Năm 2017-2021 được ghi nhận là giai đoạn trỗi dậy của làn sóng bảo hộ mậu dịch, với sự xuất hiện nhiều công cụ mới và được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu.
Về nguyên tắc, để bảo hộ mậu dịch, các nước có thể dùng phối hợp các công cụ bảo hộ thuế quan và phi thuế quan. Chúng có thể có nhiều hình thức, bao gồm: Thuế và Các hàng rào phi thuế quan. Nhưng xu hướng hiện nay là ngày càng giảm các hàng rào thuế quan và gia tăng các công cụ phi thuế quan, bao gồm: Cấm nhập khẩu; Hạn ngạch nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu; Giấy phép xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp, tự nguyện hạn chế xuất khẩu, yêu cầu nội địa hóa, lệnh cấm vận, Giá nhập khẩu tối thiểu, Giá nhập khẩu tối đa, Giá xuất khẩu tối thiểu và Giá hành chính; Các yêu cầu thanh toán trước; Tiền gửi nhập khẩu trước; Yêu cầu giới hạn tiền mặt; Trả trước thuế hải quan; Tỷ giá hối đoái đa dạng; Quản lý ngoại hối; Thuế nội địa đối với nhập khẩu (Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế trị giá gia tăng); Biện pháp về hành chính kĩ thuật (bao gồm hình thức hàng đổi hàng, đặt cọc, thủ tục hải quan, mua sắm chính phủ, qui tắc xuất xứ, chất lượng, an toàn hoặc kích thước, kí hiệu, thử nghiệm và các phương pháp thử nghiệm, đóng gói, đóng dấu, và các yêu cầu dán nhãn cho một sản phẩm)…
Sự bất bình của người dân trước tình trạng mất việc làm do toàn cầu hóa và các chính sách tự do thương mại được cho là vấn đề cốt lõi dẫn tới xu hướng gia tăng bảo hộ, với những công cụ bảo hộ mới đang được áp dụng phổ biến là:
Những quy định về hạn chế xuất khẩu
Các quy định thương mại toàn cầu cho phép các thành viên áp dụng những hạn chế xuất khẩu nếu chúng giúp giảm nhẹ tình trạng thiếu lương thực ở trong nước, cũng như các nguy cơ về môi trường, cho dù các hạn chế đó có thể gây tổn hại đến những nước nhập khẩu ròng lương thực và thậm chí gây ra tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
Theo Báo cáo của WTO, việc thiếu các quy định toàn cầu về hạn chế xuất khẩu đã dẫn đến sự ra đời của ít nhất 30 hàng rào mới, được các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ucraina… đưa ra trong giai đoạn từ tháng 10/2010-4/2011, tăng so với con số 25 của giai đoạn 12 tháng trước đó. Những rào cản này bao gồm hạn ngạch và các mức thuế xuất khẩu. Cũng theo WTO, những biện pháp hạn chế nhập khẩu nói trên được đưa ra với một loạt lý do, như bảo vệ môi trường hoặc đảm bảo nguồn cung, cũng như giá cả của các mặt hàng nông sản ở thị trường trong nước. Tuy nhiên, việc sử dụng những biện pháp như thế để giải quyết các vấn đề này là những mối nguy hại. Các chính phủ có thể bị lôi kéo vào xu thế sử dụng những hạn chế xuất khẩu để thay đổi lợi thế của họ về giá hàng hóa xuất khẩu hoặc tăng cường sản xuất theo hướng bất lợi cho các nước khác.
Trung Quốc, nước hiện chiếm tới 97% nguồn cung đất hiếm của thế giới, biện minh rằng những lo ngại về môi trường và tình trạng kiệt tài nguyên đã buộc Bắc Kinh phải hạn chế xuất khẩu, dù phải đối mặt với thách thức pháp lý trong khuôn khổ WTO.
Thủ tục hải quan rườm rà
Điều này làm tăng chi phí, lỡ có hội kinh doanh và thậm chí làm nản long các nhà xuất khẩu của nước hoặc mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu.
Các hàng rào kỹ thuật, nâng cao một số tiêu chuẩn, yêu cầu khắt khe hơn đối với chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ và sản phẩm liên quan đến sức khoẻ.
Các tiêu chuẩn này tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng cách giúp người mua nước ngoài đánh giá được quy cách, chất lượng của sản phẩm. Nhưng nếu chúng quá khác biệt giữa các nước sẽ buộc các doanh nghiệp nước khác có thể phải điều chỉnh lại quy trình sản xuất. Ngoài ra, đòi hỏi thử nghiệm sản phẩm tại nước nhập khẩu để đảm bảo rằng các sản phẩm đó phù hợp với những quy định của nước đó về kỹ thuật và an toàn khiến cho các nhà xuất khẩu phải chịu những quy trình kiểm tra nghiêm ngặt hơn hoặc chi phí kiểm tra cao hơn cho quá trình kiểm tra này.
Giảm giá tiền tệ
Việc giảm giá đồng bản tệ khiến giá các mặt hàng xuất khẩu rẻ hơn và giá các mặt hàng nhập khẩu đắt hơn là công cụ hữu hiệu giúp bảo hộ các mặt hàng của nước sử dụng công cụ này.
Trợ cấp xuất khẩu
Các hoạt động trợ cấp xuất khẩu trực tiếp giúp giảm giá hàng xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh hàng nội địa so vơi hàng nhập khẩu.
Chống bán phá giá
Việc điều tra chống bán phá giá với các cáo buộc và áp thuế nhập khẩu cao hơn có chủ đích có thể giúp cho các nhà sản xuất ở một quốc gia nào đó chống lại các đối tác thương mại bị buộc tội là bán hàng hóa với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất.
Theo báo cáo của WTO, tính từ ngày 1/1/1995 đến 31/12/2015, trên thế giới đã có 311 vụ khởi xướng áp dụng biện pháp tự vệ. Trong 5.448 vụ phòng vệ thương mại trên thế giới, thì chống bán phá giá chiếm 4.757 vụ. Mức độ ban hành các biện pháp hạn chế thương mại trong thời gian qua của G20 là cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Báo cáo về biện pháp thương mại của G20 cho thấy, từ trung tuần tháng 10/2015 đến trung tuần tháng 5/2016, các nền kinh tế G20 – chiếm 90% GDP toàn cầu – đã áp dụng 145 biện pháp mới về hạn chế thương mại, trung bình mỗi tháng áp dụng 21 biện pháp, nhiều hơn so với mức trung bình 17 biện pháp/tháng trong giai đoạn 7 tháng trước đó, trong đó các biện pháp chống bán phá giá chiếm tuyệt đại đa số. Số lượng c