Vấn đề đánh thuế các công ty đa quốc gia : “Đã đến lúc các nước đang phát triển phải vào cuộc”

0
77
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Trong khi các chính phủ trên thế giới bị dư luận chất vấn do các công ty đa quốc gia hầu như không phải trả thuế, thì câu lạc bộ của các nước giàu này đã thành công với vị thế là cơ quan duy nhất có khả năng chấm dứt tình trạng lạm dụng này. Ngày 9/10, OECD công bố các đề xuất về một hệ thống thuế quốc tế mới có thể triển khai trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ tới.

Trong các thập kỷ tới, liệu điều đó sẽ trở thành hiện thực? Có, đây hoàn toàn không có gì là nói quá. Phải mất gần một thế kỷ mới có cơ hội này lần đầu tiên năm nay, cơ hội để thay đổi. Bởi như ở Mỹ, 60 trong số 500 công ty lớn nhất, trong đó có Amazon, Netflix hoặc General Motors, không phải trả thuế trong năm 2018, mặc dù có tổng lợi nhuận lên đến 79 tỷ USD (72 tỷ euro), bởi hệ thống đang có hiệu lực hiện nay cho phép họ không phải trả thuế và điều này hoàn toàn hợp pháp.

Việc lách luật dựa trên các kỹ thuật rất phức tạp, nhưng nguyên lý lại đơn giản. Công ty đa quốc gia chỉ cần có thủ thuật để thao tác phân bổ lợi nhuận khai báo giữa các công ty con khác nhau. Theo cách này, công ty đa quốc gia sẽ công bố lỗ ở những nơi có thuế tương đối cao – ngay cả khi đây là nơi công ty có nhiều hoạt động nhất – và sau đó sẽ công bố lãi lớn tại những nước áp dụng mức thuế rất thấp, thậm chí bằng không – ngay cả khi trên thực tế công ty không có khách hàng ở đó.

Xét lại nền tảng của ngành thuế quốc tế

Do đó, hàng năm, các nước đang phát triển bị thất thoát ít nhất 100 tỷ USD, do các công ty đa quốc gia lách luật chuyển tiền vào các thiên đường thuế. Theo tính toán của nhà kinh tế Gabriel Zucman, ở cấp độ toàn cầu, các thiên đường thuế chiếm đến 40% lợi nhuận của các công ty đa quốc gia. Đặc biệt với quá trình số hóa đang diễn ra nhanh chóng của nền kinh tế, tổn thất thuế không ngừng gia tăng và điều này bị chính các tổ chức chính thống nhất, như IMF lên án.

Nhưng cú đánh lớn nhất lại đến từ OECD, với đề xuất đưa ra ngay từ đầu năm 2019 về việc xét lại nền tảng thuế quốc tế, cụ thể là khả năng các công ty đa quốc gia được công bố lãi tại các công ty con tùy theo sự lựa chọn của họ. Sau nhiều thập kỷ án binh bất động, hướng đổi mới bắt đầu khởi động nhanh: sau khi công bố đề xuất ban đầu trong tuần này, OECD sẽ đưa ra đề xuất cuối cùng trong năm 2020. Sau đó, quyết định sẽ được đưa ra và thực tế là không để vấn đề thuế này ảnh hưởng đến quá trình cải cách.

Về vấn đề này, một mối hiểm nguy đang đe dọa các nước đang phát triển. Các nước này không thể nói mình không có tiếng nói. Để tăng cường tính chính danh, OECD đã mời các nước đang phát triển vào bàn đàm phán trong một nhóm có tên là “cơ chế bao trùm”. Với 134 thành viên, đấu trường này sẽ là nơi đưa ra các quyết định định hình hệ thống thuế toàn cầu trong tương lai, và như vậy vượt mặt Liên hợp quốc, cơ quan về nguyên tắc sẽ xử lý vấn đề này.

Gánh vác trách nhiệm

Dĩ nhiên, mọi thành viên khi tham gia “cơ chế bao trùm” này đều không bình đẳng về vị thế và nguồn lực, mặc dù có tên gọi như trên. Các nước giàu sở hữu nhiều nguồn nhân lực, chính trị và tài chính để thúc đẩy quan điểm của mình. Tập trung phần lớn các công ty đa quốc gia, chính các nước giàu cũng đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ ​​áp lực vận động hành lang, ngược với lợi ích của người dân nước mình và phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, khi từ chối nhận thức về thách thức trên, các nước đang phát triển đang trốn tránh trách nhiệm của chính mình.

