tư qua biên giới không ngừng hoàn thiện. Mức độ tự do hóa, tiện lợi hóa sẽ tiếp tục nâng cao. Kim ngạch đầu tư qua biên giới toàn cầu sẽ lên cao trong sự không ổn định. Trong đầu tư qua biên giới, tỉ lệ ngành dịch vụ tăng cao, tỉ lệ ngành sản xuất giảm; tỷ lệ đầu tư tài sản hữu hình giảm và tỷ lệ đầu tư tài sản vô hình tăng. Các công ty đa quốc gia sẽ tiếp tục là lực lượng chính trong các thỏa thuận đầu tư và chuỗi giá trị qua biên giới toàn cầu. sổ lượng các công ty đa quốc gia tại các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục tăng. Địa vị của các nền kinh tế đang phát triển trong đầu tư qua biên giới không ngừng tăng cao.
Xu thế 6: Già hóa dân số toàn cầu tăng nhanh
Phát triển dân số toàn cầu đang trải qua những điều chỉnh sâu sắc. Tăng trưởng dân số nói chung đã chậm lại, mức sinh phổ biến toàn cầu giảm và sự suy giảm ở các nước đang phát triển trở nên rõ rệt hơn. Một số quốc gia từ lâu đã có tỉ lệ sinh thấp. Tình trạng sức khỏe được cải thiện đáng kể, dự tính tuổi thọ dân số nâng cao. Nhìn từ góc độ phân bổ dân số, trong 20 năm tới, tăng trưởng dân số toàn cầu chủ yếu đến từ các quốc gia đang phát triển; tỉ lệ sinh vẫn đối mặt với đà suy giảm; già hóa dân số tăng nhanh, các quốc gia phát triển bước vào giai đoạn già hóa cao, nhìn chung các quốc gia đang phát triển cũng bộc lộ xu hướng già hóa dân số. Kỳ vọng bình quân số năm giáo dục toàn cầu tiếp tục tăng cao, nhưng tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây giảm rõ rệt và tốc độ tiến bộ của các quốc gia thu nhập thấp tương đối chậm.
Đáng chú ý, dự tính đến năm 2035, thu nhập quốc dân bình quân đầu người trên toàn cầu sẽ đạt đến khoảng 16000 đến 18000 USD. Sự suy yếu và già hóa dân số ở các nước phát triển có ưu thế về công nghệ tiếp tục diễn ra, các quốc gia mới nổi tiêu biểu như Trung Quốc vẫn sẽ duy trì ưu thế về tăng tốc tiến bộ công nghệ và nguồn lao động dồi dào, khoảng cách chênh lệch giữa các quốc gia thu nhập cao và các quốc gia thu nhập vừa và thấp vẫn sẽ tiếp tục được thu hẹp. Cùng với việc thu nhập bình quân đầu người được nâng cao, nhóm thu nhập tầm trung sẽ ngày một mở rộng. Nhìn từ góc độ khu vực, trước mắt, một nửa giai cấp trung lưu đều tập trung tại các nền kinh tế phát triển Âu Mỹ, đến năm 2030 khoảng 2/3 sẽ tập trung tại các nước Châu Á và khu vực này, dự tính sẽ vượt qua con số 3.2 tỉ người.
Xu thế 7: Phát triển xanh trở thành xu hướng quan trọng
Những năm gần đây, tỷ suất sản xuất Carbon, năng lượng và nguyên liệu ở đa số các quốc gia phát triển đều tăng cao. Đồng thời, phát triển xanh, ứng phó biến đổi khí hậu cũng có cơ sở tương đối rộng lớn. Nhưng đa số các nước đang phát triển vẫn đối mặt với thách thức nghiêm trọng trong việc phải làm thế nào để cân bằng hài hòa trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Triển vọng đến năm 2035, thực hiện mục tiêu tiếp tục phát triển và thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới, khống chế ô nhiễm, thực hiện phát triển xanh, giảm biến đổi carbon đang trở thành xu thế chính của các nước kinh tế phát triển. Phát triển xanh có ảnh hưởng quan trọng đối với kinh tế quốc tế, hình thành cơ chế trái ngược đối với đổi mới công nghệ, phát triển ngành nghề, giảm thiểu ô nhiễm, thúc đẩy phát triển sáng tạo xanh và công nghiệp xanh, hình thành điểm tăng trưởng kinh tế mới.
