Cần phê chuẩn sớm nhất Hiệp định thương mại giữa châu Âu và Việt Nam

0
86

Đối diện với thách thức của cuộc chiến tranh thương mại do Tổng thống Mỹ D.Trump phát động, cùng với việc phản đối mạnh mẽ toàn cầu hóa của tầng lớp trung lưu tại Mỹ, EU đã phản ứng bằng việc ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương tương tự như đã ký với Canada Hiệp định kinh tế thương mại toàn diện (CETA). Tháng 7/2018, Ủy ban Châu Âu EC đã ký hiệp định đối tác kinh tế thương mại với Nhật Bản nhằm hình thành không gian kinh tế thế giới đầu tiên. Theo tinh thần đó, EC cũng đã ký 3 hiệp định thương mại với 3 nước đang tăng trưởng mạnh là Singapo, Mexico và Việt Nam.

Tuy nhiên, những hiệp định này hiện vẫn nằm trong vòng “mê cung”  của các thể chế EU, trong khi những nước liên quan đang tìm kiếm các triển vọng mới cho xuất khẩu để thay thế thị trường Mỹ. Đối với trường hợp Việt Nam, nước này cũng muốn tìm giải pháp để đối phó với tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lên nền kinh tế Trung Quốc và như vậy cũng ảnh hưởng tới tăng trưởng của Việt Nam, hiện ở mức 7%, một trong những mức cao nhất thế giới. Hiện 1/3 thương mại của Việt Nam là trao đổi với Trung Quốc và Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ 42 tỷ USD trong tổng số 215 tỷ USD là doanh thu từ xuất khẩu.

Việc phê chuẩn EVFTA, được ký tháng 12/2015, vẫn bế tắc. Hiệp định này đem lại nhiều lợi thế cho các nước thành viên EU như giảm rất mạnh thuế hải quan, nhất là trong lĩnh vực rượu, rượu vang và xe hơi, việc công nhận chỉ dẫn địa lý được bảo vệ hoặc việc áp dụng các tiêu chuẩn cao về môi trường. Sự chậm chạp về hành chính trong công tác dịch thuật hiệp định và việc tiếp tục thảo luận tại Nghị viện châu Âu không thể là những lý do đầy đủ để giải thích cho việc bế tắc của Hiệp định, một Hiệp định được chính Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker cũng như Cao ủy thương mại EC Cecilia Malmström đưa lên hàng ưu tiên.

Do vậy, EVFTA cần được phê chuẩn và có hiệu lực, không được chậm trễ, nếu không châu Âu có thể bị xa rời khỏi khu vực châu Á có mức tăng trưởng cao nhất thế giới khi các nước châu Á đang tìm kiếm những đối tác chiến lược mới trước việc Mỹ rút đi. Tính tin cậy về thương mại của EU, nay đang được đặt cược trong hiệp định này, sẽ là một chủ đề chiến lược trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp Edouard Philippe vào đầu tháng 11/2018 này, trước khi Tổng thống Pháp thăm Việt Nam vào năm 2019 tới.

Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Pháp (theo Les Echos, ngày 31/10/2018).

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here