[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”CỘNG HÒA NAM PHI” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]

Trang chủ > Hồ sơ thị trường Cộng hòa Nam Phi

[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế

Một số ngành kinh tế trọng điểm

  • Công nghiệp sản xuất
  • Chế biến nông sản
  • Công nghiệp ô tô
  • Hóa chất
  • Luyện kim
  • Khai khoáng

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Nam Phi gồm: vàng, kim cương, platinum, các khoáng sản khác, máy móc thiết bị…

Các thị trường xuất khẩu chính của Nam Phi gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Đức, Namibia…

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Nam Phi gồm: máy móc thiết bị, hoá chất, sản phẩm xăng dầu, thiết bị khoa học, hàng tiêu dùng, thực phẩm…

Các thị trường xuất khẩu lớn nhất vào Nam Phi là Trung Quốc, Đức, Mỹ, Ấn Độ…

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

Một số biện pháp phòng vệ thương mại:

Nam Phi có quy trình nhập khẩu tương đối phức tạp. Nhà nhập khẩu Nam Phi phải đăng ký tại Hải quan Nam Phi và lấy mã số nhập khẩu từ SARS. Điều này ảnh hưởng đến nhiều nhà nhập khẩu, gây ra chậm trễ trong việc thông quan hàng hóa.

Các mặt hàng bị hạn chế như thực phẩm, xăng dầu, hóa chất, hàng hoá đã qua sử dụng, máy móc thiết bị, vàng… cần có giấy phép nhập khẩu trước ngày giao hàng. Giấy phép chỉ có hiệu lực đối với hàng hóa từ quốc gia được chỉ định, không được phép chuyển nhượng và chỉ áp dụng đối với đối tượng được cấp phép, chỉ hợp lệ trong năm được cấp.

Thông thường, các mặt hàng xuất nhập khẩu sẽ do Bộ Công Thương Nam Phi quản lý. Việc nhập khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm vào Nam Phi còn chịu sự quản lý của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp nước này

Các hàng rào kỹ thuật chính đối với thương mại

Việc thường xuyên sửa đổi bổ sung về chính sách, những yêu cầu về hàng hóa cần được đảm bảo khi được bán tại thị trường Nam Phi, việc đưa ra những từ ngữ chưa rõ ràng và chậm trễ trong việc cấp giấy thẩm định chất lượng một số sản phẩm cũng là một trong những yếu tố gây khó khăn cho một số loại hàng hóa nhập khẩu vào Nam Phi

+ Năm 2012, Bộ Y Tế Nam Phi đã thực thi quy định ghi  nhãn cho hàng thực phẩm, hạn chế việc sử dụng một số từ ngữ trên bao bì, nhãn mác sản phẩm. Năm 2014, Bộ Y tế lại đưa ra dự thảo thay đổi về yêu cầu ghi nhãn mác khiến cho nhiều nhãn hàng nhập khẩu vào Nam Phi lo ngại về việc đổi thay đổi về nhãn hiệu hiện có để tiếp tục bán sản phẩm của họ vào Nam Phi. Tuy nhiên, Bộ Y tế Nam Phi đã không triển khai các thay đổi như trong dự thảo năm 2014.

+ Tháng 12/2017, Bộ Y tế Nam Phi đã ban hành sửa đổi các quy định liên quan đến các biện pháp y tế đối với đồ uống có cồn. Các quy định sẽ có hiệu lực từ ngày 22/12/2020. Một số bên liên quan bày tỏ lo ngại về những định nghĩa không rõ ràng trong văn bản đưa ra của Bộ Y tế, những hướng dẫn về việc cảnh báo ảnh hưởng đến sức khỏe được ghi trên nhãn mác sản phẩm.

+ Giấy thẩm định chất lượng (LOA) là một trong những văn bản cần thiết cho thấy sản phẩm nhập khẩu vào Nam Phi đáp ứng được các tiêu chuẩn liên quan tại Nam Phi. Một số cơ quan cấp giấy này là Cơ quan điều chỉnh Quốc gia về các thông số kỹ thuật bắt buộc của Nam Phi (NRCS), Văn phòng tiêu chuẩn Nam Phi (SABS)… Tuy nhiên, nhiều trường hợp, trong đó phải kể đến hàng công nghệ (IT), phải mất đến hơn 350 ngày mới có được giấy chứng nhận của NRCS, gần như gấp 3 lần so với con số 120 ngày do NRCS đưa ra. Trong khi đó, LOA thường lại chỉ có giá trị trong vòng 80 ngày.

