[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”NI-GIÊ-RI-A” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]
[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Nigeria là quốc gia trọng điểm của khu vực ở Tây Phi, với dân số 190 triệu người (2017), chiếm 15,51% dân số châu Phi, xếp thứ 7 trên thế giới. Nigeria là một quốc gia đa sắc tộc và văn hoá đa dạng.

Hệ thống pháp luật dựa theo luật của Anh, luật hồi giáo Tổng thống/Thủ tướng Thiếu tướng Muhammadu BUHARI trúng cử và tuyên thệ từ 29/05/2015. Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người đứng đầu chính phủ. Trong thời gian cầm quyền, Tổng thống Muhammadu BUHARI đã có các ưu tiên về chống tham nhũng, tăng cường an ninh, giải quyết nạn thất nghiệp, đa dạng hóa nền kinh tế, nâng cao mức sống của người dân. Chính phủ trung ương cho phép tự trị một cách đáng kể cho các tiểu bang. Tình hình chính trị của Nigeria hiện cơ bản ổn định trong năm cuối điều hành của Tổng thống Muhammadu Buhari. Nigeria sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 3 năm 2019. Tham nhũng là vấn đề quốc nạn tại đất nước này, Chính phủ vẫn chưa đề ra các biện pháp ngăn chặn. Hoạt động của nhóm khủng bố Boko Haram vẫn xảy ra nhiều ở vùng Đông Bắc Nigeria và đồng bằng sông Delta, mặc dù đã bị Quân đội đẩy lùi. Một số phần tử ly khai vẫn đang tìm mọi cách để thành lập nhà nước độc lập Cộng hòa Biafra.

Bất bình đẳng về thu nhập đã ảnh hưởng xấu đến giảm nghèo. Sự phân chia Bắc-Nam đã mở rộng trong những năm gần đây, do sự nổi dậy của nhóm khủng bố Boko Haram và sự thiếu phát triển kinh tế ở phía bắc của đất nước. Đa số người dân Nigeria vẫn sống trong cảnh đói nghèo, không được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản của Chính phủ. Thiếu cơ hội việc làm là cốt lõi của mức nghèo đói, bất bình đẳng trong khu vực, và tình hình bất ổn xã hội và xã hội tại Nigeria.

Tình hình phát triển kinh tế của Nigeria

Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế

Về kinh tế, Nigeria là quốc gia có trữ lượng khí thiên nhiên, và là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất châu Phi. Kinh tế Nigeria đang trong tình trạng suy giảm, mặc dù tăng trưởng GDP đã vượt qua mốc âm. Đồng tiền bản địa (Naira) mất giá so với đồng Đô la Mỹ, không có sự biến động lớn về tỷ giá Đô la Mỹ với tiền địa phương. Do sự điều hành của chính phủ và ngân hàng nhà nước, Nigeria đã có những chính sách, biện pháp bình ổn thị trường.Vì thế, tỷ giá được duy trì ổn định trên 20 tháng liên tiếp tính đến thời điểm hiện tại (tháng 6/2018), ở mức 305 – 306 Naira/01 USD. Tuy nhiên mức chênh lệch tỷ giá ngoại tệ (USD), giữa khu vực nhà nước với khu vực chợ đen khá cao khoảng 18%, cụ thể ở mức 360 – 362 Naira/01 USD.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của Nigeria từ năm 2006 – 2016, đã tăng trung bình 5,7% mỗi năm. Tuy nhiên do giá dầu biến động, khiến mức tăng trưởng GDP năm 2016 âm (-) 1,58%. Trong ba năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP của Nigeria có chiều hướng tăng dần: từ (-) 1,58% (2016), lên  (+) 0.43% (2018), năm 2018, dự kiến GDP tăng (+) 3,5%. Riêng khu vực sản xuất tăng trưởng trung bình 8,5% trong năm 2018. GDP trong ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân hàng năm là 6,9%, trong giai đoạn 2017-2020, đảm bảo tự cung tự cấp đối với mặt hàng lương thực chủ yếu, bao gồm cả gạo.Nigeria đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP đến năm 2020đạt (+) 9,9%.

