Nông nghiệp chính xác và khả năng triển khai tại Việt Nam

0
72

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống số hóa với sự đột phá trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi nền sản xuất, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Tại các nước phát triển, ngành nông nghiệp đang dần chuyển sang mô hình nông nghiệp chính xác hoặc canh tác chính xác đã đạt được những thành tựu to lớn thông qua CMCN 4.0 trên các mặt như: tăng năng suất, gia tăng sức cạnh tranh sản phẩm nông sản, giải phóng đáng kể sức lao động của người nông dân. Trong bối cảnh chung ấy, ngành nông nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế phát triển đó, mặc dù hiện tại ngành nông nghiệp Việt Nam còn nhiều trở ngại về trình độ công nghệ, lao động, diện tích đất sản xuất… nhưng đã hội tụ được một số tiềm năng nhất định để có thể triển khai nông nghiệp chính xác trong thực tiễn như: người lao động Việt Nam có tinh thần chịu khó học tập; dân số trẻ ngày càng tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin, vị trí địa lý chiến lược, an ninh ổn định, Chính phù ngày càng quan tâm hơn đến khoa học công nghệ…

  1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về nông nghiệp chính xác

1.1 Khái niệm nông nghiệp chính xác

Nông nghiệp chính xác (Precision Agriculture – PA) không còn là một thuật ngữ mới trong nông nghiệp toàn cầu. Thuật ngữ này xuất hiện chính thức lần đầu tiên tại Hội thảo về PA được tổ chức tại thành phố Minneapolis của Mỹ vào năm 1992 và từ đó đến nay, nông nghiêp chính xác đã trở thành chủ đề của nhiều hội nghị trên toàn thế giới. Đặc biệt kể từ năm 1997, hàng năm đều có một hội nghị chuyên đề về nông nghiệp chính xác được tổ chức tại Australia. Thậm chí, Quốc hội Mỹ còn dự thảo một đạo luật về nông nghiệp chính xác vào năm 1997.

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nông nghiệp chính xác, bài nghiên cứu này đưa ra hai định nghĩa chung nhất về nông nghiệp chính xác.

Định nghĩa đầu tiên xuất phát từ Hạ viện Mỹ (D.V.Tran, N.V.Nguyen, 2006). Nông nghiệp chính xác là “Một hệ thống nông nghiệp được xây dựng trên nền tảng tích hợp công nghệ thông tin với quả trình sản xuất để tăng hiệu quả sản xuất, năng suất và lợi nhuận lâu dài, đồng thời giảm thiểu những tác động không mong muốn đối với thế giới hoang dã và môi trường”.

Điểm mấu chốt của định nghĩa này là xác định nông nghiệp chính xác như một chiến lược quản lý toàn bộ trang trại (không riêng cho một lĩnh vực nào) dựa trên nền tảng những ứng dụng công nghệ thông tin. Mục tiêu quản lý của PA hướng tới nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Định nghĩa trên cũng đề cập đến hệ thống canh tác trong nông nghiệp hiện đại có thể bao gồm chuỗi cung ứng từ cổng trang trại đến người tiêu dùng.

Định nghĩa thứ hai do Hiệp hội Máy nông nghiệp Châu Âu (CEMA, 2017) đưa ra, theo đó nông nghiệp chính xác được hiểu một cách chi tiết hơn là việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại (ICT) vào nông nghiệp. Cuộc cách mạng này phối hợp ICT như các thiết bị chính xác, kết nối vạn vật (IoT), cảm biến, định vị toàn cầu, quản lý dữ liệu lớn (Big data), thiết bị bay không người lái (Drone), người máy (robot)…, tạo điều kiện cho nông dân tăng thêm giá trị dưới dạng đưa ra được những quyết định khai thác, quản lý hiệu quả hơn, đó là: 1) Hệ thống thông tin quản lý đáp ứng nhu cầu thu thập, xử lý và lưu giữ, cung cấp dữ liệu cần thiết để thực hiện những chức năng của trang trại; 2) Nông nghiệp chính xác thông qua các hệ thống có thể quản lý độ biến động theo không gian và thời gian để cải thiện hiệu quả kinh tế đầu tư và giảm thiểu tác hại của môi trường.

