Tiếp sau chuyến thăm và làm việc thành công của đoàn cán bộ cấp cao của thành phố Hà Nội vào đầu tháng 5 năm 2018 với thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ), nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch… giữa Việt Nam và Mông Cổ theo tinh thần biên bản đã được ký kết trong phiên họp lần thứ 16 của Ủy ban liên Chính phủ tại Ulan Bator vào tháng 8 năm 2017, vừa qua Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ đã làm việc với lãnh đạo một số địa phương và doanh nghiệp của Mông Cổ.
Mong muốn Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Tiếp và làm việc với đoàn công tác của Đại sứ quán tại tỉnh TUV có ngài J.Batjargal Chủ tịch tỉnh và một số lãnh đạo chủ chốt của tỉnh. Tại buổi làm việc, ngài J.Batjargal cho biết, tháng 1 năm 2018, trong chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình của Việt Nam, lãnh đạo tỉnh TUV và tinh Hòa Bình đã ký kết biên bản ghi nhớ. Theo đó, tỉnh Hòa Bình sẽ nhập khẩu thịt gia súc của tỉnh TUV và đầu tư một nhà máy chế biến rau quả sấy khô tại tỉnh TUV. Trên tinh thần đó, Ngài J.Batjargal đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ trao đổi với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình để những nội dung đã thỏa thuận trong biên bản ghi nhớ sớm được triển khai thực hiện.
Đánh giá cao những nỗ lực của lãnh đạo tỉnh TUV trong việc chủ động thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam, Đại sứ Đoàn Thị Hương cho rằng, tỉnh Hòa Bình và tỉnh TUV có nhiều nét tương đồng; biên bản ghi nhớ mà hai tỉnh đã ký kết là một cơ sở quan trọng để hai tỉnh xúc tiến việc hợp tác. Và đây cũng là cơ hội để mở ra hướng hợp tác làm ăn cho các doanh nghiệp của hai tỉnh trong các lĩnh vực khác. Để thúc đẩy những nội dung hợp tác này, Đại sứ quán sẽ có văn bản gửi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, và lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, đề nghị lãnh đạo tỉnh Hòa Bình sớm thăm và làm việc với tỉnh TUV để khảo sát và bàn bạc cụ thể. Đại sứ Đoàn Thị Hương đề nghị, trong quá trình triển khai thực hiện, lãnh đạo tỉnh TUV cần thường xuyên liên lạc, trao đổi với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình và Đại sứ quán, những vấn đề gặp khó khăn thì cùng nhau tháo gỡ. Với chức năng của mình, Đại sứ quán sẽ tích cực làm cầu nối để hai tỉnh xúc tiến việc hợp tác đi vào thực chất, hiệu quả, cùng có lợi.
Cũng mong muốn được hợp tác với Việt Nam, tại buổi làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ, ngài Z. Munkhtur, Chủ tịch huyện Shinejinst thuộc tỉnh Bayankhongor cho biết, đặc sản của huyện là dê trắng. Thịt dê ở đây rất thơm ngon, đứng đầu của Mông Cổ. Toàn huyện Shinejinst có 171.000 con dê trắng, tuy nhiên việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn. Ngài Z. Munkhtur đề nghị Đại sứ quán tìm đối tác, tạo điều kiện để huyện Shinejinst kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm và đầu tư nhà máy chế biến thịt gia súc tại đây.
Ghi nhận ý kiến của ngài Z. Munkhtur, Đại sứ Đoàn Thị Hương cho rằng thịt dê trắng của huyện Shinejinst rất bổ dưỡng và phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Tuy nhiên giao thông và xây dựng ở huyện Shinejinst tương đối khó khăn. Bởi vậy, cần cải tiến cơ sở hạ tầng và đặc biệt là phải có chính sách ưu đãi thật tốt mới thu hút được đầu tư. Đại sứ đề nghị ngài Shinejinst sớm cung cấp những thông tin về chính sách ưu đãi đầu tư. Trên cơ sở đó, Đại sứ quán sẽ thông tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Việt Nam.
Mong muốn Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp
Tiếp và làm việc với đoàn công tác của Đại sứ quán tại tỉnh TUV có ngài J.Batjargal Chủ tịch tỉnh và một số lãnh đạo chủ chốt của tỉnh. Tại buổi làm việc, ngài J.Batjargal cho biết, tháng 1 năm 2018, trong chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình của Việt Nam, lãnh đạo tỉnh TUV và tinh Hòa Bình đã ký kết biên bản ghi nhớ. Theo đó, tỉnh Hòa Bình sẽ nhập khẩu thịt gia súc của tỉnh TUV và đầu tư một nhà máy chế biến rau quả sấy khô tại tỉnh TUV. Trên tinh thần đó, Ngài J.Batjargal đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ trao đổi với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình để những nội dung đã thỏa thuận trong biên bản ghi nhớ sớm được triển khai thực hiện.
