Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải công bố “Báo cáo phân tích kinh tế thế giới năm 2019”

0
127

Theo “Báo cáo phân tích kinh tế thế giới năm 2019” do Nhóm phân tích vĩ mô của Viện Nghiên cứu Kinh tế Thế giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải công bố cho thấy, năm 2018 là một năm của những thay đổi lớn của nền kinh tế thế giới. Kinh tế toàn cầu tiếp tục đà phục hồi của năm 2017, duy trì tăng trưởng ổn định.

Báo cáo cho rằng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nền kinh tế thế giới bước vào kênh tăng trưởng thấp và không có sự hồi phục đáng kể cho đến năm 2017. Nhìn chung, năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu không đạt được mức dự báo của các tổ chức lớn vào hồi đầu năm, nhưng cũng duy trì xu thế tăng trưởng ổn định hàng năm. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của các nước phát triển cao hơn, nhưng nội bộ bị phân hóa lớn, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, cũng như các nước BRICS có xu hướng chậm lại.

Năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã trở lại trạng thái ổn định, vừa có yếu tố chu kỳ và yếu tố cấu trúc. Xét về yếu tố chu kỳ, sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, thế giới đã hồi sinh từ đáy của chu kỳ Kuznets mới. Từ góc độ yếu tố cấu trúc, năm 2018, cả các nước phát triển và đang phát triển đều đang tiến hành tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và tối ưu hóa kết cấu nội tại để thúc đẩy ổn định kinh tế.

Báo cáo cho thấy một yếu tố góp phần vào sự gia tăng tăng trưởng kinh tế toàn cầu là phản ứng dây chuyền của việc cắt giảm thuế của Mỹ. Sau khi Mỹ tuyên bố cắt giảm thuế, Anh, Pháp, Ấn Độ và các nước khác đã đề xuất kế hoạch cắt giảm thuế, cắt giảm thuế đã trở thành những từ nóng kinh tế của năm 2018. Việc cắt giảm thuế do Mỹ dẫn đầu đã thực sự gây ra một phản ứng dây chuyền ở cấp độ toàn cầu. Từ góc độ của cá nhân và gia đình, cắt giảm thuế có thể làm tăng thu nhập cá nhân và kích thích tiêu dùng, từ góc độ kinh doanh, cắt giảm thuế có thể khiến các công ty tăng đầu tư R&D hoặc các dự án đầu tư khác, tạo thêm sản lượng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, về tổng thể, chính sách giảm thuế và giảm phí có tác động tích cực đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Báo cáo chỉ ra rằng năm 2018, nền kinh tế thế giới đã đạt được sự tăng trưởng ổn định trong “cọ sát lớn” và “điều chỉnh lớn”, tốc độ tăng trưởng về cơ bản giống như năm trước. Tuy nhiên, khác với sự phục hồi mạnh mẽ của các nền kinh tế của tất cả các quốc gia trong năm 2017, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018 đã trở nên khác biệt hơn. Ngoài sự gia tăng liên tục về tốc độ tăng trưởng của một số quốc gia như Mỹ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của hầu hết các nền kinh tế đã giảm đi phần nào, và các dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu rất đáng để cảnh giác.

Báo cáo dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng chậm trong năm 2019, nhưng sự cọ sát thương mại toàn cầu có thể sẽ dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trong năm 2020. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ lần lượt là 3,41% và 3,32% trong năm 2019 và 2020.

Báo cáo cung cấp một phân tích chuyên sâu về ý nghĩa và tác động của những thay đổi của thế giới hiện tại trong thế kỷ vừa qua. Theo đó, những biến chuyển của thế giới cho thấy quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã trải qua những thay đổi sâu sắc, thể chế đa phương toàn cầu đang có những điều chỉnh căn bản, hệ thống quốc tế và trật tự toàn cầu đang đòi hỏi định hình lại. Những điều chỉnh lớn mang tính lịch sử này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến xu hướng kinh tế thế giới và toàn cầu hóa kinh tế trong dài hạn từ các khía cạnh của công nghệ, cấu trúc, quy tắc và hệ thống.

Báo cáo cũng nhấn mạnh, với những thay đổi sâu sắc của môi trường bên ngoài, nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều áp lực, nhưng sự phát triển của Trung Quốc vẫn đang và sẽ ở trong thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng. Xu hướng dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc đang được cải thiện và xu hướng cầu tiến trong ổn định về cơ bản không phát sinh thay đổi. Các biến số mới, động lực mới, không gian mới và bố cục mới của thời đại mới đã tạo ra động lực mới, cơ hội mới và triển vọng mới cho sự phát triển chất lượng cao của nền kinh tế Trung Quốc. Trước thời đại của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và thời cơ chiến lược “thay đổi lớn chưa từng có trong một trăm năm”, Trung Quốc cần tiếp tục cải cách sâu rộng, mở rộng xây dựng một mô hình phát triển toàn diện mới, thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao trong mở rộng cải cách toàn diện.

Tin từ ĐSQ Việt Nam tại Trung Quốc (Theo Mạng tin tức Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here