Một số cách hiểu chưa đầy đủ về nông nghiệp chính xác

Giống như nhiều khái niệm mới, khi đề cập đến nông nghiệp chính xác cũng tồn tại một số cách hiểu chưa đầy đủ như sau: Thứ nhất, nông nghiệp chính xác thường bị nhầm lẫn với việc thiết lập bản đồ năng suất. Tuy nhiên, lập bản đồ năng suất chỉ là một trong các bước đầu tiên hướng tới thực hiện nông nghiệp chính xác; Thứ hai, nông nghiệp chính xác đôi khi được giải thích sai là nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp chính xác chỉ là một trong những công cụ giúp cho nông nghiệp bền vững hơn chứ nó không phải là một giải pháp tổng thể để nông nghiệp bền vững; Thứ ba, sử dụng máy móc và hệ thống quản lý tự động là những ví dụ của áp dụng thành công của nông nghiệp chính xác. Tuy nhiên, đây chi là những công cụ trợ giúp cho nông nghiệp chính xác chứ bàn thân chúng không phải là nông nghiệp chính xác.

1.2. Những lợi ích mà nông nghiệp chính xác mang lại

Hiện nay rất nhiều quốc gia trên thế giới đã chuyển đổi mô hình phát triển nông nghiệp sang mô hình nông nghiệp chính xác bởi một số lợi ích tiềm năng mà mô hình nông nghiệp mới này mang lại như sau:

Thứ nhất, theo dõi các thông số lý hoá của đất và thực vật bằng cách đặt các cảm biến (độ dẫn điện, nitrat, nhiệt độ, sự bốc hơi, bức xạ, độ ẩm của lá và đất…) có thể đạt được điều kiện tối ưu cho sự phát triển của cây trồng.

Thứ hai, lấy dữ liệu trong thời gian thực: Việc áp dụng các thiết bị cảm biến trong sẽ cho phép người nông dân giám sát liên tục các thông số canh tác và sẽ cung cấp các dữ liệu cần thiết theo thời gian thực, đảm bảo trạng thái cập nhật trên cánh đồng và thông số cây trồng tại mọi thời điểm.

Thứ ba, tự động hóa việc quản lý cánh đồng: Hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS) trong nông nghiệp chính xác sẽ cho biết các điều kiện tốt nhất về các loại đất và cây trồng cụ thể. Ngoài ra hệ thống này sẽ đưa ra thời điểm tốt nhất cho việc tưới tiêu cũng như cho biết tỉ lệ bón phân bao nhiêu là đủ.

Thứ tư, tiết kiệm thời gian và chi phí: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ trở nên tối ưu hơn và tiết kiệm hơn do những ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp chính xác sẽ mang đến những phương pháp đo trực tiếp. Dữ liệu từ các bộ cảm biến tự động được truyền đến một máy chủ trung tâm để xử lý và đưa ra những tư vấn. Những tư vấn đó sẽ được chuyển tới người nông dân qua điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay, thậm chí qua email hoặc tin nhắn SMS khi họ có nhu cầu tưới tiêu, bón phân hoặc giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong trang trại của họ. Điều này sẽ làm giảm chi phí về sử dụng nước, thuốc trừ sâu và tất cả những hoạt động khác.

Thứ năm, nâng cao được nhận thức của cộng đồng: Các công nghệ trong nông nghiệp chính xác không chỉ làm cho năng suất và lợi nhuận tăng lên mà còn nâng cao nhận thức của công chúng và các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.

Nhìn chung, nông nghiệp chính xác dường như mang lại nhiều lợi ích cho nông dân và chủ sở hữu đất, những người quyết định sử dụng công nghệ để quàn lý cánh đồng của mình.

