[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”ĐÔNG TI-MO” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]
[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion][vc_btn title=”Tải về dạng PDF” style=”custom” custom_text=”#666666″ align=”center” i_align=”right” i_icon_fontawesome=”fa fa-file-pdf-o” button_block=”true” add_icon=”true” link=”url:%23|||”]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan tình hình nền kinh tế

Timor Leste đang phấn đấu trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030. Tuy nhiên, Timor Leste vẫn đối diện với nhiều thách thức kinh tế lớn. Nước này vẫn là một trong những nước phụ thuộc dầu nhiều nhất thế giới với doanh thu từ dầu khí chiếm 70% GDP và gần 90% tổng doanh thu của chính phủ từ năm 2010 đến 2015. Để bớt phụ thuộc vào dầu mỏ, chính phủ buộc phải thực hiện cải cách ở nhiều lĩnh vực: thu hút đầu tư nước ngoài, cải cách hành chính, tạo môi trường tốt hơn cho kinh doanh, đa dạng hóa nền kinh tế, tạo thêm việc làm cho người dân, đồng thời tập trung phát triển hai ngành du lịch và nông nghiệp.

Tỉ lệ người nghèo của Timor Leste cũng là một thách thức khi 2/3 dân số của nước này trên tổng số 1,3 triệu dân số sống dưới 2 USD/ngày, do vậy đây vẫn là một trong những nước nghèo nhất trong khu vực. Hầu hết dân số Timor Leste sống ở khu vực nông thôn và phụ thuộc rất nhiều vào nền nông nghiệp tự cung tự cấp với rất ít hoặc không tiếp cận được với thị trường. Tuy nhiên theo thông tin gần đây từ WB, tỷ lệ đói nghèo của Timor Leste đã giảm rõ rệt. Mặc dù đói nghèo vẫn là tình trạng phổ biến nhưng tốc độ giảm nghèo tăng nhanh hơn nhiều nước trên thế giới.

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế

Tăng trưởng GDP trung bình hàng năm từ 4% đến 6% nhờ có sự tăng trường của ngành dầu khí. Tuy nhiên, trong năm 2017, GDP của Timor Leste sụt giảm mạnh (-2%), GDP theo đầu người chỉ đạt 1,299 USD. Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng GDP của Timor Leste trong năm 2018 ở mức 3% và có thể đạt 5,5% vào năm 2019; tỉ lệ lạm phát năm 2018 ở mức 2%, năm 2019 ở mức 3%. Về chỉ số kinh doanh, Timor Leste xếp hạng thứ 175 trong số 189 nước trong bảng xếp hạng năm 2016 của Ngân hàng Thế giới (WB).

Trong những năm gần đây, sản xuất dầu giảm, do đó nguồn thu từ dầu của chính phủ giảm. Trở ngại lớn nhất hiện nay là làm sao để nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững, lấy kinh tế tư nhân làm trung tâm. 41% người dân Timor Leste vẫn đang sống dưới chuẩn nghèo quốc gia và vẫn còn nhiều gia đình phụ thuộc vào các chương trình trợ cấp của chính phủ. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong khi khu vực tư nhân lại chỉ chiếm 10% tổng GDP phi dầu khí.

Một số ngành kinh tế trọng điểm

Theo số liệu từ CIA World Factbook, ngành nông nghiệp của Timor Leste chiếm 9,4% GDP, ngành công nghiệp chiếm 57,8% và ngành dịch vụ chiếm 31,3% (theo CIA World Factbook).

Dầu khí vẫn là nguồn thu lớn nhất của Timor Leste. Doanh thu từ dầu khí chiếm 70% GDP và gần 90% tổng doanh thu của nước này từ năm 2010 đến 2015.

Cùng với dầu khí, cà phê cũng là một trong hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Timor Leste, xu hướng xuất khẩu cà phê đều tăng trong 10 năm trở lại đây, tuy nhiên trong năm 2017 có chững lại do thười tiết xấu ảnh hưởng đến sản xuất.

Du lịch cũng là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của nước này. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới phản ánh số lượng các chuyến bay tới Timor Leste tăng cao trong thời gian vừa qua cho thấy thị trường khách tham quan quốc tế quan tâm nhiều hơn tới đất nước này.

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

Về thương mại: Trong năm 2016, Timor Leste xuất khẩu 58,1 triệu USD và nhập 539 triệu USD, cán cân thương mại thâm hụt 480 triệu USD (theo OEC).

Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Timor Leste là dầu thô (36 triệu USD), cà phê (16,8 triệu USD), quần áo cũ (450 nghìn USD), máy bay, máy bay trực thăng (372 nghìn USD) và mì ống (371 nghìn USD). Mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất của nước này là phương tiện vận tải (20,5 triệu USD), xe hơi (20,4 triệu USD), xi măng (18,4 triệu USD), thuốc lá (18,3 triệu USD) và xe xây dựng lớn (18 triệu USD).