+ Nam Phi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với một số mặt hàng như thịt tươi sống, sản phẩm xăng dầu, thuốc trừ sâu, nhựa nguyên liệu, các mặt hàng cao su bao gồm lốp và băng tải, giấy bìa, một số hàng may mặc, một số hạng mục máy móc bao gồm máy biến áp, máy tiện, xẻng cơ khí và một một số mặt hàng thiết bị nông nghiệp, vàng, bạc và một số hợp kim khác.

Quy định về an toàn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật

+ Nam Phi áp đặt nhiều hạn chế đối với việc nhập khẩu thịt lợn như yêu cầu trữ đông nghiêm ngặt với sản phẩm thịt lợn nội địa và thịt lợn nhập khẩu. Nam Phi cũng áp đặt tiêu chuẩn hạn chế về việc pha cắt thịt lợn nhập khẩu với lý do là lo ngại về hội chứng hô hấp và sinh sản ở lợn, mặc dù điều này dường như không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

+ Việc kiểm định chặt chẽ được tiến hành đối với 100% các lô hàng là thực phẩm, thực phẩm đóng hộp khi cập cảng Nam Phi. Điều này gây khó khăn cho một số lô hàng về việc bố trí kho bãi để trữ hàng, thời gian kiểm định có thể kéo dài, ảnh hưởng đến hạn sử dụng của các lô hàng thực phẩm, thực phẩm đóng hộp.

Hàng rào thuế quan

Là thành viên của WTO, Nam Phi áp dụng mức thuế tối huệ quốc (MFN) cho các nước là thành viên WTO. Mức thuế MFN bình quân được Nam Phi áp dụng năm 2017 là 7,6%. Phòng Dịch vụ Doanh thu Nam Phi (SARS) xác định khoảng 90.000 mã số thuế các sản phẩm được thực thi nghiêm ngặt đối với tất cả hàng nhập khẩu.

Nam Phi có Hiệp định ưu đãi thương mại với Liên minh châu Âu, với Thị trường chung khu vực phía Nam (MERCOSUR), khu vực mậu dịch tự do Châu Âu và Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC). Cùng với Hiệp định hợp tác thương mại và phát triển Châu Âu – Nam Phi, xuất khẩu của nhiều nước vào Nam Phi gặp bất lợi so với hàng hóa nhập khẩu từ EU, đặc biệt là các mặt hàng như mỹ phẩm, nhựa, dệt may, xe tải, các sản phẩm nông nghiệp và máy móc.

Trong những năm gần đây, Chính phủ Nam Phi cũng thực hiện một số chính sách về thuế nhằm bảo hộ ngành công nghiệp trong nước. Có thể kể đến việc Nam Phi tăng thuế nhập khẩu gà nguyên con lên mức tối đa là 82%, tăng 37 điểm % đối với gà nhập khẩu cả xương đông lạnh, tăng tuế nhập khẩu đối với các sản phẩm gia cầm khác. Nam Phi cũng áp dụng mức thuế chống bán phá giá với nhiều mặt hàng.

Hàng rào phi thuế quan

Bộ Công Thương Nam Phi ban hành việc cấm nhập khẩu một số mặt hàng như thuốc gây nghiện dưới mọi hình thức, vũ khí, thuốc nổ, pháo hoa, chất độc, thuốc lá với khối lượng hơn 2kg trên 1.000 đơn vị hàng hóa, hàng hóa có nhãn hiệu trái với pháp luật của Nam Phi (như hàng nhái, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân), các sản phẩm sao chép bất hợp pháp các nội dung có bản quyền, hàng hóa do nhà tù sản xuất, hàng hóa đã qua sử dụng. Các sản phẩm nêu trên chỉ được nhập khẩu khi có giấy phép do Ủy ban quản lý thương mại quốc tế Nam Phi (ITAC) cấp.

