CHÍNH SÁCH VAY VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG PARK CHUNG HEE (1961-1979) (Phần cuối)

0
192

2.3. Kết quả của chỉnh sách

Tùy theo từng thời điểm, chính sách này đạt được những kết quả khác nhau. Mặc cho những cố gắng của chính phủ ương năm 1962 đến năm 1965, các khoản vay của chính phủ chỉ đạt 65 triệu USD, khoản vay thương mại chỉ đạt 57,7 triệu USD, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không vượt quá 6,4 triệu USD và chỉ đạt 30,3% so với kế hoạch đề ra.

Trong các nước viện trợ và cho Hàn Quốc vay vốn để phát triển kinh tế, Mỹ vẫn chiếm vị trí số 1 với tổng số tiền viện trợ về kinh tế trong giai đoạn 1961-1978 là 1,487 tỷ USD. Đồng thời, các khoản vay chính phủ, khoản vay thương mại của Mỹ dành cho Hàn Quốc trong từng giai đoạn được thể hiện cụ thể như trong bảng

Bảng 1: Chỉ tiêu đề ra và tình trạng thực tế thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 1962 – tháng 9 năm 1965

Đơn vị: triệu USD, % 

Kế

hoạch

(B)

Tình trạng thực tế (A)

gía thực tế (A)

Tỷ lệ A/B
Tổng số Khoản vay chính phủ Khoản vay thương mại Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1962 50,0 7,1 7,1 14,2
1963 88,7 72,3 43,2 23,6 5,5 81,5
1964 112,2 23,0 11,6 10,9 0,5 20,5
T1-T9/1965 78,1 26,7 3,2 23,1 0,4 34,2
Tổng cộng 426,0 129,2 65,0 57,7 6,4 30,3

Nguồn: (Lee Cheon Soo (2013), Dự án mô hình hóa kinh nghiệm phát triển kinh tế 2012: Kinh nghiệm quản lý và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Viện Chính sách quốc tế và Bộ Kế hoạch Tài chính, Hàn Quốc), tr 32.

Bảng 2: Khoản vay của Chính phủ Mỹ dành cho Hàn Quốc
trong giai đoạn 1966-1978

Đơn vị: Triệu USD

1966-1972 1973-1978
Khoản vay thương mại 607 1.548
Khoản vay chính phủ 685 867

Nguồn: (Lee Cheon Soo (2013), Dự án mô hình hóa kinh nghiệm phát triển kinh tế 2012: Kinh nghiệm quản lý và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Viện Chính sách quốc tế và Bộ Kế hoạch Tài chính, Hàn Quốc), tr. 38-39, tr 45-46.

Bảng 3: Tình hình sử dụng tiền viện trợ của Chính phủ Nhật Bản cho việc nhập máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho Hàn Quốc trong giai đoạn 1966-1975

 Đơn vị: nghìn USD, %

Viện trợ không hoàn lại Viện trợ hoàn lại
Lĩnh vực Số tiền sử dụng Tỷ lệ % trên tổng số Lĩnh vực Số tiền sử dụng Tỳ lệ % trên tổng số
Vốn tài sản 121.136 40,4 Vốn tài sản 200.000 100
Nông lâm nghiệp 36.548 12,2 Nông lâm nghiệp 2.309 1,2
Ngành thủy hải sản 27.176 9,1 Ngành thủy hải sản 113.275 56,8
CN khoáng sản 31.438 10,4 Vốn xã hội gián tiếp 83.966 42,0
Khoa học kỹ thuật 20.125 6,7
Vốn xã hội gián tiếp 6.029 2,0
Nguyên vật liệu 132.825 44,3 Nguyên vật liệu
Phí ngân hàng và 45.859 15,3 Phí ngân hàng và
tài khoản ngân hàng tài khoản ngân hàng
Tống cộng 300.000 100 Tống cộng 200.000 100

Nguồn: (Lee Cheon Soo (2013), Dự án mô hình hóa kinh nghiệm phát triển kinh tế 2012: Kinh nghiệm quản lý và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Viện Chính sách quốc tế và Bộ Kế hoạch Tài chính, Hàn Quốc), tr. 34.

Ngoài ra, từ năm 1965, Hàn Quốc và Nhật Bản chính thức bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, do đó từ năm 1966 đến năm 1975, Nhật Bản đã đồng ý chi các khoản bồi thường thiệt hại cho chiến tranh như viện trợ không hoàn lại cho Hàn Quốc 300 triệu USD, khoản cho vay chính phủ là 200 triệu USD. Trong đó, 40,4% khoản viện trợ không hoàn lại và toàn bộ khoản vay có hoàn lại được sử dụng để đầu tư cho lĩnh vực máy móc và các yếu tố cần thiết để phát triển nông nghiệp và sản xuất công nghiệp, đồng thời, số lượng máy móc nhập khẩu bằng số tiền này chiếm lần lượt 28% và 10,7% trên tổng số lượng máy móc được nhập khẩu vào Hàn Quốc trong năm 1966 và 1967. Như vậy, số tiền bồi thường của Chính phủ Nhật Bản cũng đã đóng góp lớn trong việc tái tạo cơ sở vật chất cần thiết để tạo nên nền tảng phát triển cho kinh tế Hàn Quốc. Điều này đã được thể hiện rõ trong bảng 4.