Tăng trưởng dự kiến ​​sẽ tạo cơ hội cho các khoản đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản, công nghiệp, khai khoáng, xây dựng và dịch vụ. Chính phủ Nigeria thúc đẩy sức mạnh của khu vực tư nhân, thúc đẩy sự gắn kết quốc gia và hòa nhập xã hội. Các mục tiêu bao gồm khôi phục và duy trì tăng trưởng, xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, đạt được mục tiêu về an ninh lương thực, cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, đảm bảo cung cấp điện năng, thúc đẩy công nghiệp hóa tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về tỷ lệ lạm phát của Nigeria: trong 3 năm 2015, 2916 và 2017 có xu hướng tăng dần theo 2 con số: 9,01%, 15,63% và 16,55%. Trong 5 tháng đầu năm 2018, lạm phát có xu hướng giảm còn 13,38%.

Một số ngành kinh tế trọng điểm của Nigeria

(Số liệu thống kê Q4/2017 – Cục Thống kê QG Nigeria)

Khai thác và xuất khẩu dầu thô là ngành kinh tế đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế Nigeria, chiếm chiếm tỷ trọng cao nhất là 54,04%, tiếp là ngành sản xuất hàng dệt-may, ô-tô, đường tinh luyện, chiếm tỷ trọng 21,01%; Sản phẩm dầu mỏ khác: 14,36%; Nguyên liệu 5,27%; Nông-Lâm-Thủy sản: 4,52%; Mỏ và khai khoáng: 0,65%; Hàng hóa về năng lượng: 0.16%.

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

Các thị trường xuất khẩu chính và mặt hàng xuất khẩu chính của Nigeria

Nigeria xuất khẩu vào 10 thị trường chính, bao gồm:Ấn Độ: 15,73%;  Hoa Kỳ: 12,84%; Hà Lan: 10,56%; Pháp: 610%; Tây Ban Nha: 7,57%; Indonesia: 4,69%; Nam Phi: 4,55%; Canada: 4,17%; Anh: 3,04%; Italia: 3,03%; Các quốc gia khác: 26,08%.

Các thị trường xuất khẩu chính của Nigeria
(Nguồn: Cục Thống kê quốc gia Nigeria – Q.4/2017)

Ấn Độ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Nigeria, chiếm thị phần 17,44%; kế đến là Hoa Kỳ, chiếm 13,92%; Tây Ban Nha là đối tác lớn thứ ba của Nigeria, chiếm thị phần 9,96%. Các quốc gia xuất khẩu khác của Nigeria chiếm thị phần 26,08%.

Các đối tác nhập khẩu và mặt hàng nhập khẩu chính của Nigeria

Đối tác nhập khẩu lớn nhất của Nigeria là Trung Quốc: 22 %; kế đến là Bỉ: 9,04 %; Hoa Kỳ: 8,96 %; Ấn Độ: 6,41 %; Hà Lan: 5,93 %; Anh: 4,11 %; Đức: 3,40 %; Pháp: 2,87 %; Tây Ban Nha: 2,58%; Nga: 2,31 %; Các quốc gia khác: 28,73 %. Mười đối tác nhập khẩu này, chiếm 71,27% kim ngạch nhập khẩu của Nigeria.

Các đối tác nhập khẩu chính của Nigeria
(Nguồn: Cục Thống kê quốc gia Nigeria – Q.4/2017)
Các mặt hàng, giá trị và tỷ trọng xuất nhập khẩu của Nigeria
(Nguồn: Cục Thống kê quốc gia Nigeria – Q.4/2017)

Trong bài phát biểu về chương trình hành động năm 2018, Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari tuyên bố Nigeria sẽ hạn chế nhập khẩu gạo từ năm 2018, để khuyến khích sản xuất lúa gạo trong nước. Thực hiện chỉ đạo này, Chính phủ liên bang Nigeria đã cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu gạo, khuyến khích người dân tiêu thụ gạo nội địa. Nigeria là nước sản xuất gạo lớn nhất châu Phi nhưng cũng là nước nhập khẩu gạo lớn nhất châu lục này.