Các loại hàng nhập khẩu có kiểm soát khác bao gồm chất thải, phế liệu, hàng hóa phải tuân theo các thông số kỹ thuật chất lượng.

Tháng 3/2016, Cơ quan Truyền thông Độc lập Nam Phi (ICASA) và Văn phòng Tiêu chuẩn Nam Phi (SABS) đã ký Biên bản ghi nhớ về việc sửa đổi việc ban hành Giấy chứng nhận tương thích (CoCs) cho khả năng tương thích/ tương thích điện từ của hàng hóa điện và điện tử tại Nam Phi. Điều này làm tăng gấp 5 lần chi phí chứng nhận, thiếu nguồn lực để hỗ trợ quy trình mới, thiếu linh hoạt khi cần phải có xác minh của SABS.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Hiện nay, Nam Phi là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Châu Phi. Trong 05 năm trở lại đây (2013-2017), kim ngạch thương mại song phương đạt xấp xỉ 01 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam tới thị trường Nam Phi bao gồm: điện thoại di động, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giầy dép, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng…

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu có kim ngạch lớn từ Nam Phi gồm chất dẻo nguyên liệu, kim loại thường, hàng rau quả, nguyên phụ liệu dêt may, da và giày, sản phẩm hóa chất…

Đầu tư

Tính đến ngày 20/5/2018, Nam Phi có 7 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 1,2 tỷ USD, đứng thứ 90 trên 127 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Các thỏa thuận đã ký kết

Hai nước đã ký Hiệp định thương mại tháng 4/2000, thỏa thuận dành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN) trong buôn bán hai chiều.

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Với dân số gần 55 triệu người với mức thu nhập trải rộng từ thấp đến cao, nền kinh tế và cơ sở hạ tầng phát triển, cùng vị trí địa lý là cửa ngõ thông thương đến nhiều quốc gia trong khu vực, Nam Phi là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam. Một số lĩnh vực tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nam Phi có thể kể đến như: thủy sản, dệt may, nông sản, giày dép, máy móc thiết bị…

Thủy sản

Trong giai đoạn 2012 – 2016, trung bình Nam Phi nhập khẩu khoảng 230 triệu USD hàng thủy hải sản, chủ yếu từ Namibia, Ma-rốc, Na Uy, Ấn Độ, Trung Quốc…

Hàng thủy hải sản cũng là một trong những mặt hàng trao đổi đều đặn giữa Việt Nam và Nam Phi. Trung bình mỗi năm, kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam sang Nam Phi đạt khoảng 25 triệu USD, trong đó, Việt Nam xuất khẩu khoảng 17 triệu USD và nhập khẩu khoảng 7-8 triệu USD. Các hải sản chính Việt Nam xuất khẩu sang Nam Phi gồm tôm hùm, các loại tôm biển, cá vược, các loại cá đông lạnh, bào ngư, các loại nhuyễn thể…

Dệt may

Trong giai đoạn2012-2016, trung bình Nam Phi nhập khẩu khoảng 01-02 tỷ USD hàng dệt may, chủ yếu từ Trung Quốc, Swaziland, Lesotho, Mauritius, Madagascar…

Hàng dệt may cũng là một trong những mặt hàng trao đổi đều đặn giữa Việt Nam và Nam Phi. Trung bình mỗi năm, kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang Nam Phi đạt khoảng 25 triệu USD, trong đó, Việt Nam xuất khẩu khoảng 21-22 triệu USD và nhập khẩu khoảng 0,7-0,8 triệu USD.

Cùng với sự phát triển của đời sống người dân, với khí hậu đa dạng – mùa hè nóng, mùa đông lạnh, nhu cầu hàng dệt may của Nam Phi đang ngày một cao hơn, không những phục vụ tiêu thụ nội địa, mà còn để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của quốc gia này.

