Nợ công châu Âu và khiếm khuyết trong cơ chế chính sách quản lý

0
99

1. Tình hình nợ công tại châu Âu

Theo thống kê tới cuối năm 2016, mỗi người dân thuộc khu vực Eurozone gánh trên vai gần 92 triệu đồng (3,5 triệu EUR) tiền nợ công và con số này tăng lên sau mỗi giây khi mà đầu tư công và các khoản lãi phải trả gia tăng với tốc độ gấp đôi so với sự gia tăng về dân số. Hiện nay, nợ công đang trở thành vấn đề nóng bỏng đối với nhiều quốc gia, nợ công của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) gần 95% GDP, nguy cơ vỡ nợ rất cao. Dù gần đây có vài tín hiệu tích cực cho thấy Chính phủ đang tiến hành cắt giảm đầu tư công và giảm bội chi ngân sách nhưng tỷ lệ nợ công trên GDP của khối EU vẫn tiếp tục tăng lên trong khi kinh tế thì tăng trưởng dường như chững lại và còn suy giảm.

Từ năm 2011-2014, tỷ lệ chi tiêu của Chính phủ so với GDP ngày càng tăng từ mức 27% lên 36% năm 2015 và năm 2016 là 42%. Nợ công của châu Âu được ECB tính toán vào năm 2016 ở mức 128,8 tỷ EUR/ 500 triệu dân chiếm 85,6% GDP. Trong khi đó, các khoản thu ngân sách hàng năm của Chính phủ luôn chiếm tỷ lệ thấp hơn trong GDP so với chi tiêu. Tỷ lệ chi tiêu so với GDP tăng lên đồng nghĩa với nhu cầu chi tiêu của Chính phủ tăng nhanh hơn lượng của cải mà nền kinh tế có khả năng tạo ra. Chỉ số nợ công của châu Âu vô cùng bất ổn. Nợ công đang đe dọa đến đà phục hồi và sự ổn định của nền kinh tế trên toàn thế giới, cho đến nay tình trạng nợ công, thâm hụt ngân sách được giảm thiểu đáng kể song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Với tổng nợ công khoảng 128,8 tỷ EUR trên 500 triệu dân, mỗi người dân EU còng lưng để trả gần 57 triệu EUR. Mỗi đứa trẻ sinh ra ngay lập tức gánh khoản nợ này và dần lũy kế tăng cho đến khi đủ tuổi 18 (đủ tuổi đi bỏ lá phiếu để góp tiếng nói thay đổi chính sách) thì đã phải gánh khoản nợ cả trăm triệu EUR.

Về thành phần, nợ công ở châu Âu bao gồm: Nợ chính phủ, nợ liên chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Cơ cấu nợ công của khu vực EU-zone: nợ chính phủ chiếm 94%, nợ được bảo lãnh chiếm 5% và nợ chính quyền địa phương là 1% với hầu hết là khoản nợ từ chính đồng tiền chung của khu vực – EUR.

Nợ công của châu Âu tăng dần đều qua các năm, số liệu các năm được lấy từ “đồng hồ nợ công” của thế giới thể hiện qua biểu đồ sau:

Từ bảng số liệu trên nhận thấy nợ công năm 2016 đạt 90,3% GDP và dự báo đến hết năm 2017 là 92% GDP. Nợ công trong những năm qua ngày càng tăng cao. Thực tế, mức nợ công của châu Âu đã vượt quá xa so với tiêu chuẩn của khối đề ra. Không chỉ vậy, châu Âu phải tính tới các khoản nợ ngầm bao gồm: các khoản nợ ngân hàng, tiền trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội, trợ cấp giáo dục mà Chính phủ sẽ phải chi trả cho người lao động hay các khoản mà Chính phủ sẽ phải chi trả khi đứng ra bảo lãnh các khoản vay cho những người có thu nhập thấp mà trong tương lai họ không có khả năng thanh toán: lương hưu tăng, có nguy cơ vỡ quỹ an sinh xã hội, trợ cấp xã hội,… Đây là yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.

Những thách thức về nợ công hiện nay cho thấy đã đến lúc cần có một cuộc cải cách tài khóa triệt để và toàn diện nhằm đưa ngân sách dần trở về trạng thái cân bằng nhằm bảo đảm tính bền vững của nợ công và duy trì sự ổn định lâu dài cho nền kinh tế. Vậy để có thể đưa ra được các giải pháp chính sách khả thi, cần phải đánh giá toàn diện thực trạng như đã trình bày ở trên và những khiếm khuyết trong cơ chế quản lý chính sách của EU.

2. Những khiếm khuyết trong cơ chế quản lý chính sách EU

Việc đi vay nợ của Chính phủ là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, khi tính toán nợ, Chính phủ thường không lường trước được ảnh hưởng của yếu tố lạm phát cũng như tình hình kinh tế trong tương lai, chỉ tính các khoản lãi vay theo lãi suất danh nghĩa. Vậy nên thâm hụt ngân sách bị phóng đại.

Việc tính toán nợ công chưa thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất: nợ nước ngoài, nợ trong nước. Nợ nước ngoài do các doanh nghiệp và các địa phương tự đi vay khiến công tác quản lý nợ phân tán, không thống nhất, chi phí giao dịch, chi phí vay cao, thiếu sự phối hợp trong điều hành vĩ mô.

Châu Âu không còn thuộc nhóm nước nghèo, gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình nên các khoản vay ưu đãi ODA cũng giảm dần mà thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn.

EUR mất giá khá nhiều so với đồng tiền của các nước khác vay vốn làm tăng thêm gánh nặng nợ công trong thời kì khủng hoảng.