Đầu tư tại Nigeria

Theo số liệu của Ủy ban xúc tiến đầu tư Nigeria (Nigerian Investment Promotion Commision – NIPC), tính đến hết tháng 9/2017, Nigeria kêu gọi được 41,7 tỷ USD vốn đầu tư vào 87 dự án, tại 28 bang, trên tổng số 36 bang.

Những quốc gia có số vốn đầu tư nhiều nhất tại Nigeria gồm:

1) Na uy: 10,04 tỷUSD. Đầu tư vào các lĩnh vực: Tái tạo năng lượng, dịch vụ, dầu mỏ và gas;

2) Anh: 6,15 tỷ USD. Đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất thực phẩm đóng gói, đồ uống, đồ vệ sinh cá nhân, thuốc tân dược; dầu và gas;

3) Hoa Kỳ: 5,10 tỷ USD. Đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất (thực phẩm đóng gói, đồ uống, đồ vệ sinh cá nhân, thuốc tân dược v.v…), bất động sản, dầu, gas, giáo dục, dịch vụ và năng lượng.

4) Malaysia: 2,54 tỷ USD. Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất; dầu, gas.

5) Trung Quốc: 2,10 tỷ USD. Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất

6) Nhật Bản: 1,50 tỷ USD. Đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, điện tử, khoáng sản, sản xuất thực phẩm đóng gói, đồ uống, đồ vệ sinh cá nhân, thuốc tân dược; năng lượng tái tạo.

7) Indonesia 1,50 tỷUSD. Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phân bón; dầu và gas.

8) Các quốc gia khác: 5,81 tỷ USD. Đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất (đồ uống, thực phẩm đóng gói), điện, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, xây dựng (khu thương mại tự do), dịch vụ (tái tạo rác thải), cơ khí.

Một số chính sách ưu đãi về đầu tư và ưu đãi cụ thể theo từng ngành

(i) Giảm thuế thu nhập từ 3 – 5 năm (95 hoạt động niêm yết);

(ii) Nghiên cứu và phát triển: 20% tín dụng thuế đầu tư vào doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn chi cho nghiên cứu và phát triển (R & D);

(iii) Trợ cấp đầu tư tái xây dựng: 10% chi phí thực tế phát sinh đối với nhà máy và thiết bị;

(iv) Sử dụng khí: Phụ cấp đầu tư bổ sung 35% – không làm giảm giá trị tài sản;

Ưu đãi cụ thể theo ngành

(i) Nông nghiệp: 20% mức thuế suất thuế thu nhập trong 5 năm không chuyển lỗ;

(ii) Khoáng sản rắn: Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm (công ty mới);

(iii) Điện: Thỏa thuận bảo lãnh rủi ro từng phần (MIGA)

Không đánh thuế nhập khẩu (0%) và không thu thuế VAT (0%) đối với

i) Thiết bị và máy móc nông nghiệp, sử dụng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, máy bay thương mại và phụ tùng nhập khẩu để sử dụng tại địa phương;

(ii) Máy móc nhập khẩu để phát triển tài nguyên khoáng sản rắn.

Không đánh thuế nhập khẩu (0%)

Đối với máy phát điện và phân phối điện

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại

Định hướng lớn trong chính sách kinh tế – thương mại

Nigeria tập trung vào chính sách sản xuất hàng hóa không phải dầu mỏ:

– Nhóm ưu tiên A gồm:(i) Hóa dầu & Methanol;  (ii) Đậu tương;  (iii) Đường; (iv) Bông & Sợi; (v) Phân bón Nitơ & Ammonia; (vi) Dầu cọ;  (vii) Gạo; (viii)Cao su; (ix) da; (x) Ca cao; (xi) Vàng;

– Nhóm ưu tiên B gồm: (i) Chuối; (ii) Điều; (iii) sắn; (iv) Xi măng và Clinkers; (v) Đậu; (vi) Gừng; (vii) Cam; (viii) Vừng; (ix) Bơ hạt mỡ; (x) Gia vị; (xi) Cà chua (tươi và một phần xử lý)

