Tin kinh tế Hoa Kỳ, 31/07/2018

0
101
  1. Phòng Thương mại Mỹ ước tính thiệt hại nếu chính quyền mở rộng gói gỗ trợ cho các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng do việc áp thuế theo điều khoản 232 và 301 (Inside US Trade 30/7/2018)

Ngày 30/7/2018, Phòng Thương mại Mỹ (USCC) đã ra công bố đánh giá trong đó cho rằng các loại thuế mà Mỹ đang tiến hành theo điều khoản 232 và 301 sẽ gây thiệt hại cho người đóng thuế Mỹ lên tới 39 tỉ USD nếu chính quyền mở rộng hỗ trợ cho các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng khác, tương tự như gói hỗ trợ 12 tỷ USD cho những người nông dân. Khoản 39 tỉ đô này theo ước tính của USCC đã bao gồm 12 tỷ đô theo thông báo của Bộ Nông nghiệp tuần trước, cộng thêm khoảng 27 tỉ đô cho các ngành công nghiệp khác như đánh bắt cá, chế biến thịt, hải sản, in ấn, sản xuất đồ gỗ, đóng tàu, may mặc, mỹ phẩm, sản xuất nước giải khát và một số ngành hàng khác.

Con số này được đưa ra trên cơ sở tỷ lệ tính toán tỷ lệ gói hỗ trợ cho nông dân với giá trị xuất khẩu nông nghiệp phải chịu thuế.  Và theo phương pháp tính này, các nhà sản xuất sắt thép của ỹ sẽ nhận được khoảng 4,2 tỷ đô hỗ trợ, các nhà sản xuất nhôm nhận được 2,4 tỉ. Các ngành công nghiệp khác sẽ nhận được hỗ trợ gồm chế tạo xe hơi, khoảng 7,6 tỉ, sản xuất hóa chất khoảng 960 triệu, đánh bắt thủy sản 811 triệu và sản xuất nước giải khát là 765 triệu USD.

Theo đánh giá của Phó Chủ tịch điều hành USCC Neil Bradley, đại diện cho tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, việc chính phủ cứu trợ bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng gây khó khăn, tốn kém; khuyến nghị chính quyền nên tập trung mở rộng thương mại tự do và loại bỏ các mức thuế “độc hại” này và không nên phân bổ tiền của người đóng thuế chỉ nhằm để “giảm nhẹ khó khăn” cho một số ngành công nghiệp bị tổn thương do “chiến tranh thương mại”; các mức thuế áp đặt của chính quyền đã dẫn đến các hành động trả đũa từ Trung Quốc và một số nước khác tập trung đặc biệt vào lĩnh vực nông nghiệp của Hoa Kỳ.

Tuần trước, Tổng thống Donald Trump đã có cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker; hai bên đã đồng ý không áp đặt thuế quan mới trong khi đàm phán một thỏa thuận giảm thuế đối với các mặt hàng công  nghiệp phi tự động theo hướng “không thuế quan, không rào cản phi thuế quan và không trợ cấp ở lĩnh vực hàng công nghiệp phi tự động.”

  1. Bộ Thương mại cho phép xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao, quốc phòng sang Ấn Độ (Inside US Trade Reuters, Times of India 30/7)

Ngày 30/7/2018, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross thông báo Ấn Độ sẽ được trao quy chế mới theo đó cơ chế kiểm soát xuất khẩu của Mỹ theo đó sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc trao đổi thương mại các sản phẩm công nghệ cao và quốc phòng. Cụ thể Ấn Độ được trao quy chế “Cho phép Thương mại Chiến lược – STA-1”; đây là một “cơ chế rất tăng cường” theo đó công nhận “quan hệ kinh tế và an ninh” giữa hai nước. Cho đến nay mới chỉ có 36 nước, hầu hết là các nước thành viên NATO được Mỹ trao cho quy chế này. Và Ấn Độ là nước duy nhất tại khu vực NÁ được trao quy chế này. Để được hưởng quy chế này, trước đó năm 2016 Ấn Độ được Mỹ công nhận là “đối tác quốc phòng lớn”.

STA-1 cho phép Ấn Độ được tham gia lớn hơn vào chuỗi cung ứng cho cả các sản phẩm công nghệ cao và quốc phòng giúp tăng cường sự liên thông với các hệ thống của Mỹ, giúp giảm thời gian và nguồn lực xin giấy phép mua sản phẩm; ước tính giảm được 50% số lượng sản phẩm phải xin giấy phép. Ngược lại Mỹ cũng sẽ có lợi thế cạnh tranh trong việc cung ứng các sản phẩm này cho Ấn Độ và được dự đoán là sẽ giúp mang lại tăng trưởng “+” dương trong xuất khẩu của Mỹ sang Ấn độ. Ấn Độ đã mua hơn 15 tỉ USD các thiết bị quốc phòng của Mỹ trong thập kỷ qua và dự định chi trên 150 tỉ đô trong vòng 10-15 năm tới.

Tuyên bố trên được BTTM Ross đưa ra sau phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo về chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương “tự do và mở” với khái niệm được đưa ra đưa là “về mặt kinh tế, mở có nghĩa là thương mại bình đẳng, có đi có lại, các môi trường đầu tư mở, các thỏa thuận minh bạch giữa các nước và sự kết nối được cải thiện để thúc đẩy các quan hệ trong khu vực và đây được xem là những con đường cho sự phát triển bền vững trong khu vực”.

Bình luận về quyết định này của Mỹ, báo chí cho rằng Mỹ đã nới lỏng kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao cho Ấn Độ, cho phép được hưởng cùng quy chế tiếp cận như các đồng minh NATO, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài tăng cường hợp tác Mỹ-Ấn, đây là một trong những bước đi tính toán của Ấn Độ để đối phó với việc nước này bị đưa vào danh sách các nước bị giám sát trong báo cáo về chính ngoại hối và kinh tế vĩ môi mà Bộ Tài chính Mỹ công bố tháng 4/2018. Theo báo cáo này, tỷ lệ mua ngoại tệ của Ấn Độ chiếm tới 2,2% GDP trong năm 2017 và thặng dư thương mại với Hoa Kỳ 23 tỷ USD./.

(Nguồn: ĐSQ VN tại Hoa Kỳ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here