USD đang thất thế trên thị trường toàn cầu?

0
73
Tỷ lệ USD trong kho dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu thế kỷ này.

Tỷ lệ USD trong kho dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu thế kỷ này.

Tỷ lệ USD trong kho dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu thế kỷ này.

Tổng lượng trái phiếu chính phủ Mỹ trong bảng cân đối của các ngân hàng trung ương trên thế giới đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Vào tháng 4/2019, Vương quốc Anh – đồng minh thân cận nhất của Mỹ – đã lọt vào danh sách các quốc gia bán ra trái phiếu kho bạc Mỹ với số lượng lớn kỷ lục.

Thế giới đang thoát khỏi đồng bạc xanh? 

Năm 2018, tỷ lệ đồng USD trong kho dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm xuống còn 61,7%, mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Báo cáo tháng 6 của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ghi nhận rằng, đồng USD vẫn là đồng tiền dự trữ của thế giới, nhưng vị thế thống trị của đồng bạc xanh bị lung lay đáng kể. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khi tỷ lệ đồng USD trong các ngân hàng trung ương tăng tối đa, bây giờ tỷ lệ này giảm đáng kể.

Năm 2018, các nền kinh tế Argentina, Trung Quốc, đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đã bán gần 200 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ. Một số nước cần đến tiền mặt để ổn định tiền tệ của họ, trong khi các nước khác thoát khỏi tài sản của Mỹ vì có mâu thuẫn với Washington.

Tờ báo hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ Sabah nhận định mục tiêu của nhiều quốc gia là giảm sự phụ thuộc vào đồng USD để đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, lượng trái phiếu kho bạc Mỹ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Hầu hết mọi thứ đã được bán gần hết, theo báo này.

Gần đây xuất hiện một xu hướng mới: các nước phát triển, bao gồm các đồng minh truyền thống của Mỹ, cũng bắt đầu giảm lượng nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ. Ví dụ, Vương quốc Anh hồi tháng 4 vừa đã giảm lượng nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ xuống còn 16,3 tỷ USD.

Nhìn chung, Trung Quốc – chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ (nắm giữ khoảng 1.100 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ) hiện đang dẫn đầu xu thế này. Trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ-Trung leo thang, Bắc Kinh đã giảm 60 tỷ USD lượng nắm giữ trái phiếu Mỹ trong vòng 1 năm qua, và hồi tháng 4/2019 đã bán thêm 20 tỷ USD, đưa mức nắm giữ xuống xuống thấp nhất trong 2 năm qua. Nhật Bản – chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ – cũng tiếp bước Trung Quốc khi bán tới 11,07 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ trong tháng 4 vừa qua.

Một số chuyên gia lo ngại rằng, Trung Quốc có thể ra khỏi danh sách các chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Tuy nhiên, giới phân tích nhìn chung nhận định rằng, kịch bản này khó xảy ra. Sự mất giá mạnh của trái phiếu Mỹ không thể tránh khỏi trong trường hợp này. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc sẽ thiệt hại nhiều hơn Mỹ và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung.

Tuy nhiên, Bloomberg chỉ ra rằng, Bắc Kinh bất cứ lúc nào cũng có thể giảm đầu tư vài chục tỷ USD vào các tài sản của Mỹ nhằm hỗ trợ cho Nhân dân tệ.

Nhà phân tích Gene Tannuzzo, thuộc hãng Columbia Threadneedle Investment, nói với Bloomberg: “Nếu Trung Quốc bắt đầu bán ròng trái phiếu kho bạc Mỹ, thì động thái này không liên quan đến mức thuế quan mới của Mỹ. Bắc Kinh bán trái phiếu kho bạc Mỹ chỉ nhằm điều chỉnh đồng nội tệ”.

Nga được coi là một trong những nước bán trái phiếu Mỹ tích cực nhất. Trong năm 2010, lượng trái phiếu chính phủ Mỹ trong Ngân hàng Trung ương Nga đã vượt 176 tỷ USD. Kể từ năm 2014, khi Washington gia tăng áp lực lên Nga, Ngân hàng Trung ương Nga bắt đầu giảm lượng trái phiếu kho bạc Mỹ và đến đầu năm 2019 lượng nắm giữ đã giảm xuống 14 tỷ USD.

Theo dữ liệu của Mỹ, vào tháng 4/2019, Nga đã bán lượng trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá 1,6 tỷ USD. Bây giờ lượng trái phiếu chính phủ Mỹ do Ngân hàng Trung ương Nga nắm giữ là 12,13 tỷ USD – mức nhỏ nhất kể từ năm 2007. Hầu như tất cả số tiền thu được từ việc bán đồng USD, Ngân hàng Trung ương Nga đã chi cho các trái phiếu bằng Euro và Nhân dân tệ.

Tìm bến đỗ an toàn

Báo cáo gần đây của ECB cho biết, tỷ lệ Euro trong dự trữ ngoại hối của Nga đã tăng lên 39%, trong khi tỷ lệ USD giảm xuống 27% và Nhân dân tệ tăng lên 17%”.

Ngân hàng trung ương các quốc gia khác cũng đã có các động thái tương tự.  Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết về một xu hướng toàn cầu: Các ngân hàng trung ương toàn cầu đều tăng sở hữu các loại tiền tệ khác, và tỷ lệ đồng USD trong kho dự trữ ngoại tệ toàn cầu đã sụt giảm”.

Trong khi thoát khỏi USD, các quốc gia đang gia tăng dự trữ vàng. Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), khối lượng kim loại quý này trên bản quyết toán của các ngân hàng trung ương đã tăng 651 tấn trong năm qua, con số cao nhất kể từ năm 1971, kể từ khi Mỹ từ bỏ tiêu chuẩn vàng. Gần một nửa số vàng này đã được Ngân hàng Trung ương Nga mua.

Bloomberg lưu ý Nga nhanh chóng đạt được kết quả trong nỗ lực đa dạng hóa cơ cấu dự trữ vàng và ngoại hối, giảm tỷ lệ trái phiếu kho bạc Mỹ. Hiện tổng lượng vàng dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga là 2.112 tấn, đạt giá trị xấp xỉ 87 tỷ USD. Đây là một kỷ lục trong lịch sử hậu Xô Viết. Trong 10 năm qua, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối của Nga đã tăng từ 3,5% lên 18,6%.

Tờ  Neue Zürcher Zeitung nhấn mạnh: “Vàng là loại tiền tệ ổn định nhất trên thế giới. Đây là một nguồn dự trữ có tính thanh khoản cao và trữ lượng vàng lớn củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào đồng rouble của Nga”.

Nước mua vàng lớn thứ hai là Trung Quốc với lượng vàng dự trữ là 1.853 tấn (trị giá 76 tỷ USD). Vào cuối năm ngoái, sau gián đoạn hơn hai năm, Bắc Kinh đã tăng cường mua vàng, điều này khiến giá vàng tăng vọt vượt 1.300USD/ounce.

Các nhà phân tích giải thích rằng, vàng cũng là loại tiền tệ an toàn trong trường hợp Mỹ đối mặt nguy cơ vỡ nợ. Trung Quốc và Nga nhận thức rõ rằng, Mỹ rất khó để trả nợ cho các chủ nợ, do đó việc mua trái phiếu kho bạc Mỹ là vô ích. Rất có thể xảy ra sự sụp đổ của thị trường nợ Mỹ, vì vậy Nga và Trung Quốc muốn đầu tư vào vàng.

 Đỗ Nga (theo Sputnik)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here