Việt Nam và danh sách các nước bị Mỹ định danh thao túng tiền tệ

0
539
Việt Nam đều vượt quá 3 tiêu chuẩn mà Bộ Tài Chính Mỹ dùng để xác định chính sách tiền tệ và khó tránh bị cáo buộc “thao túng tiền tệ.”

Hãng tin Bloomberg ngày 28/5 dẫn số liệu từ Cục Thống kê Mỹ cho biết hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ tăng 40,2% trong 3 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi các đơn hàng từ Hàn Quốc chỉ tăng 18,4%. Cùng thời điểm này, hàng xuất khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ giảm 13,9% trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang.

Việt Nam đã vượt quá 3 tiêu chuẩn mà Bộ Tài Chính Mỹ dùng để xác định chính sách tiền tệ và khó tránh bị cáo buộc “thao túng tiền tệ.”

Việt Nam xếp thứ 12 trong các nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất vào Mỹ

Bloomberg nhận định nếu tốc độ tăng trưởng này của Việt Nam được duy trì trong suốt một năm, Việt Nam có thể vượt qua Italy, Pháp, Anh và Ấn Độ để đứng trong hàng ngũ các nước xuất khẩu hàng đầu vào thị trường Mỹ.

Hiện tại Việt Nam đang xếp thứ 12 trong danh sách các nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất vào Mỹ. Nếu giữ đà tăng trưởng như bây giờ, Bloomberg dự đoán Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 7, soán ngôi của Anh ở thời điểm hiện tại.

Trang mạng Council on Foreign Relations(Hội đồng Đối ngoại, một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận chuyên về chính sách đối ngoại của Mỹ và các vấn đề quốc tế) ngày 27/5 đăng ý kiến cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đang tăng nhanh và như vậy, thặng dư tài khoản vãng lai tổng thể tiếp tục duy trì. Nếu Việt Nam tiếp tục mua USD trên thị trường ngoại hối để giữ cho tiền Đồng không bị tăng giá trị, thì Việt Nam sẽ sớm có thể là “trường hợp thử nghiệm” cho chính sách của Tổng thống Trump đối với các quốc gia can thiệp để duy trì đồng tiền bị định giá thấp.

Bài viết cho rằng trong nội bộ chính quyền Trump đang diễn ra cuộc tranh luận gay gắt về các hoạt động tiền tệ của Việt Nam. Chính quyền Trump quan tâm đến cán cân thương mại song phương và thâm hụt thương mại với Việt Nam đang tăng nhanh.

Giống như Trung Quốc, Việt Nam xuất khẩu rất nhiều hàng hóa sang Mỹ và trong quý I/2019, xuất khẩu đã tăng mạnh.

Giống như Trung Quốc, Việt Nam không nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Mỹ. Thực tế là giá trị gia tăng ở Việt Nam thường thấp, do đó, Việt Nam không thể mua được nhiều tư liệu sản xuất hàng đầu của Mỹ. Tuy nhiên, còn có thực tế nữa là nhiều chuỗi giá trị toàn cầu mà tạo ra lợi nhuận lớn (thường là ở nước ngoài) cho các công ty Mỹ nhưng hiện không giúp nhiều cho hoạt động sản xuất của Mỹ. Không có nhiều dấu hiệu cho thấy các chuỗi giá trị châu Á đã bao gồm các nhà máy và lao động Mỹ. Các công ty bán dẫn Fabless thiết kế chip có khả năng xuất khẩu thiết kế của họ sang khu vực có thuế thấp trước khi họ cấp phép thiết kế của họ cho một nhà sản xuất hợp đồng ở châu Á. Sự gia tăng trong xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ không tương xứng với xuất khẩu từ Mỹ sang Việt Nam.

Trở lại những năm 2000, giống như Trung Quốc, Việt Nam ít nhiều cũng có tỷ giá hối đoái cố định. Phải có chút can thiệp mới giữ được tỷ giá hối đoái cố định. Và trong trường hợp của Việt Nam, thường thì Việt Nam can thiệp để tiền Đồng không tăng giá, dù mức độ can thiệp cần thay đổi tùy thuộc vào môi trường toàn cầu.

Bài viết cho rằng ngay thời điểm hiện tại, không thể gọi Việt Nam là nước thao túng tiền tệ.
Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ về tình hình ngoại hối (đã bị trì hoãn công bố) bao gồm những thông tin về nửa cuối năm 2018, và thời điểm này nằm trong giai đoạn ngân hàng trung ương Việt Nam dường như không can thiệp mạnh vào thị trường ngoại tệ.

Việt Nam có thể đã bị nêu tên là nước thao túng tiền tệ vào năm 2017 hoặc đầu năm 2018, mà cũng có thể là vào cuối năm 2019. Có thể thấy tại sao Bộ Thương mại Mỹ muốn có nhiều thông tin về hoạt động của Ngân hàng Trung ương Việt Nam trên thị trường vào đầu năm nay.