1.3.    Nền tảng công nghệ chủ yếu của nông nghiệp chính xác

Nông nghiệp chính xác muốn vận hành được trong thực tế cần phải dựa trên nền tảng của một số công nghệ chủ yếu sau:

Hệ thống định vị chính xác cao (GPS) (High precision positioning Systems) là công nghệ chính để đạt được độ chính xác khi điều khiển xe trên các cánh đồng canh tác, công nghệ này sẽ cung cấp khả năng định vị bất cứ nơi nào trên trái đất, bất cứ lúc nào dưới bất kỳ điều kiện nào. Các hệ thống định vị sẽ ghi lại vị trí của các cánh đồng canh tác bằng tọa độ địa lý (vĩ độ và kinh độ) từ đó sẽ định vị và điều hướng phương tiện nông nghiệp trên một cánh đồng với độ chính xác lên tới 2cm.

Hệ thống lái tự động (Automated steering Systems) cho phép thực hiện các thao tác lái xe trên các cánh đồng một cách chính xác mà không cần người nông dân điều khiển. Những công nghệ này sẽ làm sẽ làm giảm những sai sót cùa con người trong quá trình vận hành các thiết bị máy móc trên các cánh đồng canh tác. Hệ thống tự lái bao gồm:

+ Hệ thống lái được hỗ trợ từng phần với sự trợ giúp của các hệ thống định vị vệ tinh như GPS sẽ cho phép lái xe chính xác hơn nhưng nông dân vẫn cần phải điều khiển bánh xe.

+ Hệ thống lái tự động kiểm soát toàn bộ tay lái cho phép người lái không phải điều khiển bánh xe trong suốt quá trình vận hành.

+ Hệ thống dẫn đường thông minh cung cấp các mô hình lái khác nhau (hướng dẫn) phụ thuộc vào hình dạng của cánh đồng và có thể được sử dụng kết hợp với các hệ thống trên.

Cảm biến và cảm biến từ xa (Sensors and remote sensing) thu thập dữ liệu từ xa để đánh giá tình trạng đất và sức khoẻ cây trồng (độ ẩm, chất dinh dưỡng, sự đầm chặt, bệnh cây trồng). Cảm biến dữ liệu có thể được gắn trên máy di động. Công nghệ này là kết hợp với hệ thống xử lý tín hiệu bằng công nghệ thông tin là không thể thiếu trong nông nghiệp chính xác, như cảm biến về ẩm độ đất, về lượng đạm (N) trong đất, về mức độ dịch hại…, như quang phổ kế đất (Shibusawa, 2001). Cảm biến về năng suất cây trồng có thể lập trước thông qua các chỉ tiêu gián tiếp như màu lá cây, chiều cao cây… hoặc trực tiếp khi máy gặt đập liên hợp làm việc bằng cách đo lưu lượng hạt chảy vào thùng chứa, kết hợp với định vị GPS.

Công nghệ biến đổi tỉ lệ (Variable rate technology – VRT). VRT là công nghệ cho phép người nông dân kiểm soát và biến đổi các yếu tố đầu vào trong quá trình canh tác tại một địa điểm cụ thể. Các thành phần cơ bản của công nghệ này bao gồm: máy tính, phần mềm, bộ điều khiển và hệ thống định vị toàn cầu khác nhau (DGPS). Có ba cách tiếp cận cơ bản để sừ dụng VRT: dựa trên bản đồ, cảm biến và hướng dẫn sử dụng.

+ Lập bản đồ địa lý (Geomapping). Công nghệ này có thể được sử dụng để lập bản đồ hiện trạng chính xác của từng cánh đồng theo ô cây trồng, đất đai, cò dại, sâu bệnh, để hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật và quản lý.

