Việc thắng bại trong cuộc chiến thương mại không phải do Tổng thống Trump quyết định

0
84
(Washington Post)
(Washington Post)

Câu chuyện căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đã chiếm lĩnh tất cả các tiêu đề báo chí, báo cáo thị trường và các cuộc thảo luận của các doanh nghiệp suốt 18 tháng qua. Tuy nhiên, sự leo thang đánh thuế đã cho thấy rõ việc một nước, cho dù là một nước đứng ở trung tâm kinh tế thế giới như Mỹ khó có thể một tay thiết lập lại trật tự thương mại toàn cầu.

Trung Quốc đã mất dần thị trường xuất khẩu từ trước khi cuộc chiến nổ ra và xu hướng này vẫn đang tiếp tục với một nhịp độ cao. Thị phần của Mỹ trong thị trường xuất khẩu toàn cầu hiện nay ổn định ở mức 8,7%, không thay đổi trong 02 năm dưới chính quyền Trump.

Đầu năm 2018, Mỹ nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc. Hiện nay nhập khẩu từ Trung Quốc giảm nhưng Mỹ lại tăng nhập khẩu từ Mexico và các nước Đông Nam Á. Trong khi đó, Trung Quốc tuy phải hứng chịu đòn áp thuế của Mỹ nhưng lại tăng mạnh xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á và Đài Loan, EU. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm 19 tỷ trong quý III/2019 nhưng lại tăng khoảng gần 17 tỷ sang EU và Châu Á. Tính tổng lại, xuất khẩu của Trung Quốc bị giảm 2 tỷ USD, con số này không quá lớn.

Điều này cho thấy là rất khó để ngáng chân Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại bằng việc lôi kéo đồng minh không mua hàng Trung Quốc. Dòng chảy thương mại phụ thuộc nhiều vào những nhân tố ngoài thuế quan, đặc biệt là tỷ giá và các yếu tố dài hạn hơn như cơ cấu dân số và năng lực sáng tạo.

Xuất khẩu của Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2015 ở mức 15% thương mại toàn cầu, sau đó đi xuống và hiện đang ở mức 13%. Các nước còn lại trừ Mỹ trong giai đoạn này có thêm được 3% thị phần xuất khẩu toàn cầu.

Hiện chưa rõ điều gì thúc đẩy xu hướng này nhưng một phần chắc chắn Trung Quốc đang mất dần tính cạnh tranh ở chuỗi giá trị sản xuất. Tuổi lao động của người dân Trung Quốc đạt đỉnh cao vào năm 2013 và môi trường thu hút vốn tư nhân đang bị bóp méo trong những năm gần đây đã khiến cho đầu tư vào khu vực sản xuất giảm sút. Trong khi đó, sự yếu kém của luật lệ và hệ thống tài chính không đủ năng lực là những thách thức nghiêm trọng cho tham vọng tiến lên trên bậc thang công nghệ để sản xuất hàng công nghệ cao.

Cho dù điều gì xảy ra đối với thỏa thuận giữa Tập và Trump, có vẻ như căng thẳng thương mại Mỹ – Trung sẽ vẫn tồn tại. Số phận của đế chế thương mại Trung Quốc có lẽ ít phụ thuộc vào điều đó mà phụ thuộc vào lựa chọn chính sách trong việc xử lý những vấn đề mang tính cấu trúc của nền kinh tế. Điều tương tự có lẽ cũng đúng đối với Mỹ.

(Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here