Mỹ sẽ không nêu tên Việt Nam là nước thao túng tiền tệ vào thời điểm này, vì vào nửa cuối năm 2018, Việt Nam có vẻ không cần can thiệp vào thị trường tiền tệ. Nguyên nhân là vì vào thời điểm này, chính sách thương mại của Trump chống lại Trung Quốc đã khiến tỷ giá hối đoái của châu Á giảm và giảm áp lực tăng giá đối với các loại tiền tệ được quản lý chặt chẽ nhất châu Á (Singapore, Thái Lan và Việt Nam).

Ngoài ra, Việt Nam có thể lập luận rằng, thặng dư thương mại tăng vọt gần đây của Việt Nam có nguyên nhân từ Mỹ. Thặng dư thương mại của Việt Nam (và của cả nhiều nền kinh tế Đông Á khác) tăng vọt gần như chắc chắn là hậu quả của chính sách thuế quan của Trump đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ đơn giản là hoạt động ở một quy mô khác, nếu để riêng thì tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có vẻ ấn tượng. Tuy nhiên, nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam vẫn chỉ là một con số quá nhỏ so

“Nguy cơ” thấp
Các trang mạng Bloomberg và newsbeezer.com ngày 26/5 dẫn nguồn thạo tin cho biết Mỹ chưa liệt Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ dựa trên dữ liệu mới mà Việt Nam đã cung cấp cho Bộ Tài chính Mỹ. Quyết định này là một thắng lợi cho Việt Nam, vốn có nguy cơ bị định danh trong lúc chính quyền của Tổng thống Donald Trump có kế hoạch hạ thấp ngưỡng xác định các đối tác thương mại của Mỹ là nước thao túng tiền tệ.

Trong những tuần gần đây, Việt Nam đã cung cấp thêm dữ liệu nhằm thuyết phục Bộ Tài chính Mỹ rằng Việt Nam không giữ giá trị tiền đồng ở mức thấp.

Mỗi năm, Bộ Tài chính Mỹ 2 lần ra báo cáo về ngoại tệ. Sau khi Washington thay đổi tiêu chuẩn một trong 3 tiêu chí mà họ sử dụng để kiểm tra việc thao túng, trong báo cáo mới nhất, số nước cần theo dõi thao túng tiền tệ đã tăng lên 20 so với 12 nước trong báo cáo trước đó.

Bộ Tài chính Mỹ đã nộp bản báo cáo cho Nhà Trắng để thông qua từ đầu tháng 4/2019, nhưng đã bị trì hoãn và tới giờ vẫn chưa có tin. Bộ Tài chính Mỹ cũng chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.

Theo trang tin businesstimes.com.sg, 3 tiêu chuẩn mà Mỹ dùng làm căn cứ để xác định chính sách tiền tệ của một nước có phải là thao túng tiền tệ hay không, gồm: Thứ nhất là thặng dư tài khoản vãng lai hơn 3% tổng sản phẩm quốc gia (GDP); thứ hai là thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất là 20 tỷ USD; thứ ba là sự can thiệp liên tục vào thị trường tiền tệ vượt quá ít nhất 2% GDP.

Xét theo tiêu chuẩn đầu, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam là 3% vào cuối năm 2018 và các năm 2016 và 2017 cũng trong giới hạn nêu trên. Khi Bộ Tài chính Mỹ hạ giới hạn thặng dư tài khoản vãng lai xuống 2%, Việt Nam đã không đạt tiêu chuẩn này.

Ở tiêu chuẩn thứ hai, thặng dư thương mại Việt Nam với Mỹ đã vượt quá 20 tỷ  USD kể từ năm 2014, lên tới 39,5 tỷ USD năm 2018, mức cao nhất kể từ năm 1990.

Ở tiêu chuẩn thứ ba, mức độ can thiệp là 5,6% GDP vào năm 2017 và 8% GDP vào nửa đầu năm 2018.

Như vậy, Việt Nam đều vượt quá 3 tiêu chuẩn mà Bộ Tài Chính Mỹ dùng để xác định chính sách tiền tệ và khó tránh bị cáo buộc “thao túng tiền tệ.”

Chính sách tiền tệ đã trở thành công cụ mới nhất của Tổng thống Trump nhằm đẩy mạnh nỗ lực viết lại các quy luật giao thương toàn cầu mà theo ông đã làm tổn thương các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ. Ông đã biến chính sách ngoại hối trở thành một phần chính trong các thỏa thuận thương mại với Mexico, Canada, Hàn Quốc và cũng dự kiến là một phần trong thỏa thuận với Trung Quốc, nếu như hai nước đạt được một thỏa thuận.

Trang tin businesstimes.com.sg ngày 23/5 nhấn mạnh rằng nguy cơ Việt Nam bị gắn mác thao túng tiền tệ là thấp, một phần nhờ mối quan hệ thân thiện hiện tại với Mỹ và chính quyền Trump cũng không muốn có những cuộc chiến không cần thiết. Nhìn sang các nước ASEAN khác, nếu Bộ Tài chính Mỹ hạ thấp tiêu chí ngưỡng thặng dư thương mại hiện tại từ 3% xuống 2% GDP, thì Malaysia và Thái Lan cũng có nguy cơ bị đưa vào tầm ngắm.

Nguyễn Hằng (theo Council on Foreign Relations)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here