Các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) Nigeria hiện đang tham gia

Năm 2000, Nigeria và Hoa Kỳ đã ký Hiệp định Khung Thương mại và Đầu tư (TIFA). Ngoài ra Nigeria có các hiệp định đầu tư song phương với Algeria, Áo, Bulgaria, Canada, Trung Quốc, Ai Cập, Ethiopia, Pháp, Phần Lan, Đức, Ý, Jamaica, Montenegro, Hà Lan, Hàn Quốc, Kuwait, Romania, Nga, Serbia, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uganda và Vương quốc Anh. Mười lăm (15) trong số các hiệp định này gồm Trung Quốc, Pháp, Phần Lan, Đức, Ý, Hàn Quốc, Hà Lan, Romania, Serbia, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan và Vương quốc Anh, đã được cả hai bên phê chuẩn. Thông tin chi tiết có thể tham khảo tại trang web: https://www.export.gov/article?id=Nigeria-Bilateral-Investment-Agreements

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật của Nigeria

Để hạn chế nhập khẩu, bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước, các Bộ, ngành, cơ quan thuộc chính phủ Nigeria đã áp dụng một số biện pháp hành chính, thuế quan và rào cản kỹ thuật thương mại như sau

Biện pháp hành chính
Cấm nhập khẩu

Để bảo hộ sản xuất trong nước, giảm nhập siêu, Nigeria ban hành cấm nhập khẩu 25 mặt hàng.Chi tiết 25 mặt hàng cấm nhập khẩu tại đường dẫn sau đây:

https://www.customs.gov.ng/ProhibitionList/import.php

Hạn chế nhập khẩu

Để giảm nguồn chi ngoại hối, và bảo hộ sản xuất trong nước, ngày 12/08/2015, Ngân hàng Trung ương Nigeria (Central Bank of Nigeria – CBN) đã banh hành danh sách 41 mặt hàng không được mua ngoại tệ để nhập khẩu. Với việc ban hành chính sách này, các doanh nghiệp Nigeria, không thể mua ngoại tệ để nhập khẩu từ Ngân hàng Trung ương Nigeria, phải tự cân đối, hoặc mua ngoại tệ tại các Phòng thu đổi ngoại hối tự do. Biện pháp này hạn chế đáng kể việc xuất khẩu của các nước vào Nigeria, trong đó có Việt Nam.

Danh sách 41 mặt hàng hạn chế nhập khẩu tại đường dẫn sau đây:

https://www.cbn.gov.ng/out/2015/ted/ted.fem.fpc.gen.01.011.pdf

Biện pháp rào cản kỹ thuật hạn chế nhập khẩu

Nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời tránh việc nhập khẩu tràn lan hàng hóa, Nigeria đã thành lập 2 cơ quan quản lý hàng hóa nhập khẩu là

Cục quản lý chất lượng Dược phẩm và Thực phẩm quốc gia Nigeria

(National Agency for Food and Drug Administration and Control, Nigeria – viết tắt là NAFDAC) nhằm quản lý giám sát chất lượng dược phẩm và thực phẩm xuất nhập khẩu và sản xuất trong nước, đảm bảo hàng hóa có chất lượng tốt phục vụ cộng đồng, cũng như cấp giấy phép đăng ký dược phẩm, thực phẩm nhập khẩu vào Nigeria.

Cục quản lý tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm (Standard Organization of Nigeria – viết tắt là SON)

SON được thành lập năm 2015, với mục đích tư vấn cho Chính phủ Nigeria chính sách quốc gia về tiêu chuẩn chất lượng, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm soát chất lượng và đo lường.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

KIM NGẠCH XNK CỦA VIỆT NAM VỚI NIGERIA  (2015- 2017)
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam và Nigeria trong 3 năm (2015 – 2017), đạt mức tăng trưởng bình quân 36,49%/năm, tăng từ 233,18 triệu USD năm 2015, lên 433,53 triệu USD năm 2017.