Đồng thời, khi xem xet việc sử dụng số tiền bồi thường chiến tranh của Chính phủ Nhật Bản trong từng ngành, ta thấy có khoảng 278 triệu USD tức là 55,6% số tiền này bao gồm 54,8% tiền viện trợ không hoàn lại và 56,9% tiền viện trợ có hoàn lại được sử dụng cho lĩnh vực công nghiệp khoáng sản và khoảng 18% số tiền bồi thường được sử dụng cho vốn xã hội gián tiếp và các ngành công nghiệp dịch vụ khác. Đặc biệt, việc xây dựng nhà máy tổ hợp thép Pohang, một trong những hạng mục được Tổng thống chú trọng cũng sử dụng 119 triệu USD, chiếm khoảng 43% tổng số tiền hỗ trợ của Nhật Bản dành cho công nghiệp khoáng sản. Số tiền này cũng chiếm tới 23% trên tổng số tiền quốc tế hỗ trợ để xây dựng nhà máy này và đóng góp lớn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án trong chiến lược phát triển công nghiệp lần thứ nhất từ năm 1968 đến năm 1973.

Bảng 4: Tình hình sử dụng thực tế số tiền hỗ trợ của Nhật Bản cho từng ngành công nghiệp trong giai đoạn 1966-1975          

Đơn vị: nghìn USD, %

Ngành công nghiệp Viện trợ không hoàn lại Viện trợ hoàn lại Tổng số
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ
Nông lâm nghiệp 36.548 12,2 2.309 1,2 38.875 7,8
Thủy hải sản 27.176 9,0 27.176 5,4
Công nghiệp khoáng sản 164.263 54,8 113.275 56,9 277.988 55,6
Khoa học kỹ thuật 20.125 6,7 20.125 4.0
Vốn xã hội gián tiếp và các ngành dịch vụ khác 6.029 2,01 83.966 41,9 89.995 18,0
Ngành khác 45.859 15,3 45.589 9,2
Tổng số 300.000 100 200.00 100 500.00 100

Sau năm 1966, việc thu hút vốn đầu tư ngoài tăng lên là 227 triệu USD còn các nước ngoài phát triển nhanh chóng nhờ các khoản viện trợ của Mỹ và Liên Hợp Quốc khoản vay của chính phủ và khoản vay đạt 552 triệu USD. Con số này cũng giảm thương mại. Từ năm 1966 đến năm 1972, số tiền khoản vay của chính phủ đạt 1,13 tỷ USD, viện trợ này giảm xuống còn 5 triệu USD. khoản vay thương mại đạt 1,95 tỷ USD. số tiền bồi thường và viện trợ từ Nhật Bản Trồng số đó, các khoản vay ngân hàng là vẫn duy trì ở mức 211 triệu USD.

Năm 1973, khủng hoảng dầu mỏ xảy ra gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế toàn cầu khiến cho nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài gia tăng. Chính vì thế, trong giai đoạn từ năm 1973 đến 1978, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng gấp 3 lần so với thời kỳ trước và đạt 740 triệu USD, các khoản vay của chính phủ và khoản vay thương mại cũng theo xu hướng đó gia tăng từ 3 đến 5 lần, đồng thời do nền kinh tế trong thời kỳ này đã đạt những kết quả nhất định nên Hàn Quốc cũng không còn nhận các khoản viện trợ của Mỹ hay Nhật Bản nữa. Tuy nhiên, Mỹ và Nhật Bản vẫn đứng đầu về các khoản vay hỗ trợ phát triển kinh tế cho Hàn Quốc trong giai đoạn này.

Bảng 5: Tình hình thu hút vốn đầu tư chủ yếu trong giai đoạn 1973-1978

Đơn vị: triệu USD

1973 1974 1975 1976 1977 1978 1973-1978
Khoản vay chính phủ 403 385 477 713 636 817 3.431
Khoản vay thương mại 461 603 801 839 1.241 1.913 5.858
Khoản vay các tổ chức tín dụng 49 218 200 131 300 328 1.226
Đầu tư trực tiếp nước ngoài 193 163 1 62 85 102 101 704
Tổng số 1.104 1.369 1.540 1.768 2.279 3.159 11.219

 

Đây cũng là giai đoạn Chính phủ Hàn Quốc thực hiện kế hoạch phát triển dài hạn thông qua dự án xây dựng làng mới (Saemaul Undong) và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nên các khoản vay của chính phủ được phân bố 2,585 tỷ USD cho việc tăng cường vốn xã hội gián tiếp, sau đó là 696 triệu USD cho việc phát triển khu vực nông thôn, nhập máy móc thiết bị phục vụ cho ngành nông nghiệp và thủy sản. Còn 150 triệu còn lại được sử dụng dành cho ngành công nghiệp chế tạo. Ngược lại, các khoản vay thương mại lại được dành chủ yếu cho việc phát triển ngành công nghiệp chế tạo với 4 tỷ 44 nghìn USD và 1,727 tỷ USD cho vốn xã hội. Còn 87 triệu ÙSD còn lại được dành cho việc phát triển ngành nông nghiệp và thủy sản.

Tóm lại, nhờ những phương châm hoạt động đúng đắn, chính sách vay vốn đầu tư trong giai đoạn 1961-1979 đã giúp Hàn Quốc thu hút thêm nhiều khoản viện trợ và cho vay nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật góp phần tạo nền tảng cơ bản vực dậy nền kinh tế giúp nước này vượt qua cảnh nghèo nàn, lạc hậu và tạo nên kỳ tích sông Hàn như ngày nay.

Nguyễn Ngọc Mai

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here