Nông sản

Trong giai đoạn từ 2012 – 2016, trung bình Nam Phi nhập khẩu khoảng 83 triệu USD cà phê, chủ yếu từ Việt Nam, Thụy Sĩ, Italia, Brazil, Indonesia… Trong đó, Việt Nam là nhà cung cấp cà phê lớn nhất của Nam Phi với kim ngạch bình quân đạt khoảng 18 triệu USD/năm.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng xuất khẩu sang Nam Phi các sản phẩm rau củ quả. Bình quân trong giai đoạn từ năm 2012-2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Nam Phi đạt khoảng 12,6 triệu USD rau củ quả/năm. Trong đó các sản phẩm rau củ chủ yếu gồm: hành tây, tỏi, hành lá, rau xanh đông lạnh… và các loại hoa quả chủ yếu gồm: dừa, hạt điều, các loại cam quýt…

Bên cạnh tiêu thụ các loại rau củ, trái cây nội địa, việc tiêu thụ các trái cây nhập khẩu cũng rất phổ biến tại Nam Phi. Một số loại trái cây nhiệt đới rất được ưa thích và tiêu thụ tại Nam Phi dưới dạng đóng hộp như vải, nhãn, chôm chôm…

Một số loại trái cây như cam, quýt, nho… nhập khẩu vẫn được người dân nước này ưa chuộng bên cạnh hàng nội địa ngoài yếu tố thời vụ còn do chủng loại và hương vị của trái cây nhập khẩu phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng, cũng như cạnh tranh về giá so với trái cây nội địa.

Giày dép

Trong giai đoạn 05 năm gần đây (2012 – 2016), kim ngạch xuất khẩu giày dép của Nam Phi đạt khoảng 182 triệu USD, chủ yếu sang các nước lân cận như Botswana, Namibia, Lesotho, Swaziland, Zambia…Ước tính 70% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Nam Phi là sang thị trường các nước Châu Phi.

Việt Nam là một trong những nhà cung cấp giày dép chính sang Nam Phi. Trung bình mỗi năm, từ 2012 – 2016, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang Nam Phi đạt khoảng 135 triệu USD với mức tăng trưởng bình quân đạt 5%/năm.

[vc_custom_heading text=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu:

Nhìn chung, tùy thuộc vào tính chất của từng mặt hàng mà Nam Phi có, các cơ quan quy định về việc xuất nhập khẩu các mặt hàng đó.

  • Hàng hóa thương mại chung do Bộ Công Thương Nam Phi quản lý. Thông tin chi tiết, đề nghị truy cập www.dti.gov.za
  • Hàng thực phẩm tươi sống do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Bộ Công Thương Nam Phi quản lý. Thông tin chi tiết, đề nghị truy cập: www.health.gov.za; www.daff.gov.za
  • Quản lý xuất nhập khẩu là chức năng của Ủy ban quản lý thương mại quốc tế của Nam Phi (ITAC). Thông tin chi tiết, đề nghị truy cập www.itac.org.za

Chính sách thuế và thuế suất:

Việc quản lý các vấn đề thuế suất của Nam Phi do Văn phòng dịch vụ doanh thu của Nam Phi chịu trách nhiệm. Thông tin chi tiết, đề nghị truy cập: www.sars.gov.za

Quy định về bao bì, nhãn mác:

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: +84-24- 22205425
Fax: +84-24-22205518 

Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 3, Central Building, 31 Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024 3936 2000
E-mail: olitical.hanoi@foreign.gov.za; admin.hanoi@foreign.gov.za; -consular.hanoi@foreign.gov.za

Văn phòng Lãnh sự Danh dự Cộng hòa Nam Phi tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 19 Phùng Khắc Khoan, phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028 3823 8556
E-mail: savisa2009@gmail.com

Tại Nam Phi

Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nam Phi
Địa chỉ: 87 Brooks Street, Brooklyn, Pretoria, Republic of South Africa.
Điện thoại: + 27 (0)12 362 8119 và + 27 (0)12 362 8118
Lãnh sự khẩn cấp: Điện thoại: +27 (0)622 307 763
Email: t_thanh_2000@yahoo.com
Fax: + 27 (0)12 362 8115
Email: embassy@vietnam.co.za
​Website: www.vietnamembassy-southafrica.org​

Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi
Địa chỉ: 198 Silver Oak Avenue, Waterkloof, Pretoria
Điện thoại: +27 12 3468083
Email: za@moit.gov.vn