Việt Nam xuất khẩu qua Nigeria 10 mặt hàng chính, trong đó điện thoại di động và linh kiện chiếm tỷ lệ 15,72%; kế đến là sản phẩm dệt may, chiếm tỷ lệ 14,31%, tàu thuyền các loại chiếm tỷ lệ 13.40%.

Về nhập khẩu, Việt Nam nhập siêu từ Nigeria, chủ yếu là mặt hàng hạt điều nguyên liệu thô, chiếm 81.83%.

CÁC MẶT HÀNG XNK CHÍNH CỦA VIỆT NAM – NIGERIA (2017)

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Đầu tư của Việt Nam tại Nigeria

Hiện tại chưa có hoạt động đầu tư của Việt Nam tại Nigeria.

Các thỏa thuận đã ký kết bởi Việt Nam và Nigeria

Hiệp định Thương mại: ký tháng 6/2001;

Hiệp định hợp tác Kinh tế, Thương mại, Văn hoá, Khoa học và Công nghệ: ký tháng 11/2005.

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan

Nigeria là quốc gia có dân số trên 186 triệu người, đông nhất châu Phi, là thị trường tiềm năng đối với Việt Nam. Nigeria có diện tích đất rộng (923.768 km2), gấp 6 lần Việt Nam (331.230 km2), nguồn tài nguyên (rừng) phong phú. Quốc gia này hiện có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm để phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy móc, vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu. Thị trường Nigeria không quá khắt khe đối các mặt hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất và nhu cầu tiêu dùng. Đây là những loại hàng hóa mà doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh.

Một số lĩnh vực tiềm năng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác và đầu tư tại Nigeria:

Đầu tư vào nông nghiệp: hiện nay Nigeria đang kêu gọi hợp tác đầu tư trong sản xuất nông nghiệptrồng lúa nước, đây là thế mạnh của Việt Nam;

Nuôi trồng thủy sản (tôm, cá);

Đầu tư nhà máy chế biến gỗ, sản xuất thành phẩm từ gỗ, xuất khẩu: Năm 2017, giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 7,8 tỷ USD. Tuy nhiên nguồn gỗ nguyên liệu, không đáp ứng đủ cho sản xuất trong nước, phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu, trong đó có Nigeria.

Nhập khẩu điều nguyên liệu: Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điều lớn nhất thế giới, nhưng phải nhập khẩu 65% nguyên liệu điều thô, trong đó Nigeria là một trong các nhà cung cấp điều nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam. Nigeria là một trong các quốc gia sản xuất điều nguyên liệu của thế giới và là nước sản xuất điều lớn thứ 4 tại châu Phi. Năm 2017, Nigeria sản xuất 220.00 tấn điều thô, xuất khẩu 190.000 tấn, trong đó xuất khẩu cho Việt Nam 181.753 tấn, chiếm 82,62% trên tổng số lượng sản xuất điều của nước này. Về lâu dài các doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư nhà máy chế biến điều tại Nigeria, xuất khẩu trực tiếp đi nước thứ ba, giảm dần việc nhập khẩu nguyên liệu về Việt Nam.

Ngành điện lực: Hiện tại Nigeria là quốc gia thiếu điện trầm trọng, do đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu các loại máy phát điện có công xuất từ 5 KVA, 10 KVA, 15 KVA, sử dụng cho các hộ gia đình, cơ quan và trường học. Về lâu dài, có thể đầu tư nhà máy sản xuất máy phát điện vừa và nhỏ tại Nigeria.

[vc_custom_heading text=”Một số vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận, thâm nhập thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

Nhập khẩu hàng hóa vật lý vào Nigeria cần quá trình thẩm tra theo Mẫu điện tử “M”, thông qua ngân hàng đại lý được ủy quyền, bất kể hàng hóa có giá trị, hoặc không có thanh toán. Mẫu M là một quy trình tài liệu bắt buộc, của Chính phủ Liên bang Nigeria, thông qua Bộ Tài chính Liên bang (FMF) và Ngân hàng Trung ương Nigeria (CBN), để giám sát hàng hóa được nhập khẩu vào Nigeria, cũng như cho phép thu thuế nhập khẩu nếu có.