Về thị trường xuất khẩu hàng của Timor Leste: đứng đầu là Thái Lan (33,7 triệu USD), Hoa Kỳ (5,32 triệu USD), Singapore (4,16 triệu USD), Bỉ-Luxembourg (3,07 triệu USD) và Canada (2,31 triệu USD). Về thị trường nhập khẩu: đứng đầu là Indonesia (225 triệu USD), Trung Quốc (164 triệu USD), Singapore (41,6 triệu USD), Úc (25 triệu USD) và Thái Lan (14,9 triệu USD).

Về đầu tư: Theo số liệu từ WB, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Timor Leste trong năm 2014 đạt 49,3 triệu USD nhưng đến năm 2015 chỉ còn 40 triệu USD, sau đó giảm mạnh xuống mức 3,8 triệu năm 2017. Indonesia, Australia, Mỹ, Nhật, Italia, Thái Lan vẫn là các quốc gia dẫn đầu nguồn đầu tư nước ngoài FDI vào lĩnh vực đầu khí. Trong lĩnh vực khác, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia và Australia có lượng đầu tư tư nhân lớn nhất. Hiện chính phủ Timor Leste đang đẩy mạnh đào tạo nhân lực, hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý với những chính sách ưu đã để sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư nước ngoài.

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư

Trong những năm gần đây, Timor Leste đã tích cực mở rộng quan hệ hợp tác song phương, tích cực tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực và xa hơn. Timor Leste chưa là thành viên chính thức của WTO, nhưng được trao quy chế quan sát viên WTO từ năm 2016; một Nhóm công tác cũng đã được lập ra để thúc đẩy việc gia nhập WTO của Timor Leste.

Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên

Trong Kế hoạch phát triển chiến lược (Strategic Development Plan) của Timor Leste, các lĩnh vực được chú trọng là dầu khí, nông nghiệp, xây dựng, viễn thông và du lịch.

Chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh

Trong những năm gần đây, chính phủ Timor Leste luôn cố gắng đưa ra các giải pháp cải cách hệ thống kinh tế và tài khóa cho phù hợp với thực tiễn nhằm đạt điều kiện gia nhập ASEAN. Tuy nhiên hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện các cơ chế luật lệ không đủ, cùng bộ máy tham nhũng nặng nề, cơ sở hạ tầng thấp kém là rào cản lớn của các nhà đầu tư vào Timor Leste. Mặc dù chính phủ đưa ra các sáng kiến đầu tư nhằm giải quyết phần nào những khó khăn trên như chính sách miễn thuế 5 năm, 8 năm hoặc 10 năm cho các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư có thể đầu tư vào bất kỳ ngành nghề nào trừ dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng, sản xuất vũ khí và các khu vực bảo tồn tự nhiên vì đó là lĩnh vưc do nhà nước kinh doanh. Chính phủ Timor Leste cũng không khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhưng cũng không cấm điều này.

Ở Timor Leste không có đặc khu kinh tế nhưng có một vùng đặc biệt để phát triển kinh tế xã hội có tên là Oecusse, theo luật số 3/2014, vùng đặc biệt này sẽ ưu tiên cho các hoạt động kinh tế có trọng tâm phát triển kinh tế xã hội, tăng cường chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.

Các FTA chính hiện đang tham gia

Theo thống kê của ADB, Timor Leste hiện chưa ký FTA với bất cứ đối tác nào. Hiện nay, Timor Leste và Bồ Đào Nha đã ký thỏa thuận Bảo vệ tương hỗ và đẩy mạnh đầu tư (Agreemetn on Mutual Protection and Investment Promotion), Hiệp định đầu tư song phương với Đức năm 2005 (Bilateral Investment Treaty) và Qatar năm 2012 nhưng các Hiệp định này chưa có hiệu lực. Tuy nhiên, những năm qua, Timor Leste đã tích cực mở rộng quan hệ hợp tác song phương, thiết lập các mối quan hệ đối ngoại năng động với các nước trong khu vực và xa hơn. Quốc gia này cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc xây dựng đất nước, đảm bảo sự ổn định chính trị, cải thiện tốc độ phát triển kinh tế.

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

Cho đến nay, Timor Leste chưa có luật cạnh tranh và chống độc quyền cũng như luật quốc hữu hóa và đền bù.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Timor Leste ở mức khiêm tốn, nhưng có nhiều triển vọng. Năm 2014 kim ngạch hai chiều đạt 31 triệu USD; đến năm 2017, kim ngạch thương mại hai chiều của ta và Timor Leste giảm xuống còn 23 triệu USD. Hiện Việt Nam đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia xuất khẩu vào Timor Leste (theo VietnamPlus) .

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta sang nước này là gạo, một số thời gian khác có thêm mặt hàng thủy sản (theo Tổng cục Hải quan). Hiện ta chưa nhập khẩu mặt hàng nào từ Timor Leste về Việt Nam.

Đầu tư

Tập đoàn Viettel là doanh nghiệp Việt đầu tiên và duy nhất cho đến nay đầu tư và Timor Leste. Telemor thành lập năm 2013 thu được nhiều thành tựu, đặc biệt là giải thưởng “Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất năm ở khu vực châu Á, Australia và New Zealand” của Giải thưởng Kinh doanh quốc tế năm 2015 thuộc tổ chức Stevie Awards (Mỹ). Hiện Telemor đang dẫn đầu thị trường viễn thông với hơn 55% thị phần và phủ sóng hơn 96% diện tích của Timor Leste.

Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Môi trường cho biết, Timor Leste luôn chào đón và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, hợp tác tại Timor Leste.

Các Hiệp định, thỏa thuận đã ký kết

  • Trong năm 2015, Bộ Công Thương Việt Nam đã cùng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Môi trường Timor Leste ký kết bản ghi nhớ thương mại gạo. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong công tác xúc tiến xuất khẩu, tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác thương mại gạo giữa hai nước, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm đầu ra cho mặt hàng gạo. Trước đó, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Timor, Việt Nam và Timor Leste cũng ký kết một thỏa thuận thương mại, tuy nhiên thỏa thuận này chưa được phía bạn phê duyệt.

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường Timor Leste” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Với dân số khoảng 1,3 triệu người, tuy dung lượng thị trường không lớn nhưng Timor Leste là thị trường mới, nhiều tiềm năng. Trữ lượng dầu mỏ phong phú, giàu tài nguyên gỗ và đang phải nhập khẩu hầu hết lương thực thực phẩm, hàng may mặc và hàng tiêu dùng khiến Timor Leste trở thành một thị trường rất nhiều tiềm năng cho việc hợp tác cũng như xuất khẩu cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, khai thác chế biến lâm sản, trao đổi thương mại sản phẩm lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định doanh nghiệp Việt Nam sẽ là đối tác đáng tin cậy của phía Timor Leste không chỉ ở mặt hàng nông sản, thủy sản, gạo mà còn cả ở các mặt hàng dệt may, da giày, điện tử. Việt Nam cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên khai thác và thúc đẩy hoạt động đầu tư, thương mại tại Timor Leste.

Du lịch cũng là một lĩnh vực đầu tư đáng chú ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên hiện tại chưa có nhà đầu tư Việt Nam nào đầu tư vào lĩnh vực này tại Timor Leste. Cùng với nông nghiệp và dầu khí, du lịch là một trong ba lĩnh vực mà Timor Leste sẽ tập trung để tạo ra giá trị gia tăng và đa dạng hóa nền kinh tế, giảm dần sự phụ thuộc vào doanh thu từ khai thác dầu khí. Mặc dù được thiên nhiên ưu đã với những bãi biền và rừng núi hoang sơ, thích hợp với loại hình du lịch khám phá, hiện các cơ sở kinh doanh lữ hành của Timor Leste chỉ đủ năng lực đón nhận được vài nghìn du khách nước ngoài. Nước này sẽ chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.

[vc_custom_heading text=”Một số vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận, thâm nhập thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu, thuế xuất

TradeInvest là văn phòng một cửa cung cấp các dịch vụ như: cấp giấy phép, các thủ tục về thuế, cơ hội đầu tư, hoặc kết nối nhu cầu nhập khẩu với các thủ tục phù hợp. Đây là văn phòng thuộc Cơ quan hợp tác đầu tư và xuất khẩu có website là www.investTimorLeste.com, website này cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư vào 5 lĩnh vực là: dầu khí và khoáng sản, nông nghiệp và thủy sản, du lịch, công nghiệp chế biến và cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, có thể tham khảo thêm:

  • Website Phòng Thương mại và Xuất khẩu Timor Leste về các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu: investTimorLeste.com
  • Website Bộ tài chính Timor Leste về chính sách thuế và thuế suất: mof.gov.tl

Tập quán kinh doanh

Các doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư vào Timor Leste cần tìm hiểu kỹ về chính trị, xã hội và pháp luật của đất nước này. Trong đó, văn hóa là yếu tố quan trọng và căn bản mà doanh nghiệp phải quan tâm. Là đất nước gần như hoàn toàn theo đạo Thiên Chúa, Timor Leste có thể cởi mở hơn Indonesia nhưng lại khá bảo thủ, là tính cách bản địa của người xứ đảo. Một thuận lợi của doanh nghiệp Việt là sự tương đồng về tinh thần cách mạng trong con người Timor Leste, thêm vào đó các nước ASEAN cũng được ưu tiên hơn là các nước xa xôi như Trung Quốc. Việc chính phủ quá ưu ái cho các doanh nghiệp Trung Quốc hiện cũng khiến người dân bất bình và có cái nhìn không thiện cảm, cho rằng người Trung Quốc chỉ biết khai tách tài nguyên của Timor Leste mà thôi.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Bộ Công Thương

Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: +84 24 22205425

Fax: +84 22 22205518

Đại sứ quán Timor Leste tại Việt Nam

Địa chỉ: số 51 Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: +84 24 62782972

Fax: +84 24 62782973

Email: embassy.tl.vietnam@gmail.com

Tại Timor Leste

Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, kiêm nhiệm Timor Leste

Địa chỉ: JL. Teuku Umar No. 25, Menteng, Jakarta Pusat 10350, Indonesia

Điện thoại: +62 21 3158537