Năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Trung Đông

0
112

Trong s 16 nước Trung Đông, ngoại trừ Israel, đa số các nước còn lại theo đạo Hồi. Mặc dù lợi thế tĩnh ca các quốc gia Trung Đông là tài nguyên thiên nhiên về dầu khí và vị trí địa chính trị nhưng đối với ngành nông nghiệp thì khu vực này lại là vùng đất xấu, năng suất cây trng thấp. Trong khi đó, Việt Nam có lợi thế so sánh trong việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp do được thiên nhiên ưu ái. Sự thâm nhập ca nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Đông khá muộn, cho nên các sản phẩm nông sn Việt Nam chưa gây được cảm tình với người tiêu dùng Trung Đông và chưa cạnh tranh được với các quốc gia như n Độ, Pakistan, Thái Lan… Vì vậy, Việt Nam cần khai thác tối đa lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh ca sản phẩm nông sản đ cạnh tranh trên thị trường Trung Đông.

  1. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2010-2016

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung của Việt Nam sang các nước Trung Đông trong những năm gần đầy đạt được mức tăng trưởng khá cao. Các mặt hàng nông sản là những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Đông. Nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông từ năm 2010 – 2016 tăng từ 190 triệu USD lên đến hơn 237 triệu USD. Tuy nhiên mức tăng không ổn định. Giai đoạn 2011 – 2013, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Đông giảm 37,89%, từ 261 triệu USD năm 2011 còn 118 triệu USD năm 2013. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản Việt Nam tăng khá cao từ năm 2010 đến 2011 là 37,4% tuy nhiên từ năm 2011 đến 2013 lại giảm 15,7% giai đoạn 2012 – 2013 và 46,4% giai đoạn 2012 – 2013. Từ năm 2014 đến 2016 kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Đông lại có xu hướng tăng từ 178 triệu USD đến 237 triệu USD, tương ứng với tốc độ tăng trường là 33,15%.

Các sản phẩm nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong những năm qua thường biến động không chỉ ở sản phẩm xuất khẩu mà còn biến động cả về thị trường. Các sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bao gồm gạo, hạt tiêu, hạt điều, rau quả, cà phê và chè. Thị trường nhập khẩu lớn và ổn định nhất ở Trung Đông chủ yếu vẫn là 6 nước GCC và một số quốc gia khác như: Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon.

Bảng 1: Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang một số thị trường chủ yếu ở Trung Đông năm 2016

STT Tên mặt hàng Kim ngạch Thị trường chính
1 Gạo 79,3 Iraq, Iran, Yemen, UAE, Saudi Arabia,…
2 Hạt tiêu 17,3 UAE, Yemen, Saudi Arabia, Israel,…
3 Chè 9,7 UAE, Saudi Arabia, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran…
4 Cà phê 13,5 UAE, Saudi Arabia, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran…
5 Rau, cù, quả 3,2 Chù yếu vào 6 nước GCC, Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: Vụ Châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương

– Về cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông:

Các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Trung Đông chủ yếu là: gạo, chè, hồ tiêu, rau củ quà, chè, cà phê, hạt điều… Đối với mặt hàng gạo, mặc dù giai đoạn 2010 đến 2011 số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Đông tăng hơn 100 nghìn tấn từ hơn 250 nghìn tấn đến hơn 354 nghìn tấn. Tuy nhiên từ năm 2011 đến năm 2016 số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông giảm mạnh, từ 354,4 nghìn tấn năm 2011 xuống còn 79,3 nghìn tấn năm 2016. Đối với hồ tiêu, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2016 tuy có sự sụt giảm từ 20 nghìn tấn năm 2010 xuông còn hơn 17,3 nghìn tân năm 2016. Giai đoạn 2010 đến 2015 số lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Đông giảm 5 nghìn tấn từ 20 nghìn tấn năm 2010 xuống còn 15 nghìn tấn năm 2014. Từ năm 2014 đến 2016 số lượng hồ tiêu xuất khẩu có xu hướng tăng nhẹ đạt 17,3 tấn năm 2016. Đối với cà phê, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông có sự biến động nhỏ hàng năm, có năm tăng, có năm giảm. Tuy nhiên từ giai đoạn 2010 – 2016 số lượng xuất khẩu giảm từ 14,3 nghìn tấn năm 2014 xuống còn 13,5 tấn năm 2016. Đối với chè, sản lượng chè xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông có xu hướng tăng từ 8,6 nghìn tấn năm 2010 đến 9,7 nghìn tấn năm 2016. Tuy nhiên về giá trị xuất khẩu lại có xu hướng giảm 2 triệu USD từ 18,5 triệu USD năm 2010 xuống còn hơn 16,5 triệu USD năm 2016. Điều này có thể được hiểu là do giá nông sản Việt Nam giảm tại thị trường quôc tế trong những năm qua.