Thời hạn hiệu lực ban đầu đối với Mẫu điện tử “M” được chấp thuận cho hàng hóa nói chung là 180 ngày, có thể kéo dài 180 ngày bởi Ngân hàng Đại lý được ủy quyền. Đối với hàng hóa vốn, giá trị ban đầu của Mẫu điện tử “M” được phê duyệt sẽ là 365 ngày, tùy thuộc vào thời hạn gia hạn tối đa 365 ngày khác. Tuy nhiên, bất kỳ yêu cầu tiếp theo nào cho việc tái thẩm định mẫu “M” tiếp theo, sẽ được chuyển đến Sở Giao dịch Ngân hàng Trung ương Nigeria để xem xét. Các tài liệu hỗ trợ phải được chỉ rõ ràng là “Ngoại tệ hợp lệ’’, để chuyển khoản ra nước ngoài.

Mẫu điện tử M và hóa đơn chiếu lệ có liên quan (có thời hạn hiệu lực là ba tháng), người nhập khẩu phải khai báo về hàng hoá được nhập khẩu, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác minh giá

Mẫu điện tử M chỉ có hiệu lực, sau khi được đăng ký tại Cơ quan Hải quan Nigeria (NCS). Do đó, nhà nhập khẩu phải đến Ngân hàng đại lý được ủy quyền, đểxác nhận đăng ký Mẫu điện tử M, trước khi tiến hành các quy trình nhập khẩu khác.

Tải e-Form M tại đây:

http://www.exports-to-nigeria.com/~/media/VOC/Documents/Nigeria/E-Form%20M.ashx?la=en

https://www.customs.gov.ng/Guidelines/Destination_Inspection/guidelines.php

https://www.cbn.gov.ng/out/2014/ted/ted.fem.fpc.gen.01.012.pdfhttp://nigerianports.gov.ng/import-export-guidelines-3/

http://www.exports-to-nigeria.com/en/news/e-form-m

Chính sách thuế và thuế suất

Để khuyến khích sản xuất trong nước, ngoài biểu thuế nhập khẩu, Nigeria đã áp dụng phí phụ thu LEVY (khoản trả thêm ngoài thuế nhập khẩu), thuế tiêu thụ đặc biệt. Một số mặt hàng bị đánh thuế nhập khẩu, phí phụ thu cao như:

– Clinker dùng sản xuất xi măng: 50% (thuế nhập khẩu 10%, thuế phụ thu LEVY 40%);

– Gạo: 60% (thuế nhập khẩu 10%, thuế phụ thu LEVY 50%):

– Thuốc lá 60% (thuế nhập khẩu 10%, thuế phụ thu LEVY 50%);

– Xe ô tô có dung tích xy-lanh trên 1.500 cc – dưới 3.000 cc, xe ô tô đã qua sử dụng: 70% (thuế nhập khẩu 20%, thuế phụ thu LEVY 50%);

– Rượu đóng chai/hộp dưới 2 lít: 90%  (thuế nhập khẩu 20%, thuế phụ thu LEVY 50%, thuế tiêu thụ đặc biệt 20%). v.v…

Một số đường dẫn:

(i)https://www2.deloitte.com/ng/en/pages/tax/articles/inside-tax-articles/nigerias-national-tax-policy-any-agenda-for-the-new-firs-chair.html

(ii)https://nigerianfinder.com/tax-policy-in-nigeria/

Quy định về bao bì, nhãn mác

Theo quy định của Cụcquản lý An toàn Thực phẩm, Dược phẩm Nigeria (National Agency for Food and Drug Administration and Control – NAFDAC http://www.nafdac.gov.ng/), hàng hóa thuộc nhóm sản phẩm lương thực, thực phẩm, đồ uống và dược phẩm, muốn nhập khẩu vào Nigeria phải đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trước khi đăng ký mã số NAFDAC.

