[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”AN-GIÊ-RI” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]
[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

GDP năm 2016 đạt 4,2% và năm 2017 giảm xuống còn 1,4%. GDP bình quân đầu người vào khoảng 4.200 USD. Tỷ lệ lạm phát năm 2016 là 6,4% và năm 2017 giảm xuống còn 4,8%. Dự kiến trong thời gian tới, lạm phát của Algeria sẽ tăng do chính sách thắt chặt nhập khẩu dẫn đến khan hiếm hàng.

Một số ngành kinh tế trọng điểm của Algeria là sản xuất dầu lửa, đầu tư trong lĩnh vực xây dựng, cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp.

Về ngoại thương, năm 2016 kim ngạch xuất khẩu đạt 28,88 tỷ USD, nhập khẩu đạt 46,72 tỷ USD. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu đạt 34,76 USD và nhập khẩu 45,95 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: dầu khí, chiếm đến 95% tổng kim ngạch và các sản phẩm ngoài dầu lửa (bán thành phẩm, thực phẩm, trang thiết bị công nghiệp, sản phẩm thô, hàng tiêu dùng).

Các mặt hàng nhập khẩu gồm năng lượng và dầu nhờn, trang thiết bị nông nghiệp, trang thiết bị công nghiệp, thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Các đối tác thương mại chính của Algeria gồm Trung Quốc, Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hoa Kỳ và Braxin.

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Về thương mại, trước tình trạng giảm nguồn dự trữ ngoại tệ do giảm giá dầu xuất khẩu từ cuối năm 2014, Algeria đã ban hành nhiều biện pháp để hạn chế nhập khẩu. Năm 2016, Algeria ban hành danh sách các mặt hàng chịu giấy phép nhập khẩu gồm xe hơi, xi măng và sắt tròn.

Năm 2018, Algeria áp dụng lệnh cấm nhập khẩu đối với 877 mặt hàng trong đó có điện thoại, gốm sứ, đá xây dựng, đồ gỗ… Chính phủ Algeria chỉ khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài vào liên doanh, liên kết sản xuất hàng hóa tại Algeria.

Về đầu tư, tháng 7/2016, Thượng viện Algeria đã thông qua Bộ luật đầu tư mới sau khi đã được Hạ nghị viện nhất trí vào tháng 6. Luật mới chủ yếu liên quan đến các quy định về xúc tiến đầu tư chứ không loại bỏ điều khoản 51/49% theo đó yêu cầu doanh nghiệp trong nước phải nắm phần đa số trong các dự án đầu tư có người nước ngoài tham gia. Bộ luật mới nêu rõ sẽ miễn thuế quan và thuế VAT đối với hàng hóa và dịch vụ “trực tiếp phục vụ việc thực hiện đầu tư”.

Bộ luật cũng quy định những biện pháp miễn thuế (thuế lợi nhuận doanh nghiệp và thuế hoạt động nghề nghiệp) trong thời gian 3 năm đối với các hoạt động mới cũng như miễn thuế đất thời hạn 10 năm đối với các bất động sản nằm trong khuôn khổ đầu tư. Bộ luật cũng nêu rõ những ưu đãi bổ sung đối với các hoạt động ưu tiên (công nghiệp, nông nghiệp và du lịch), đặc biệt là kéo dài thời hạn miễn thuế cho các nhà đầu tư.

Các FTA mà Algeria đang tham gia

FTA khu vực Đại Ả rập và FTA liên châu Phi;

FTA song phương với Gioóc-đa-ni, Tuy-ni-di;

Hiệp định liên kết với EU.

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

Algeria nằm trong số ít các quốc gia chưa phải là thành viên của WTO. Vì vậy, nước này thường xuyên ban hành các lệnh cấm nhập khẩu, áp đặt hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hoặc tăng thuế đối với hàng hóa các nước khi thấy cần thiết.

Nhằm giảm thâm hụt thương mại và thay thế hàng nhập khẩu bằng các sản phẩm trong nước, Bộ Thương mại Algeria đã đưa ra danh sách 45 nhóm thành phẩm liên quan đến 877 sản phẩm phải tạm ngừng nhập khẩu kể từ tháng 1/2018.

Ngoài ra, để được nhập khẩu hàng vào Algeria, cần có một văn bản chính thức (Certificate of Free Sale – CFS)  do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ và/hoặc nước gửi hàng chứng nhận sản phẩm nhập khẩu được thương mại tự do trên lãnh thổ đó.

Dự kiến, Algeria còn đưa ra loại thế phòng vệ bổ sung từ 30-200% đối với hàng nhập khẩu kể từ tháng 7/2018.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Về thương mại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria đạt 271 triệu USD, tăng 16% so với năm 2015. Năm 2017, tăng trưởng xuất khẩu của nước ta sang thị trường này đã chậm lại, đạt 280,86 triệu USD, chỉ tăng 3,5% so với năm 2016.

Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm cà phê, điện thoại và linh kiện, gạo, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng , sản phẩm sắt thép, giày dép các loại, hạt tiêu, hải sản, nhôm …

Về nhập khẩu của Việt Nam từ Algeria, kim ngạch không đáng kể, đạt 4,9 triệu USD, tăng 88% so với năm 2016 chủ yếu bao gồm giấy và giấy phế liệu trị giá 3 triệu USD và một số mặt hàng khác.