+ Internet vạn vật (Internet of Things – IoT). Đây là một trong những thuật ngữ mới nhất trong những năm gần đây, công nghệ này được hiểu một cách đơn giản là một tập hợp các thiết bị (thiết bị kết nối và thiết bị thông minh) có khả năng kết nối với nhau, với internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Công nghệ này ứng dụng trong nông nghiệp giúp mọi đồ vật có thể kết nối được với nhau. Nhờ IoT, bạn có thể lắp đặt các đầu cảm biến bất kỳ chỗ nào bạn muốn, trên mặt đất, dưới nước, trong phương tiện đi lại, để thu thập dữ liệu cần thiết, ví dụ độ ẩm của đất hay tình trạng cây trồng. Dữ liệu thu thập được sẽ được lưu trữ vào máy chủ hay hệ thống điện toán đám mây. Nông dân có thể dùng máy tính bảng, điện thoại di động để truy cập số liệu này qua internet. Tùy điều kiện, nông dân có thể điều khiển các thiết bị được kết nối một cách thủ công hoặc hoàn toàn tự động để thực hiện các thao tác mong muốn. Ví dụ, nếu muốn tưới cây, người nồng dân có thể lắp đặt đầu cảm biến độ ẩm để tự động kích hoạt bơm nước khi nước bị thiếu ở một mức nhất định.

  1. Khả năng triển khai nông nghiệp chính xác tại Việt Nam

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đem đến nhiều cơ hội, đồng thời thách thức cho các quốc gia trên thế giới trong việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam trước thách thức bắt nhịp với cách mạng công nghiệp 4.0 buộc phải triển khai áp dụng công nghệ vào nhiều lĩnh vực sản xuất, trong đó có nông nghiệp. Để nông nghiệp Việt Nam có thể chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp chính xác cần phải nghiên cứu những trở ngại cũng như tiềm năng của Việt Nam trong việc triển khai nông nghiệp chính xác trong thực tiễn.

2.1 Những trở ngại khi triển khai PA tại Việt Nam

Để nông nghiệp Việt Nam có thể triển khai áp dụng mô hình nông nghiệp chính xác như các quốc gia trên thế giới, chúng ta cần phải khắc phục và vượt qua một số trở ngại sạu đây:

Thứ nhất, mô hình phát triển nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam còn dựa quá nhiều vào sức lao động và tài nguyên (đất đai, nước…), tỉ lệ áp dụng khoa học công nghệ còn thấp. Điều này dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp.

Thứ hai, sản xuất nông nghiệp hiện nay của Vỉệt Nam quá manh mún, như theo lời Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường là “13,8 triệu hộ nông dân và 7,8 triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ”. Chính điều này đã cản trở việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

Thứ ba, lực lượng lao động trong nông nghiệp ờ Việt Nam chiếm tỉ lệ quá cao và năng suất lại thấp. Hiện tại ở Việt Nam, 1 người làm nông nghiệp chỉ nuôi được 2-2,5 người trong khi ở các nước phát triển, 1 lao động nông nghiệp nuôi được 100-150 người. Do chất lượng lao động nông nghiệp thấp, lao động qua đào tạo ở khu vực nông thôn chi đạt 11,2%, nên năng suất lao động ở Việt Nam chỉ bằng 1-1,5% so với các nước phát triển (H.Nguyên, 2017).

Thứ tư, sản xuất nông nghiệp vẫn theo lối manh mún, không tạo lập được chuỗi sản xuất do vậy không kiểm soát được chất lượng cũng như không truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm.

Thứ năm, cơ sở hạ tầng nông nghiệp chưa phát triển biểu hiện qua việc hệ thống giao thông tại các vùng sản xuất tập trung không đồng bộ và còn nhiều bất cập; hệ thống thủy lợi thiết kế chủ yếu phục vụ cho cây lúa mà chưa thể hỗ trợ cho sản xuất các loại cây khác. Thương mại điện tử phát triển một cách tự phát không theo một chiến lược bài bản để có thể trở thành một kênh phân phối hiệu quả cho sản phẩm nông sàn làm ra.