Nhà nhập khẩu phải trình toàn bộ hồ sơ cho Văn phòng đăng ký mã số, để xem xét và yêu cầu thăm nhà máy sản xuất, cấp phép nhập mẫu, làm thí nghiệm trên mẫu hàng hóa đã nhập. Nếu đủ điều kiện, NAFDAC sẽ cấp mã chứng nhận đủ vệ sinh an toàn thực phẩm. Mã số này có thời hạn là 5 năm kể từ ngày cấp, hết hạn, nếu không thay đổi nhãn mác sẽ làm thủ tục gia hạn.

Quy định chi tiết tại đây:

http://vietnamexport.com/huong-dan-thu-tuc-de-nghi-cap-giay-chung-nhan-nhap-khau-san-pham-nafdac-vao-nigeria/vn2528575.html

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch

Cục Kiểm dịch động – thực vật và thủy sản Nigeria (Nigeria Agricultural Quarantine Service – NAQS), thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Liên bang Nigeria, kiểm soát các biện pháp kiểm dịch thực vật, động vật và thủy sản, liên quan đến việc xuất nhập khẩu nông sản, giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế nông nghiệp, an toàn thực phẩm và môi trường. Mục tiêu chính của NAQS là ngăn chặn việc giới thiệu, thành lập và lây lan các bệnh động vật và động vật có hại cũng như sâu bệnh của thực vật và thủy sản bao gồm cả các sản phẩm của chúng. NAQS cũng thực hiện giao thức khẩn cấp để kiểm soát hoặc quản lý sự xâm nhập dịch bệnh hoặc dịch bệnh mới trong sự hợp tác với các bên liên quan chính. NAQS đảm bảo rằng xuất khẩu nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với Văn phòng quốc tế về bảo vệ thực vật (OPC) đại diện cho Tổ chức thế giới về sức khỏe động vật, WTO / vệ sinh và thương mại quốc tế các loài nguy cấp (CITES) và SPS của các nước nhập khẩu.

NAQS là cơ quan quản lý đầu mối chịu trách nhiệm về công tác phòng chống và công bố sự lây lan sâu bệnh hại kỳ lạ của tất cả các sản phẩm nông nghiệp trong thương mại quốc tế. NAQS cung cấp dịch vụ pháp lý dựa trên khoa học hiệu quả để đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp thông qua việc thực thi thống nhất các biện pháp kiểm dịch thực vật và động thực vật, sức khỏe động vật và thủy sản, từ đó thúc đẩy an toàn thực phẩm, phát triển kinh tế và nông nghiệp bền vững. Dựa trên các điều ước quốc tế và các giao thức điều chỉnh các tiêu chuẩn mà Nigeria có nghĩa vụ tuân thủ.

Nhà nhập khẩu phải cung cấp cho cơ quan kiểm dịch NAQS tài liệu bao gồm thông tin về sản phẩm,mô tả sản phẩm, số lượng, đóng gói, vv….. Thông báo cho các cơ quan quản lý tại cảng xuất nhập khẩu về việc cấp kiểm dịch.

http://www.naqs.gov.ng/importexport-requirements/importexport.html

Quyền sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Office), thuộcBộ Công nghiệp, Thương mại và Đầu tư Liên bang Nigeria, là cơ quan quản lý lĩnh vực bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Cục Sở hữu trí tuệ Liên bang Nigeria, quản lý bảo hộ nhãn hiệu, bằng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp tại Nigeria. Cơ quan này cung cấp dịch vụ phù hợp với sự đổi mới và công nghệ hiện đại, cũng như nâng cao vị thế Nigeria trong lĩnh vực bảo vệ sở hữu trí tuệ, theo cách thống nhất với thực tiễn tốt nhất, trên toàn cầu. Cục Sở hữu trí tuệ Nigeri bảo vệ ý tưởng, phát minh, thiết kế và bí mật thương mại của bạn và đảm bảo quyền hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân không bị xâm phạm (http://www.iponigeria.com)

Tập quán kinh doanh

Doanh nghiệp nhập khẩu Nigeria thường đòi hỏi độc quyền nhập và phân phối sản phẩm, nhưng hiệu quả thấp. Đối tác Nigeria luôn muốn doanh nghiệp của ta đưa hàng sang để làm thị trường, điều này có thể gây rủi ro.