Đánh giá cao những nỗ lực của lãnh đạo tỉnh TUV trong việc chủ động thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam, Đại sứ Đoàn Thị Hương cho rằng, tỉnh Hòa Bình và tỉnh TUV có nhiều nét tương đồng; biên bản ghi nhớ mà hai tỉnh đã ký kết là một cơ sở quan trọng để hai tỉnh xúc tiến việc hợp tác. Và đây cũng là cơ hội để mở ra hướng hợp tác làm ăn cho các doanh nghiệp của hai tỉnh trong các lĩnh vực khác. Để thúc đẩy những nội dung hợp tác này, Đại sứ quán sẽ có văn bản gửi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, và lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, đề nghị lãnh đạo tỉnh Hòa Bình sớm thăm và làm việc với tỉnh TUV để khảo sát và bàn bạc cụ thể. Đại sứ Đoàn Thị Hương đề nghị, trong quá trình triển khai thực hiện, lãnh đạo tỉnh TUV cần thường xuyên liên lạc, trao đổi với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình và Đại sứ quán, những vấn đề gặp khó khăn thì cùng nhau tháo gỡ. Với chức năng của mình, Đại sứ quán sẽ tích cực làm cầu nối để hai tỉnh xúc tiến việc hợp tác đi vào thực chất, hiệu quả, cùng có lợi.
Cũng mong muốn được hợp tác với Việt Nam, tại buổi làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ, ngài Z. Munkhtur, Chủ tịch huyện Shinejinst thuộc tỉnh Bayankhongor cho biết, đặc sản của huyện là dê trắng. Thịt dê ở đây rất thơm ngon, đứng đầu của Mông Cổ. Toàn huyện Shinejinst có 171.000 con dê trắng, tuy nhiên việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn. Ngài Z. Munkhtur đề nghị Đại sứ quán tìm đối tác, tạo điều kiện để huyện Shinejinst kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm và đầu tư nhà máy chế biến thịt gia súc tại đây.
Ghi nhận ý kiến của ngài Z. Munkhtur, Đại sứ Đoàn Thị Hương cho rằng thịt dê trắng của huyện Shinejinst rất bổ dưỡng và phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Tuy nhiên giao thông và xây dựng ở huyện Shinejinst tương đối khó khăn. Bởi vậy, cần cải tiến cơ sở hạ tầng và đặc biệt là phải có chính sách ưu đãi thật tốt mới thu hút được đầu tư. Đại sứ đề nghị ngài Shinejinst sớm cung cấp những thông tin về chính sách ưu đãi đầu tư. Trên cơ sở đó, Đại sứ quán sẽ thông tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Việt Nam.
Đề nghị dạy nghề và phân phối sản phẩm của Việt Nam.
Trong lĩnh vực hợp tác giáo dục, dạy nghề, Đại sứ quán đã làm việc với ngài A. Amartuvshin Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn ZAAG tại Ulan Bator. Tại buổi làm việc, ngài A. Amartuvshin cho biết, làng Khatgal (tương đương cấp huyện) thuộc tỉnh Khuvsgul có hồ Khuvsgul là địa điểm du lịch nổi tiếng của Mông Cổ. Đa phần người dân ở đây làm nghề dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, mùa đông không có khách du lịch nên bà con không có việc làm. Được biết người Việt rất giỏi làm đồ thủ công mỹ nghệ, bởi vậy ngài A. Amartuvshin đề nghị Đại sứ quán kết nối với các nghệ nhân Việt Nam dạy nghề cho người dân của làng Khatgal sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ từ đá, gỗ… tạo việc làm cho người dân. Nhất trí với đề xuất của ngài A. Amartuvshin, Đại sứ Đoàn Thị Hương hứa sẽ kết nối với các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề thủ công mỹ nghệ của Việt Nam để hai bên liên hệ, trao đổi trực tiếp những nội dung cụ thể.
Trong lĩnh vực kinh doanh, Đại sứ quán đã làm việc với bà Bolormaa, Tổng giám đốc Công ty Mongolian Star Distribution – Một Công ty lớn ở Mông Cổ, kinh doanh đa lĩnh vực. Theo bà Bolormaa thì Việt Nam có rất nhiều mặt hàng chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Bà Bolormaa đề nghị với Đại sứ quán, tạo điều kiện để Công ty kết nối với các nhà sản xuất, các doanh nghiệp của Việt Nam để làm nhà phân phối các sản phẩm như: sữa tắm, dầu gội đầu, bỉm, tã, kem dưỡng da… tiến tới làm nhà phân phối thuốc chữa bệnh và dụng cụ y tế do Việt Nam sản xuất. Hoan nghênh bà Bolormaa, Đại sứ Đoàn Thị Hương khẳng định, rất nhiều mặt hàng của Việt Nam được người tiêu dùng trên thế giới thừa nhận chất lượng tốt, đặc biệt giá cả rất rẻ. Đại sứ quán Việt Nam sẽ liên hệ với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất trong nước để thông tin đến bà Bolormaa. Đại sứ quán sẽ tạo điều kiện tốt nhất để bà Bolormaa thăm và tìm hiểu các cơ sở sản xuất của Việt Nam. Trên cơ sở đó hai bến thống nhất liên doanh, hợp tác đảm bảo cùng có lợi./.
(ĐSQVN tại Mông Cổ)