– Về kim ngạch xuất khẩu một sổ một hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Trung Đông:

Cùng với việc số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông biến động thì giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông cũng có sự thay đổi đáng kể. Năm 2011 là năm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông đạt giá trị cao nhất với gần 150 triệu USD. Giai đoạn 2011 đến 2014 kim ngạch xuất khẩu gạo giảm mạnh từ gần 150 triệu năm 2011 còn 35,1 triệu USD năm 2014, với mức giảm gần 115 triệu USD. Tuy vậy, giai đoạn từ năm 2014 đến 2016 giá trị gạo xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông có xu hướng tăng từ 35,1 triệu USD năm 2014 đên 44 triệu USD năm 2016.

Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2010 – 2016

Đơn vị: triệu USD

Năm/Mặt hàng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Gạo 106 149,4 63,2 41 35,1 46 44
Hồ tiêu 45 64,4 100,02 103 90 122,2 151
Cà phê 22,4 24,14 31,1 47 37 36,02 26
Chè 18,5 21,5 19 18,1 18 18 16,5
Tổng 190 261 220 118 178 223 237

(số liệu tổng hợp từ trademap.com)

 Khác với kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Đông, mặt hàng hồ tiêu lại có giá trị cao và mức tăng tương đối ổn định, từ 45 triệu USD năm 2010 đến 151 triệu USD năm 2016. Trong giai đoạn 2010 – 2016 chỉ có năm 2014 là kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu ở mức thấp nhất với hơn 90 triệu USD còn lại là có mức tăng trưởng khá ổn định.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê từ năm 2010 đến 2013 tăng khá ổn định từ 22,4 triệu USD đến hơn 47 triệu USD. Tuy nhiên, giai đoạn 2013 đên 2016 lại có xu hướng giảm từ 47 triệu USD còn 26 triệu USD năm 2016. Đặc biệt là mức giảm hơn 10,02 triệu USD kể từ giai đoạn năm 2015-2016.

So với các sản phẩm nông sản khác, số lượng trung bình xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Trung Đông từ năm 2010- 2016 đạt hơn 9,4 triệu/năm. Năm 2010 số lượng chè đạt lớn nhất với hơn 11,1 nghìn tấn. Nói chung số lượng chè xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông khá ổn định từ giai đoạn 2010 – 2016.

  1. Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuât khu Việt Nam sang thị trường Trung Đông

Thực trạng về chất lượng hàng nông sản xuất khẩu

Chất lượng nông sản xuẩt khẩu của Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng xuất khẩu nông sản thô và tăng tỷ trọng nông sản chế biên sâu. Các sản phẩm nông sản đã có những lợi thế cạnh tranh trên thị trường truyền thống của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản,… nên việc đáp ứng nhu cầu về chất lượng nông sản tại thị trường Trung Đông không phải là trở ngại đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam không chỉ đáp ứng yêu cầu về VietGap mà còn đáp ứng nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác. Điển hình có thể thấy ở ngành hồ tiêu, 95% trong tổng số lượng hồ tiêu xuất khẩu đều được chế biến theo các tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA. Tính đến năm 2016, ngành hồ tiêu đã có 18 nhà máy chế biến hiện đại, công suất lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế, chế biến được các sản phẩm đặc trưng như tiêu đen, tiêu trắng, tiêu đỏ, tiêu nghiền bột, tiêu hữu cơ theo công nghệ sạch, chất lượng cao. Hoặc với ngành cà phê, hiện nay cả nước cỏ 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê bột (cà phê rang, xay) và 8 nhà máy chế biến cà phê hòa tan nguyên chất. Năm 2015, tỷ lệ cà phê chế biến chiếm 1,7% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam; đến năm 2016 tỷ lệ này đã tăng một cách ấn tượng (11,2%).

Mặc dù các tiêu chuẩn chất lượng nông sản Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của các quốc gia Trung Đông như: hạt điều chế biến, hạt tiêu, đậu phộng, cà phê, trà, mật ong, gia vị chế biến, gạo và các chế phẩm từ gạo, bột chiên giòn, bột ngũ cốc, bột gạo lứt, hạt sen, trái cây tươi-khô,…song hiện nay tỷ trọng chế biến sâu của nông sản Việt Nam nói chung chỉ đạt 25-30% tổng sản lượng nông sản xuất khẩu. Trên thực tế, chất lượng nông sản chưa thật sự được quan tâm ngay từ khâu giống gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đến bảo quản, chế biến. Nhiều sản phẩm nông sản được đưa đi xuất khẩu chỉ ở dạng sơ chế hoặc chế biến thô nên giá bán không cao và không cạnh tranh được với sản phẩm của các đối thủ. Đây là nguyên nhân chính của tình trạng “sản lượng xuất khẩu nhiều nhưng giá trị thu về thấp” của nông sản Việt Nam trong thời gian vừa qua không chỉ thị trường Trung Đông mả còn nhiều thị trường quốc tế khác.