Đề xuất cải cách OECD dựa trên hai điểm :

Thứ nhất, là câu chuyện lợi nhuận của các công ty lớn sẽ bị đánh thuế ở đâu và theo cách thức nào. Lý tưởng nhất sẽ là hướng xem công ty đa quốc gia là một doanh nghiệp duy nhất, có hoạt động ở đâu thì phải trả thuế đánh vào tổng lợi nhuận ở đó theo các tiêu chí khách quan và không thể thao túng được, như doanh thu bán hàng, lao động, tài nguyên và người sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số. Đây là hướng Ủy ban độc lập về cải cách thuế quốc tế của doanh nghiệp (ICRICT) tranh đấu từ nhiều năm nay.

Trong lòng dự án đầy tham vọng này, việc thiếu ý chí chính trị của các nước đang phát triển tại bàn đàm phán đối diện với lợi ích của các nước giàu có nguy cơ dẫn đến một sự đồng thuận ở mức tối thiểu. Các doanh nghiệp có thể tiếp tục tuyên bố lợi nhuận bất cứ nơi nào họ cảm thấy có lợi đối với hầu hết hoạt động kinh doanh của mình, khiến việc tái phân bổ thuế sẽ chỉ diễn ra đối với một phần nhỏ. Cuối cùng, cải cách hệ thống thuế quốc tế sẽ chỉ giới hạn vào một phần “vương vãi” của lợi nhuận, đó là tài sản vô hình. Tệ hơn, công thức phân chia lợi nhuận nhiều khả năng sẽ chỉ phụ thuộc vào khối lượng bán hàng, loại bỏ yếu tố việc làm, vốn thuận lợi hơn đối với các nước đang phát triển.

Đây là một vấn đề chính trị và phi kỹ thuật

Rõ ràng, các nước giàu sẽ được phân bổ nhiều lợi nhuận hơn, và do đó phải đóng nhiều thuế hơn. Hướng thứ hai là thiết lập một sắc thuế hiệu quả tối thiểu áp cho các doanh nghiệp ở cấp độ toàn cầu. Một số nước đang phát triển đang lo ngại đối với hướng này. Các nước này sợ không thu hút được doanh nghiệp khi phải từ bỏ công cụ ưu đãi thuế. Tuy nhiên, nếu cộng đồng quốc tế nhất trí đưa ra được mức thuế suất đủ cao, ICRICT yêu cầu mức tối thiểu 25 %, điều này sẽ chấm dứt cuộc chay đua giảm thuế mà những người chiến thắng duy nhất là các công ty đa quốc gia. Biện pháp này sẽ loại bỏ lý do tồn tại các thiên đường thuế, đồng thời hoàn toàn đảm bảo cho tất cả các quốc gia về các nguồn lực thiết yếu để phát triển.

Trong trường hợp thiếu sự đồng thuận quốc tế, nhiều quốc gia đã có sự lựa chọn của riêng mình với các giải pháp tình thế, đôi khi gây nhiều ồn ào trong dư luận. Ví dụ như Pháp sẽ đánh thuế ở mức 3 % doanh thu của các công ty trong lĩnh vực số. Những nước khác, như Mexico, đang nghiên cứu khả năng buộc các công ty Uber hoặc Netflix phải trả VAT cho các dịch vụ được cung cấp trên lãnh thổ của họ.

Ngay cả khi các nguồn thu từ thuế này được hoan nghênh, các biện pháp đưa ra chủ yếu vẫn mang tính vá víu. Không thể khoanh vùng nền kinh tế số và lấy đó làm mục tiêu duy nhất để cải cách, vì ngày càng có nhiều công ty sử dụng công nghệ số trong khuôn khổ hoạt động kinh doanh của mình. Và không phải với các biện pháp tạm thời này mà các quốc gia sẽ thoát khỏi tình trạng thâm hụt và các biện pháp thắt lưng buộc bụng lặp đi lặp lại.

Đã đến lúc các nước đang phát triển phải vào cuộc. Tăng nguồn thu từ thuế của chính mình là cách duy nhất để cải thiện khả năng tiếp cận với y tế và giáo dục, bình đẳng giới hoặc cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Nếu các Nguyên thủ quốc gia và các Bộ trưởng Tài chính của các quốc gia này tiếp tục bỏ mặc chuyên viên của mình tranh luận về đánh thuế các công ty đa quốc gia mà không hiểu rằng đây là vấn đề chính trị, chứ không phải vấn đề kỹ thuật, họ sẽ sớm bị buộc phải chấp nhận một hệ thống thuế quốc tế không phù hợp. Những người chiến thắng sẽ luôn là các công ty đa quốc gia, và khi đó sẽ quá muộn để phản đối./.

(Nguồn:José Antonio Ocampo-Le Monde ngày 10/10, ĐSQVN tại Pháp dịch)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here