2.2. Những tiềm năng để cỏ thể triển khai nông nghiệp chính xác ở Việt Nam

Bối cảnh hiện nay chính là thời cơ thuận lợi nhất cho Việt Nam chuyển đổi mô hình nông nghiệp từ phát triển dựa quá nhiều vào sức lao động và tài nguyên sang mô hình phát triển dựa vào nền tảng công nghệ. Hiện nay, Việt Nam đã hội tụ được một số tiềm năng cơ bản sau:

Thứ nhất, có quyết tâm chính trị cao từ Chính phủ cho đến các bộ, ban, ngành trong việc khuyến khích và thúc đẩy phát triển nông nghiệp chính xác. Điều này được thể hiện qua hàng loạt định hướng và quyết sách trong thời gian qua như: Ngân hàng Nhà nước mới đây đã có quyết định về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30 của Chính phủ (kêu gọi các ngân hàng dành dự toán 100.000 tỉ đồng để cho vay ưu đãi đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp an toàn). Tính đến tháng 7/2017, Ngân hàng Nhà nước đã giải ngân 27.700 tỉ đồng cho các khoản vay phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đây là nguồn động viên rất lớn, kịp thời đối với các doanh nghiệp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đặt ra yêu cầu ngành nông nghiệp phải xác định các công nghệ cần ưu tiên phát triển trung hạn và dài hạn để đón đầu các xu hướng công nghệ mới trên thế giới. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và phát triển các công nghệ sản xuất mới; xây dựng chiến lược chuyển đổi sổ, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển nông nghiệp thông minh…

Thứ hai, lao động Việt Nam được quốc tế ca ngợi là cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và đặc biệt lực lượng lao động đang trong thời dân số vàng, nhất là những người trẻ thế hệ 8x, 9x và sau nữa đã có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận, làm việc ngay trong môi trường kinh tế số, kinh tế internet; thậm chí chỉ số này còn cao hơn hẳn so với nhiều nước đang phát triển khác. Đây có thể coi là một tiềm năng lớn cho Việt Nam trong việc triển khai PA khi nguồn nhân lực có thể dễ dàng vận hành cũng như sáng tạo những công nghệ mới một cách có hiệu quả.

Thứ ba, Việt Nam ngày càng hội nhập một cách sâu rộng với quốc tế, thể hiện qua việc tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đặc biệt là EVFTA và CPTPP. Đây là thuận lợi đặc biệt chưa từng thấy trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Mức độ mở cửa thị trường và hội nhập của Việt Nam được đánh giá chỉ đứng sau Singapore, Hồng Kông, trong đó có những lĩnh vực chúng ta mở còn mạnh dạn hơn như nhà ở, đất đai. Điều này tạo điều kiện cho Việt Nam có thể tiếp cận được những thành tựu công nghệ mới nhất về nông nghiệp chính xác với chi phí ngày càng rẻ hơn.

Thứ tư, trong thời gian qua Việt Nam đã bước đầu triển khai việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp tại một số tỉnh, thành như: Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Hà Nội… bước đầu đã đem lại hiệu quả về chất lượng sản phẩm, tăng năng suất cũng như khả năng cạnh tranh ngay trong nước và xuất khẩu. Đây sẽ là những tiền đề cần thiết cho việc triển khai nông nghiệp chính xác với quy mô lớn ở các địa phương của Việt Nam.

Thứ năm, Việt Nam luôn được quốc tế ca ngợi là một quốc gia an ninh, chính trị ổn định với những cam kết ngày càng tăng cường của Chính phủ về bảo vệ quyền lợi, quyền tài sản của các nhà đầu tư quốc tế vào làm ăn. Vì thế, những năm qua rất nhiều nguồn vốn đổ vào Việt Nam thông qua đầu tư trực tiếp FDI, ODA, hay đặc biệt các quỹ đầu tư tăng vốn liên tục thời gian gần đây để mua cổ phiếu các công ty trong nước thông qua thị trường chứng khoán. Đây là thuận lợi rất lớn cho Việt Nam huy động các nguồn vốn cũng như kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp chính xác.

Thứ sáu, cộng đồng 4,5 triệu kiều bào ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước có nền công nghệ phát triển như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật… sẽ trở thành lợi thế rất lớn cho Việt Nam trong việc triển khai nông nghiệp chính xác trong thời gian tới, nếu chúng ta biết tận dụng nguồn lực này, bởi vì kiều bào đa phần có nền tảng tri thức cao, nguồn vốn dồi dào, đặc biệt họ có lòng yêu nước và luôn muốn đóng góp cho quê hương. Bên cạnh đó, rất nhiều du học sinh xuất sắc của Việt Nam sẽ về nước đóng góp không ngừng tăng lên mỗi năm.