Với chính sách hạn chế nhập khẩu của Algeria áp dụng từ năm 2018, dự báo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này sẽ tiếp tục gặp khó khăn không chỉ đối với điện thoại mà còn liên quan đến những mặt hàng khác như bánh kẹo, sản phẩm từ ngũ cốc, hàng rau quả, sản phẩm chất dẻo, sản phẩm sắt thép, gốm sứ, đá xây dựng…

Về đầu tư

Liên doanh dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với Algeria và Thái Lan tại Algeria đi vào khai thác thương mại từ năm 2015 với sản lượng  18.000-20.000 thùng/ngày và dự kiến sẽ tăng lên 40.000 thùng ngày sau khi hoàn thành giai đoạn 2 (2019-2020).

Các thỏa thuận đã ký kết

Hiệp định hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, Hiệp định thương mại, Thoả thuận về hợp tác nông nghiệp, Thỏa thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp, Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Xí nghiệp vừa và nhỏ và Thủ công nghiệp Algeria với Liên minh các hợp tác xã Việt Nam, Biên bản thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại giữa Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (Bộ Công Thương) và Cục Xúc tiến Thương mại Algeria.

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường ” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tổng quan

Do năng lực sản xuất trong nước còn hạn chế, nên Algeria phải nhập khẩu phần lớn hàng hóa tiêu dùng, trong đó có nhiều mặt hàng nông sản như cà phê, trà, hạt tiêu, gạo, chuối, tôm, cá… Đây là những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu và đã có chỗ đứng trên thị trường này, tới đây ta vẫn có khả năng tiếp tục tăng xuất khẩu.

Bên cạnh các nông sản truyền thống nói trên, một số mặt hàng khác có khả năng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu là máy móc thiết bị, giày dép, dệt may, đồ gỗ, đồ gốm sứ…

Ngoài thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực nên quan tâm nghiên cứu khả năng liên doanh hợp tác sản xuất hàng xuất khẩu (tận dụng ưu đãi thương mại mà Algeria được hưởng từ EU và các đối tác khác), nuôi trồng thủy hải sản, các dự án xây dựng tại Algeria. Đây là điều mà Chính phủ Algeria luôn khuyến khich và kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam tham gia.

[vc_custom_heading text=”Một số vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận, thâm nhập thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

Theo quy định mới, tất cả các hoạt động nhập khẩu hàng hóa để bán lại nguyên trạng tại Algeria phải đăng ký nơi thanh toán tại ngân hàng trước khi hàng rời cảng xuất sang Algeria. Ngoài ra, trong bộ hồ sơ XNK thông thường, cần bổ sung thêm Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS (https://www.commerce.gov.dz/reglementation).

Thuế hải quan của Algeria

Mức thuế quan nhập khẩu trung bình là 30%, VAT là 19%. (xem chi tiết trên đường link sau: http://www.douane.gov.dz/Consulter%20le%20tarif%20douanier.html)

Quy định về bao bì, nhãn mác

Bao bì, nhãn mác phải viết bằng 02 ngôn ngữ, tiếng Ả rập và 01 ngoại ngữ khác (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp). Xin xem chi tiết trên đường link sau : https://www.commerce.gov.dz/questions-frequentes/themes/etiquetage-des-produits

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch

Giấy tờ cần thiết xuất trình lúc đăng ký tại ngân hàng trong khi làm thủ tục nhập khẩu là chứng nhận kiểm dịch động thực vật do các cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp, Phát triển Nông thôn và Đánh bắt cá Algeria cấp nếu liên quan đến nhập khẩu chuối, lúa mì, thịt bò, cá (trừ cá xác đin), đại mạch và tỏi. Nếu nhập khẩu mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh thân thể, sản phẩm độc hại hoặc có nguy cơ đặc biệt, cần phải có giấy phép về kỹ thuật do các cơ quan của Bộ Thương mại cấp trước đó (Chi tiết xin xem đường link sau:

http ://www.douane.gov.dz/VEGETAUX%20PRODUITS%20VEGETAUX%20ET%20MATERIEL%20VEGETAL.html)

Quyền sở hữu trí tuệ

Algeria là một thành viên của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và thành viên của Hiệp định Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Để biết thêm chi tiết, xin tham khảo đường link: http://www.wipo.int/wipolex/fr/profile.jsp?code=DZ

Tập quán kinh doanh

Mọi hoạt động xuất nhập khẩu đều phải thực hiện thông qua ngân hàng.

Về mặt ngôn ngữ, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức trong chính quyền và giới kinh doanh, được sử dụng phổ biến do có quan hệ nhiều với Pháp, Bỉ, Canađa…

Đối với các công ty Algeria mà doanh nghiệp Việt Nam mới làm quen lần đầu, nên gửi thư giới thiệu bằng fax. Nếu gửi thư qua email thì nên viết dưới dạng văn bản, có đóng dấu và scan.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 024 2220 5410
Email: VAP@moit.gov.vn

Ban quan hệ quốc tế-Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Địa chỉ : Số 9, Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: 024.35742022

Tại Algeria

Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria
Địa chỉ: 30, Chénoua Street, Hydra, Algiers, Algeria.
Điện thoại: (+213) 23 48 54 70
Fax: (+213) 23 48 54 67
E-mail: sqvnalgerie@yahoo.com.vn
Website: https://vnembassy-algiers.mofa.gov.vn​

Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria
Địa chỉ: 30 rue Chénoua, Hydra, Alger, Algérie
Tel: + 213 (0) 23485193
Fax: + 213 (0) 23485200
Mobile: + 213 (0) 559502658
Email: Dz@moit.gov.vn