Trong thời gian tới, khi các rào cản kỹ thuật tại các thị trường nhập khẩu (trong đó có thị trường Trung Đông) được thiết lập nhiều và tinh vi hơn thì vấn đề nâng cao chất lượng nông sản ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, tình trạng các lô hàng nông sản bị từ chối, trả về của một vài quốc gia Trung Đông cũng đã bắt đầu xuất hiện. Nguyên nhân là do khi kiểm tra vẫn còn tồn dư hoạt chất bảo vệ thực vật khá cao, chất lượng nông sản không đồng đều hoặc việc đóng bao bì chưa đúng quy cách… Đây không chỉ là hậu quả của việc thiếu kiểm soát về chất lượng nông sản mà còn cho thấy khả năng giữ “chữ tín” của các doanh nghiệp trong nước trước các khách hàng.

Mỗi thị trường thường nhập các mặt hàng nông sản khác nhau. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng, các quốc gia Trung Đông vẫn chủ yếu nhập các sản phẩm nông sản mà Việt Nam có nhiều lợi thế và được các thị trường nhập khẩu truyền thống như: Mỹ, EU, Nhật Bản chấp nhận. Vì vậy, có thể nói rằng các sản phẩm nông sản Việt Nam như: gạo, chè, tiêu, hạt điều, rau củ, quả, cà phê… đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng của các quốc gia Trung Đông để cạnh tranh với gạo, rau quả của Pakistan, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc; cà phê của Brazil; chè của Srilanka…tại thị trường Trung Đông.

Nhìn chung, chất lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Trung Đông đáp ứng được yêu cầu thị trường, song để cạnh tranh với các đối thủ khác thì nông sản Việt Nam phải tiếp tục cải thiện. Phải coi trọng tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ. Khi quá trình hội nhập ngày một sâu rộng hơn, đây sẽ là vấn đề cấp bách cần giải quyết nhằm tạo ra các nông sản có chất lượng để từng bước khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.

Thực trạng giá cả hàng nông sản xut khẩu:

Giá sản phẩm nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Đông nhiều năm qua cũng có nhiều biến động. Một phần do chất lượng, thương hiệu nông sản Việt Nam vẫn chưa chiếm được niềm tin người Trung Đông, một phần cũng do tính thời vụ cũng như sự biến động của thời tiết.

Bảng 3: Giá trung bình một số nông sản của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh

tại thị trường Trung Đông

Đơn vị: USD/tấn

Sản phm

 

Giá trung bình

 

Gạo Việt Nam 540
Thái Lan 500
Paskitan 620
Ẫn Độ 700
Campuchia 590
H Tiêu Việt Nam 2150
Thái Lan 1100
Trung Quốc 3000
Chè Việt Nam 1200
Srilanka 1110
Trung Quốc 900

Nguồn: tác giả tổng hợp từ trademap.org và ITC

Qua tổng hợp, phân tích từ nguồn dữ liệu thứ cấp trademap và ITC cho thấy rằng giá hàng nông sản xuất khẩu của mỗi quốc gia bán tại thị trường Trung Đông là khá khác nhau. Đối với mặt hàng gạo, giá gạo của Việt Nam ở mức trung bình trên thị trường Trung Đông với hơn 540 USD/tấn, trong khi giá gạo Thái Lan với chỉ khoảng 500 USD/tấn, còn các loại gạo của Ấn Độ và Pakistan có giá cao hơn khá nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác. Gạo Campuchia mới chỉ tham gia vào thị trường Trung Đông song vẫn có mức giá khá cao với gần 600USD/tấn. Điều này cho thấy giá gạo Việt Nam là rất cạnh tranh trên thị trường Trung Đông. Trong khi đó giá hồ tiêu lại có sự chênh lệch khá lớn giữa các quốc gia xuất khẩu nông sản sang Trung Đông. Giá hồ tiêu Việt Nam tuy có số lượng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường này song giá cả trên 1 tấn hồ tiêu đã hơn 2.150 USD, còn giá hồ tiêu của Thái Lan vẫn là thấp nhất với chỉ hơn 1.100 USD/tấn, hồ tiêu của Trung Quốc có giá cao nhất tại thị trường Trung Đông với khoảng gần 3.000 USD/tấn. Trong khi giá chè của Việt Nam lại được xem là cao nhất tại thị trường Trung Đông với hơn 1200 USD/tấn còn quốc gia xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Trung Đông là Srilanka lại có giá thấp hơn 100 USD/tấn so với chè Việt Nam.

Nói chung, giá sản phẩm của mỗi loại nông sản Việt Nam nhìn chung là khá cạnh tranh trên thị trường Trung Đông. Mỗi mặt hàng nông sản thường được phân ra làm các loại khác nhau. Ví dụ như gạo, Trung Đông chủ yếu nhập các loại gạo như: gạo Basmati, gạo tráng hạt dài, cơm dừa sấy khô,… Trong khi đó, Việt Nam lại chỉ chủ yếu xuất khẩu loại gạo trắng hạt dài, cơm dừa sấy khô vào thị trường này. Còn gạo Basmati lại chỉ chủ yếu do Ấn Độ, Pakistan cung cấp. Các loại gạo xuất khẩu sang Trung Đông của Việt Nam phải cạnh tranh khá gay gắt với các loại gạo của Thái Lan, Trung Quốc, Ẩn Độ… (còn nữa)

Đậu Xuân Đạt

(Tạp chí nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông, số 08/2017)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here