World Bank xem xét hỗ trợ Bangladesh giải quyết khủng hoảng nhân đạo người Rohingya

0
144

Nhóm công tác gồm sáu thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB) do Giám đốc Chương trình phát triển bền vững Sanjay Srivastava và Giám đốc Chương trình phát triển con người Tekabe Belay dẫn đầu đã tới Dhaka hôm 21/10, bắt đầu chuyến công tác trong 14 ngày nhằm dánh giá thực trạng người tỵ nạn Rohingya, làm cơ sở cho việc kiến nghị hỗ trợ tài chính cho Bangladesh nhằm giải quyết cuộc khủng hoàng nhân đạo người Rohingya. Sau khi thị sát tại Cox’s Bazar – nơi hiện có khoảng 1 triệu người Rohingya đang sống, Đoàn sẽ có các cuộc làm việc với các bộ, ngành liên quan của Bangladesh để tiến hành trao đổi, thảo luận. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, Bangladesh có thể sẽ nhận được khoảng 300 triệu USD trong tổng số 600 triệu USD được phân bổ cho khu vực Nam Á thông qua nguồn Quỹ dành cho người tỵ nạn toàn cầu mới được thành lập. Tuy nhiên, để nhận được khoản tài chính này, Chính phủ Bangladesh phải đáp ứng được ba tiêu chí chủ yếu như số lượng người tỵ nạn có đăng ký với UNHCR ít nhất là 25.000 người hoặc ít nhất chiếm hoặc chiến lược hành động trung hoặc dài hạn, trong đó đề cập những bước cụ thể mà Chính phủ sẽ triển khai nhằm đem đến một giải pháp lâu dài và có lợi cho người tỵ nạn cũng như người dân bản địa, phù hợp với mục tiêu của Quỹ dành cho người tỵ nạn của WB. Đây cũng chính là điểm khác biệt căn bản so với các tổ chức khác vốn chỉ tập trung hỗ trợ nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp thiết trước mắt của người tỵ nạn. Bên cạnh đó, quyết định trợ giúp của WB còn phụ thuộc vào những phân tích định tính và định lượng về tác động của dòng người tỵ nạn ở cấp độ quốc gia và khu vực, thí dụ về gành nặng tài chính hay việc gia tăng nguy cơ bất ổn.

Bộ trưởng Tài chính Bangladesh AMA Muhith cho rằng người tỵ nạn Rohingya đang đặt gánh nặng vô cùng lớn lên việc phân bổ ngân sách quốc gia; đồng thơi cho biết Bangladesh cần khoảng 2 tỷ USD nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo người Rohingya. Ông Muhith cho biết, nếu WB thông qua khoản tài chính trị giá 300 triệu USD cho Bangladesh, 50% trong số đó sẽ là khoản viện trợ không hoàn lại. Tính từ 25/8 đến 22/10, số người Rohingya chạy sang Bangladesh đã lên tới 600.000 người.

(The Daily Star/ The Financial Express)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here