Trong quá trình giao dịch thương mại tại Nigeria, các doanh nghiệp thường tìm nhau trên internet, qua trang thương mại điện tử như abibaba.com, đã có nhiều doanh nghiệp uy tín có khả năng làm xuất khẩu thực sự và đã kết nối tốt. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều công ty, cá nhân chỉ làm công tác môi giới, họ thường đòi đặt cọc, ứng tiền làm thủ tục Nafdac nếu là hàng Thực phẩm, thuốc, có khi yêu cầu cả phí xúc tiến hợp đồng những hiện tượng trên là lừa đảo phổ biến, đề nghị các công ty có giao dịch với Nigeria và Châu Phi cần thận trọng. Khi có giao dịch thương mại, đề nghị kiểm tra đối tác kỹ, đồng thời có thể liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Nigeria để được hỗ trợ thông tin cần thiết.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Á, Châu Phi – Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 024 2220 5410
Email: VAP@moit.gov.vn

Đại sứ quán Nigeria tại Việt Nam
Địa chỉ: Biệt thự 44/1, Phố Vạn Bảo, Hà Nội
Điện thoại:      (04) 3 726 3610
Fax:       (04) 3 726 3615
Email:   nigembvn@yahoo.com

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
+Trụ sở chính:
Số 9 Đào Duy Anh quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: + 84 24 3574 4001; + 84 24 3574 6916
Fax: + 84 24 3574 3001
Email: info@viac.org.vn

+ Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh:
171 Võ Thị Sáu, quận 3, TP Hồ Chí Minh,
Tel: + 84 28 3932 1632; +84 28 3932 9555
Fax: 84.8. 3932 0119
http://eng.viac.vn/

Tại Nigeria

Đại sứ quán Việt Nam tại Nigeria
No.1, Kyari Mohammed Crescent, Asokoro, Abuja, Nigeria.
Điện thoại: (+234-8) 137086724
Email: dsqvnnigeria@yahoo.com
Website: vnembassy-abuja.mofa.gov.vn

Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Nigeria
(Kiêm nhiệm: Cameroon, Ghana, Togo, Sierra Leone, Chad)
No. 9, Integrity Estate, Plot 27, Chief Yesufu Abiodun Oniru Road, Victoria Island, Lagos city, Nigeria
Emails: ng@moit.gov.vn; VietradeNigeria@gmail.com
– Hoàng Tuấn Việt, Tham tán Thương mại (Commercial Counselor)
Mp: +234 803 474 4486 – Email: viethoangtuan@gmail.com
– Trần Trọng Kim, Tùy viên Thương mại (Commercial Attatché)
Mp: +234 810 442 0090 – Email: hoangkimcdtp@gmail.com

Viện trọng tài Nigeria (Nigeria Institute of Chartered Arbitrators -NICA)
Lagos Court of Arbitration Building, Ground Floor, 1A, Remi Olowude Street, Lekki Peninsula, Phase 1, 2nd Roundabout, Lekki-Epe Expressway, Lagos.
Tel: +234 8132993651; +234 8171015925
Email: info@nicarb.org
https://nicarb.org/contact-us/

Viện Trọng tài London, Chi nhánh tại Nigeria (Chartered Institute of Arbitrators, London, Nigeria Branch)
http://www.ciarb.org/branches/africa/nigeria

Nhóm đàm phán và quản lý xung đột (Negotiation and Conflict Management Group – NCMG)
Địa chỉ: Abuja Office, Nigeria
19, Kolda Street, Off Adetokunbo Ademola Crescent
Wuse II, Abuja, Nigeria
Tel: +234 810 655 9054
http://ncmginternational.org/about-ncmg-international)

Trung tâm hòa bình châu Phi (Centre for peace in Africa)
Địa chỉ: 2 Golf Course Drive, Mt Edgecombe
4320, South Africa
Tel: +27 31 5023908; 27 31 5024160
Email: info@accord.org.za
http://www.accord.org.za/africa-peace-centre/