Nguyên nhân lớn nhất gây ra nợ công chính là việc các quốc gia trực thuộc EU có chung một chính sách tiền tệ nhưng lại có nhiều chính sách tài khóa khác nhau. Điển hình trước khi EUR xuất hiện, những nước như Hy Lạp không những vay phải trả lãi cao, họ cũng không được vay nhiều vì chủ nợ không thích. Nhưng khi họ trở thành một phần của EU, số tiền họ được vay tăng vọt. Những nước nhỏ đột nhiên được tiếp cận số tiền lớn. Hy Lạp và các nước khác trước kia chỉ có thể vay khoản nhỏ với lãi suất tới 18% giờ đây chỉ phải chịu lãi suất bằng với Đức. Tất cả là do: Thẻ tín dụng Đức. Tham gia khu vực EU như việc dùng chung thẻ tín dụng Đức. Chủ nợ tin rằng nếu Hy Lạp không trả được nợ, Đức và các những nền kinh tế trong khối sẽ đứng ra trả hộ vì tất cả sử dụng một đồng tiền chung. Với nguồn tín dụng rẻ, Hy Lạp và các nước khác đã có thể điều chỉnh chính sách tài khóa của họ và tăng chi tiêu tới mức không tưởng.

3. Giải pháp Liên minh châu Âu đã áp dụng nhằm khắc phục những khiếm khuyết

Trong ngắn hạn: Thành lập các tổ chức chính trị để điều tiết chính sách tài khóa.

– Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu (EFS F): Ngày 9/5/2010, 27 nước châu Âu đã đồng ý thành lập Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu, một công cụ tài chính hợp pháp được tài trợ tài chính bởi các thành viên Liên minh châu Âu, nhằm giúp đảm bảo ổn định tài chính tại khu vực châu Âu.

– Cơ chế Bình ổn tài chính châu Âu (EFS M): Ngày 5/1/2011, Liên minh châu Âu thành lập Cơ chế Bình ổn tài chính châu Âu, đây là một quỹ khẩn cấp lấy vốn từ các thị trường tài chính và ngân sách của Liên minh châu Âu dưới sự đảm bảo bởi Ủy ban châu Âu.

– Hiệp ước Brusselss: Ngày 26/10/2011, lãnh đạo 17 nước đã họp tại Brussels và đồng ý xóa 50% nợ cho Hy Lạp bằng quỹ cứu trợ do Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu thực hiện.

– Sự can thiệp của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB): ECB đã thực hiện một số những biện pháp nhằm hạn chế tính bất ổn và nâng cao tính thanh khoản của thị trường tài chính. ECB mua lại các khoản nợ của chính phủ và tư nhân, lên tới 200 tỷ EUR và công bố kế hoạch phân phối các hoạt động tái cấp vốn dài hạn.

– Cải tổ và tái cơ cấu đối với hệ thống tài chính ngân hàng, quản lý nhà nước, tái cấu trúc nền kinh tế, khu vực đầu tư công,…

Trong dài hạn:

– Liên minh Tài khóa châu Âu (European Fiscal Union): Thiết lập một Liên minh Tài khóa trong khu vực Eurozone, với những cơ chế kiểm soát tài khóa chặt chẽ và trừng phạt nghiêm các thành viên trong Hiệp ước của Liên minh châu Âu.

– Cơ chế Bình ổn châu Âu (European Stablity Mech anism): Là một chương trình quỹ cứu trợ dài hạn tiếp theo Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu và Cơ chế Bình ổn tài chính châu Âu. ESM được triển khai vào tháng 7/2012, song hành với EFSF cho đến khi quỹ cứu trợ ngắn hạn này hết hiệu lực vào giữa năm 2013. Nhiệm vụ của ESM là hỗ trợ tài chính cho các thành viên Eurozone vào thời điểm khó khăn, nhằm duy trì sự ổn định tài chính trong khu vực. Các nước thành viên Eurozone đang gặp khó khăn về tài chính có thể vay tiền từ ESM để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công nhưng đổi lại các nước này phải tiến hành cải cách tài chính và tái cơ cấu nền kinh tế.

– Quỹ tiền tệ châu Âu (European Monetary Fund): Thành lập ngày 20/10/2011, là sáng kiến chuyển đổi từ Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu. Quỹ này có thể cung cấp cho các chính phủ trái phiếu châu Âu có lãi suất cố định ở mức thấp hơn một chút so với mức tăng trưởng kinh tế trung hạn. Bên cạnh sự hỗ trợ trực tiếp từ EU và IMF, các quốc gia châu Âu còn phải thực hiện hàng loạt những chính sách thắt chặt ngân sách nhằm cố gắng giảm thâm hụt ngân sách xuống chỉ còn ở mức 3% GDP và tổng nợ công ở mức 60% GDP như giới hạn đã được Hiệp ước ổn định và phát triển đặt ra.

Tóm lại, cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra tại các nước EU là bài học kinh nghiệm quý báu đối với các quốc gia về tầm quan trọng của việc duy trì sự ổn định tài chính vĩ mô. Do vậy, chính phủ các quốc gia cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ thống tài chính nhằm giảm thiểu các khoản vay có độ rủi ro cao. Ngoài ra, cần tăng tiết kiệm trong nước và hạn chế vay nợ nước ngoài quá nhiều để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công cao, đặc biệt là chi cho tiêu dùng và hệ thống an sinh xã hội quá lớn không phù hợp với tiềm lực tăng trưởng của nền kinh tế./.

Nguyễn Trung Kiên (Viện Thông tin Khoa học xã hội)

 

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here