Việt Nam và nhóm G7, Na Uy và Đan Mạch thông qua thỏa thuận đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh

0
56
Cánh đồng điện gió Bạc Liêu. (Nguồn: Baodautu)
Cánh đồng điện gió Bạc Liêu. (Nguồn: Baodautu)

Thỏa thuận đầy tham vọng về Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) đã được thống nhất giữa Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và các lãnh đạo khối G7, Đan Mạch và Na Uy ngày 14 tháng 12 tại Hội nghị cấp cao EU – ASEAN tại Bỉ.

JETP giai đoạn đầu sẽ huy động 15,5 tỉ USD từ các nguồn tài chính công và tư trong vòng 3 đến 5 năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển đối xanh của Việt Nam, dừng đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than và tăng tỉ trọng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Thỏa thuận này sẽ hỗ trợ Việt Nam hướng tới một số mục tiêu mới đầy tham vọng:

  • Đưa ra ngày đạt đỉnh điểm lượng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam từ năm 2035 xuống năm 2030.
  • Giảm lượng phát thải đỉnh hàng năm của ngành điện lên tới 30%, từ 240 megaton xuống 170 megaton, và đẩy lùi ngày đạt đỉnh trong 5 năm tới năm 2030.
  • Hạn chế công suất điện than của Việt Nam ở mức 30,2 gigawatt so với con số quy hoạch hiện tại là 37 gigawatt.
  • Đẩy nhanh việc sử dụng năng lượng tái tạo để năng lượng tái tạo chiếm ít nhất 47% sản lượng điện vào năm 2030, tăng từ tỷ lệ phát điện theo kế hoạch hiện tại là 36%.

Việc thực hiện thành công các mục tiêu đầy tham vọng này sẽ giúp giảm khoảng 500 megaton (0,5 tỷ tấn) khí thải vào năm 2035.

Những đóng góp ban đầu cho JETP Việt Nam bao gồm 7,75 tỷ đô la cam kết từ IPG cùng với Ngân hàng Phát triển Châu Á và Tổ chức Tài chính Quốc tế. Điều này được hỗ trợ bởi cam kết làm việc để huy động và tạo điều kiện thuận lợi cho khoản đầu tư tư nhân trị giá 7,75 tỷ đô la từ một nhóm các tổ chức tài chính tư nhân ban đầu do Liên minh tài chính Glasgow cho Net Zero (GFANZ) điều phối.

Trong 12 tháng tới, Việt Nam sẽ làm việc với sự hỗ trợ của các nước đối tác để xây dựng và thông qua Kế hoạch huy động nguồn lực của JETP Việt Nam, kế hoạch này sẽ cho phép thực hiện chiến lược và tài trợ của JETP.

Là một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, JETP của Việt Nam sẽ chứng minh rằng tăng trưởng kinh tế có thể tách rời khỏi tiêu thụ năng lượng nhiên liệu hóa thạch.

Một quá trình chuyển đổi công bằng sẽ không chỉ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu về khí hậu mà còn đảm bảo một tương lai thịnh vượng và chắc chắn cho người dân, giảm tác động của ô nhiễm và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cũng như tạo việc làm mới.

JETP sẽ thúc đẩy hợp tác chính trị giữa Việt Nam và các nước G7 cũng như các nước Bắc Âu tiến xa hơn nữa trong tương lai, mở rộng hợp tác kinh tế liên quan đến tăng trưởng xanh và tăng cường hợp tác giải quyết các thách thức và giải pháp toàn cầu về chuyển đổi năng lượng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhân sự kiện này, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre nói “Na Uy tự hào là một phần của Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) và hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng. Chúng tôi tin rằng điều này có thể huy động vốn tư nhân rất cần thiết để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi đầy tham vọng từ than đá sang năng lượng tái tạo.”

Tham khảo thêm tại đường link: https://bit.ly/3hHBXI7

(vietnamexport)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here