Xu thế 8: Kết cấu và bố cục năng lượng toàn cầu sẽ biến đổi sâu sắc
Quan hệ cung – cầu về năng lượng đang xuất hiện những biến đổi sâu sắc. Một là, làm sạch hóa. Những đột phá lớn trong công nghệ khai thác dầu khí đã làm tăng đáng kể năng lực cung ứng tài nguyên dầu khí, dự tính trước năm 2040, khí thiên nhiên toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 45%. Hai là, carbon thấp. Giá thành sản xuất năng lượng tái tạo ngày càng giảm, đến khoảng năm 2020 giá thành sẽ ngang bằng với năng lượng hóa thạch quy chuẩn. Ba là, điện lực hóa. Vai trò của điện lực trong hệ thống năng lượng tương lai của toàn cầu ngày một nổi bật hơn. Bổn là, số hóa. Công nghệ kỹ thuật số đang được ứng dụng rộng rãi trong việc cung cấp nhu cầu năng lượng, sẽ nâng cao năng lực cung cấp năng lượng, hạ thấp vốn, cũng sẽ nâng cao hiệu quả năng lượng, tiết kiệm nguồn vốn. Cách thức phân bổ năng lượng sẽ trở thành phương thức cung cấp năng lượng mới.
Kết cấu cung – cầu năng lượng toàn cầu sẽ có sự biến đổi sâu sắc. Xét từ bố cục nhu cầu năng lượng toàn cầu, theo dự đoán của cơ quan quốc tế, đến năm 2035 nhu cầu năng lượng toàn cầu dự tính tăng khoảng 30%, các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước trong khu vực “một vành đai, một con đường” sẽ trở thành trung tâm tăng trưởng nhu cầu năng lượng toàn cầu trong tương lai, châu Á trở thành nơi nhập khẩu chính về khí đốt tự nhiên và dầu mô toàn cầu. Nhìn từ bố cục cung cấp năng lượng, trừ các nước lớn về xuất khẩu năng lượng truyền thống như OPEC, Nga…, Mỹ sẽ trở thành nước cung cấp mới của năng lượng toàn cầu.
Xu thế 9: Cải thiện tổng thể về an ninh lượng thực toàn cầu.
Tiềm lực tài nguyên nông nghiệp toàn cầu rất lớn, có lợi cho việc bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Dựa theo tính toán của các cơ quan liên quan, vẫn còn một lượng đáng kể đất canh tác tiềm năng trong tài nguyên đất toàn cầu. Thực tế, toàn cầu có thể tận dụng phát triển mở rộng đất canh tác nông nghiệp lên đến 3.5 tỷ ha, trong đó có đến 1.467 tỉ ha đất canh tác tiềm năng vẫn chưa được sử dụng hiệu quả. Nếu xem xét đến việc không ngừng cải thiện về tiến bộ công nghệ nuôi trồng và tính ứng dụng cây trồng, toàn cầu vẫn còn 2.6 tỉ ha đất canh tác nông nghiệp vẫn chưa được sử dụng và phát triển hiệu quả.
Nhìn một cách tổng thể, năm 2035, tình trạng an ninh lương thực nói chung của toàn cầu sẽ được cải thiện, dưới guồng quay tăng trưởng dân số và tăng trưởng kinh tế, mức tiêu thụ lương thực của toàn cầu trong tương lai sẽ vẫn tiếp tục tăng. Đồng thời, bố cục cung – cầu lương thực sẽ được điều chỉnh, thương mại quốc tế lương thực sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng tình hình an ninh lương thực ở một số khu vực vẫn rất nghiêm trọng, vấn đề mất cân bằng giữa các khu vực càng trở nên nổi bật hơn.
Xu thế 10: Trung tâm tài chính quốc tế sẽ đa nguyên hóa
Tiền tệ quốc tế đa nguyên hóa. Đến năm 2035, Mỹ vẫn là quốc gia có sức ảnh hưởng lớn nhất đến toàn cầu, đồng Đô la Mỹ vẫn sẽ nằm ở vị trí nòng cốt trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Cùng với việc đi sâu toàn cầu hóa kinh tế, ngày càng nhiều nền kinh tế gia nhập vào hệ thống tiền tệ quốc tế, phạm vi bao phủ của hệ thống tiền tệ quốc tế cũng phát triển lớn mạnh, tiền tệ quốc tế dần có xu hướng đa nguyên hóa.
Phạm vi ứng dụng của tiền tệ dự trữ siêu chủ quyền sẽ mở rộng hơn nữa, và nhận được sự ủng hộ của xã hội quốc tế. Cơ chế an ninh tài chính của hệ thống tiền tệ quốc tế từ nhiều kênh khác nhau được đẩy mạnh.
Trung tâm tài chính quốc tế đa nguyên hóa. Các trung tâm tài chính ở các nước có thị trường mới nổì với đại diện là Thượng Hải, cỏ vị trí xếp hạng tăng dần trong hệ thống tài chính toàn cầu, đồng thời trực tiếp cạnh tranh với xếp hạng tương đối gần với các thành phố của các nước phát triển. Tuy nhiên, London và New York vẫn sẽ là thành phố trung tâm tài chính chủ yếu của quốc tế. Xu hướng của các trung tâm tài chính phân chia dựa vào khu vực đang dần được củng cố.
(TLSQVN tại Côn Minh – Trung Quốc)