Việt Nam có thể tránh tổn thương khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung lên cao như thế nào

0
69

Trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, không có gì tồn tại một cách độc lập. Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung lên cao khi Mỹ dự kiến áp thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc vào mùa Thu này, mở rộng xung đột lên gấp 4 lần. Khi tìm cách trừng phạt Trung Quốc đối với việc tiến hành thương mại không công bằng và giảm thâm hụt 375 tỷ USD trong quan hệ thương mại song phương, Chính quyền Trump cũng gây tổn hại cho một số đồng minh và đối tác của Mỹ ở Châu Á.

Mặc dù có lịch sử quan hệ phức tạp, Mỹ và Trung Quốc hiện là những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (cả 2 chiếm khoảng 35% xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2017). Khi chiến tranh thương mại nổ ra, sự mất giá của đồng NDT đã làm đồng VND xuống giá và thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm. Gần 5 tỷ USD xuất khẩu của Việt Nam là một phần của chuỗi cung ứng giá trị gia tăng của Trung Quốc cũng bị đe dọa bởi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.

Xuất khẩu của Mỹ mà Trung Quốc đang gây sức ép chủ yếu liên quan các sản phẩm đơn giản như thịt lợn, đậu nành, rượu whisky. Trong khi đó, nhiều sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ (nhất là hàng công nghệ cao) là những sản phẩm phức tạp có thành phần và nguyên liệu từ nước ngoài (như máy tính xách tay) và cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung làm ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khu vực, nhất là Đài Loan (cung cấp đến 18% tổng nhập khẩu hàng hóa trung gian của TQ). Trên thực tế, Châu Á là khu vực giao dịch năng động nhất thế giới với tăng trưởng xuất và nhập khẩu năm 2017 tương ứng 9,6% và 6,7%.

Khi cuộc chiến leo thang, có quan ngại cho rằng bản thân Trung Quốc sẽ tăng cường vươn về phía Nam (đưa hàng hóa đến VN…) để tìm cách vào Mỹ. Người Việt, với lịch sử hàng ngàn năm đối kháng với Trung Quốc (bao gồm cuộc chiến 1979 và trên Biển Đông) đang chống lại sức ép này mà thể hiện gần đây là các cuộc biểu tình chống lại các doanh nghiệp Trung Quốc.

Mặt khác, do sự nguy hiểm của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, nhiều quốc gia bắt đầu chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á và Việt Nam. Nhật Bản là một trong những quốc gia chú trọng việc này để tránh rủi ro chi phí gia tăng và khó xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ. Việc Nhật Bản dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là hiện tượng mới mà đã bắt đầu mấy năm nay khi tiền lương trong các nhà máy của Trung Quốc tăng mạnh (tiền lương tại Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với ở Trung Quốc).

Nhiều tập đoàn đã nhanh chóng điều chỉnh để ứng phó trong giai đoạn đầu của chiến tranh thương mại. Cuối tháng 7/2018, Delta Electronics, nhà sản xuất linh kiện điện Đài Loan của Apple cho biết đã mua lại 2,14 tỷ USD chi nhánh Thái Lan để đối phó với rủi ro thương mại ngày càng tăng. Techtronic Industries của Hồng Kong (nhà sản xuất sản phẩm máy hút bụi Hoover và công cụ điện Milwaukee) đã mở một nhà máy mới tại Việt Nam và một nhà máy mới thứ 6 tại Mỹ (76% doanh số của tập đoàn này là từ Bắc Mỹ).

Để bù đắp cho các tác động tiêu cực của xung đột thương mại, Trung Quốc đã cắt giảm thuế quan với các nước Châu Á. Tuy nhiên, việc làm này không thể ngăn được chiều hướng các nhà sản xuất đang rút ra khỏi Trung Quốc. Mặc dù luôn đi kèm nhiều chi phí tốn kém, việc rút khỏi Trung Quốc là xác đáng nếu các mức thuế mới áp trên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ khiến cuộc xung đột trở thành khủng hoảng không chỉ trong ngắn hạn.

Không ai có thể đánh giá hết được tác động của xung đột thương mại Mỹ – Trung và Chính phủ Việt Nam gần đây đã rất thận trọng trong dự báo tăng trưởng (mặc dù một số tổ chức nước ngoài vẫn giữ đánh giá lạc quan về sự phát triển của Việt Nam). Mặc dù Việt Nam có thể thu hút sản xuất của các công ty nước ngoài từ Trung Quốc và lôi kéo Mỹ tăng cường đa dạng hóa hàng nhập khẩu từ bên ngoài Trung Quốc, chiến tranh thương mại có thể có nhiều tác động tiêu cực với sự phát triển của Việt Nam, bao gồm cả sự tồn tại của các doanh nghiệp Việt Nam.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here