WTO cho rằng chuỗi cung ứng đang dần trở lại bình thường

0
72
(ảnh minh hoạ)

Ngày 20/4/2020, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra dự báo thương mại hàng năm trong bối cảnh còn chưa rõ về đại dịch về ảnh hưởng kinh tế. Mặc dù thương mại quốc tế bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch Covid-19, WTO cho rằng giai đoạn tồi tệ nhất đã qua và các chuỗi cung ứng đang chậm chạp khôi phục trở lại do nhu cầu bắt đầu tăng. Thương mại quốc tế giảm mạnh trong nửa đầu năm, tuy nhiên, nhờ vào các sáng kiến của chính phủ các nước trong ngăn chặn lây lan dịch bệnh, các chuyên gia kinh tế của WTO tin rằng tình hình đã không diễn ra theo kịch bản tệ nhất được dự báo hồi tháng 4.

Trong báo cáo, WTO đưa ra 2 kết luận: một là kịch bản lạc quan, cho rằng thương mại quốc tế năm 2020 sẽ giảm 13%, hai là kịch bản bi quan hơn với mức giảm 32%. Theo kịch bản 1, thương mại quốc tế phải tăng trưởng 2,5% mỗi quý trong nửa năm còn lại. Tuy nhiên, các vấn đề như làn sóng Covid-19 thứ 2, tăng trưởng kinh tế yếu, các lệnh hạn chế thương mại tại các nước, có thể làm ảnh hưởng khả năng tăng trưởng thương mại.

Trao đổi hàng hóa quốc tế của Bangladesh giảm 3% trong Quý 1 của năm tài khóa hiện tại (FY20). Theo tính toán sơ bộ, trong Quý 2, thời điểm cả nước áp dụng lệnh phong tỏa, ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu ra thế giới, lượng hàng hóa xuất khẩu giảm khoảng 18,5%. Đây có thể là một trong những lần sụt giảm nghiêm trọng nhất trong lịch sử của Bangladesh nhưng lần này có thể đã tệ hơn nhiều.

Các nhà máy dệt may của Bangladesh đang hoạt động với 55% công suất nhằm giảm chi phí vận hành trong khi lượng bán giảm. Công suất có thể tăng đến 70-80% trong tháng 10-12.

Bangladesh sẽ phải đối diện với nhiều thách thức trong khôi phục kinh tế sau dịch bệnh, dẫn đến việc cho phép Việt Nam vượt qua Bangladesh trong thương mại quốc tế do quốc gia này có nhiều lợi thế hơn. Bangladesh gần đây nhận được danh hiệu nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 thế giới. Năm 2018, Bangladesh xuất khẩu 34 tỷ USD, chiếm 6,4% thị trường toàn cầu. Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc (BGMEA) cho rằng Bangladesh có đủ khả năng để duy trì thứ hạng trong 8 năm tới.

BGMEA kỳ vọng EU sẽ gia hạn ưu đãi miễn thuế đối với hàng may mặc Bangladesh, được áp dụng từ năm 1973 theo Quy chế “mọi thứ trừ vũ khí” (EBA) dành cho các nước kém phát triển và dự kiến kết thúc vào 2027 sau khi Bangladesh thoát khỏi danh sách các nước kém phát triển. BGMEA dự kiến sẽ xin gia hạn EBA thêm ít nhất 8 năm do bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Bangladesh không được hưởng miễn thuế tại thị trường Mỹ, thị trường xuất khẩu chính của Bangladesh, do Mỹ không cấp ưu đãi miễn thuế cho hàng may mặc từ bất kỳ quốc gia nào trừ một số nước châu Phi theo Điều luật Tăng trưởng và cơ hội châu Phi (AGOA). Vì thế, ngành xuất khẩu may mặc của Bangladesh chịu 15,62% thuế vào Mỹ, trong khi các loại hàng hóa khác từ các nước kém phát triển được miễn đến 97% thuế.

Hàng năm, Bangladesh xuất khẩu hàng may mặc trị giá khoảng 20 tỷ USD vào EU và khoảng 6 tỷ USD vào Mỹ, tương đương lần lượt khoảng 60% và 18% tổng lượng hàng may mặc Bangladesh xuất khẩu ra thế giới.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here