Cuối cùng, Việt Nam hiện đã thử nghiệm rất nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin dành cho lĩnh vực nông nghiệp. Từ các giải pháp riêng lẻ cho từng khâu sản xuất tới những giải pháp tích hợp nhiều tính năng hơn như đo đạc các thông số của môi trường không khí, độ ẩm đất, lượng mưa của Mimosa TEK, Hệ thống SmartAgri giúp quản lý sản xuất nông nghiệp từ giai đoạn ươm mầm, xuống giống đến thu hoạch và bảo quảií theo quy trình chuẩn của Global Cyber Soft Vietnam, Hệ thống trồng trọt thủy canh của Hachi…

2.3 Những lĩnh vực nông nghiệp cỏ khả năng triển khai cao nhất

Trong rất nhiều các lĩnh vực nông nghiệp, có lẽ với điều kiện hiện nay của Việt Nam, chúng ta nên tập trung triển khai mô hình nông nghiệp chính xác cho một số lĩnh vực cơ bản sau:

Chăn nuôi bò sữa, lợn, gia cầm; một số ngành thủy sản như: tôm, cá da trơn quy mô công nghiệp. Các ngành hàng này đòi hỏi quy mô diện tích không lớn, đang có những mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi từ sản xuất đến xuất khẩu, nên dễ dàng ứng dụng công nghệ của nông nghiệp chính xác như: tự động hóa, sử dụng robot… Trong thủy sản có thể ứng dụng hệ thống canh tác kết hợp thủy sản và rau củ quả.

Sản xuất hoa và rau, củ, quả là những ngành hàng có công nghệ tự động hóa khâu sản xuất cây giống, cơ giới hóa làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch; phân bón và tưới nước kết hợp; chế phẩm giúp sản xuất trái vụ; công nghệ bảo quản tiên tiến (khí hậu điều khiển, sấy lạnh…). Với hoa cần thêm công nghệ giữ hoa tươi lâu. Với cây ăn quả cần lựa chọn những cây với sản xuất quy mô tập trung, có công nghệ và thị trường như thanh long, cam, dứa…

Sản xuất nấm ăn, dược liệu: đây là những sản phẩm nông nghiệp có thể sản xuất quy mô công nghiệp với giá trị gia tăng cao trong các hệ thống sản xuất được điều kiền cả về khí hậu và kỹ thuật canh tác, chiếm diện tích quy mô không lơn. Ưu tiên công nghệ chiết tách các hoạt chất mang dược tính cao như nano cucumin hoặc tỉnh dầu gấc, nhân sâm… tiến tới tìm kiếm hoạt chất có chức năng chữa bệnh và làm đẹp.

Trong sản xuất lúa, có thể áp dụng các công nghệ đã được kiểm chứng ở nước ngoài như ứng dụng viễn thám trong quản lý sản xuất và sâu bệnh, công cụ quản lý cây trồng trên điện thoại thông minh.

Sản xuất cà phê, hồ tiêu: ưu tiên cho tự động hóa trong sàn xuất cây giống; cơ giới hóa làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch; phân bón và tưới nước kết hợp có điều khiển; sử dụng chế phẩm giữ ẩm, chế phẩm quản lý bệnh phát sinh từ đất, chế phẩm giúp quả chín đồng loạt; công nghệ chế biến sâu.

Kết luận

Nông nghiệp trong kỷ nguyên cách mạng số cần phải thay đổi theo mô hình nông nghiệp chính xác là điều không thể đảo ngược. Việt Nam là một quốc gia có thể mạnh về nông nghiệp cần phải có chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể để có thể vượt qua những trở ngại và nắm bắt được những tiềm năng và lợi thế của mình để triển khai một cách thành công mô hình nông nghiệp chính xác vào trong thực tiễn./.

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here