Một trong những vấn đề mấu chốt nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp khu vực Mekong mở rộng (GMS), có việc ứng dụng công nghệ cao vào chuỗi sản xuất nông nghiệp.
Vai trò của ngành nông nghiệp trong Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS)
Tiểu vùng Mekong mở rộng với diện tích 2,6 triệu km vuông và dân số 333,8 triệu người gắn liền với hành lang sông Mekong đang nổi lên thành trung tâm tăng trưởng mới của một thế giới hội nhập ngày càng sâu rộng[1]. Trong đó, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng. Tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp vào GDP của các nước GMS vẫn còn khá cao, đặc biệt đối với các nước Cam Pu Chia, Lào, My an ma và Việt Nam (viết tắt là CLMV)[2]. Đây là khu vực đóng vai trò rất quan trọng cho sinh kế của người dân, đặc biệt là nhóm dân cư thu nhập thấp[3]. Trong thập niên vừa qua, tỷ lệ nghèo của các nước GMS đã giảm một nửa nhờ cải tiến công nghệ sản xuất, tăng năng suất, tăng thu nhập trong khu vực nông nghiệp.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển đa dạng các nhóm sản phẩm nông nghiệp, các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng đã từng bước phát huy tốt vai trò trụ đỡ của nông nghiệp cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, nông nghiệp của các nước GMS có năng lực xuất khẩu tốt, đóng góp đáng kể trong tổng kim ngạch thương mại toàn cầu[4], Tính cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Tiểu vùng Mekong mở rộng còn dựa rất lớn vào lợi thế là cửa ngõ giao thương quan trọng của thế giới, là nơi trung chuyển hàng hóa quan trọng của khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Trong thời gian tới, nông nghiệp sẽ tiếp tục là ngành quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo và là bệ đỡ quan trọng cho các ngành kinh tế khác tại Tiểu vùng Mekong mở rộng. Đồng thời, dư địa thị trường và cơ hội cho đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vô cùng rộng lớn. Kể từ đầu thế kỷ 21, thế giới chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ nhu cầu đối với hàng nông lâm thủy sản cùng với tăng trưởng kinh tế và hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng. Với lợi thế về nông nghiệp, các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng sẽ còn dư địa rất lớn để chiếm lĩnh thị trường thực phẩm toàn cầu với quy mô 15.000 tỷ USD/năm, và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với thương mại hàng NLTS ở mức gần 2.000 tỷ USD/năm.
Những thách thức đối với phát triển nông nghiệp ở Tiểu vùng Mekong mở rộng
Hiện nay, chúng ta đang phải đối diện với hàng loạt thách thức cần xử lý để tận dụng tốt nhất lợi thế về nông nghiệp của các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, không chỉ giới hạn trong tự do hóa thương mại hàng hóa mà còn mở rộng ra các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư tạo sức ép cạnh tranh và áp lực tới sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, khung pháp lý của chúng ta thường chưa được hoàn thiện kịpthời để đáp ứng với tình hình mới; việc xử lý tranh chấp thương mại gặp nhiều khó khăn khi năng lực giải quyết còn yếu.
Thị trường thế giới rộng mở nhưng cơ cấu thay đổi nhanh chóng theo hướng giảm ngũ cốc, tăng sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, rau quả; giảm tiêu thụ trực tiếp sản phẩm thô giá rẻ, tăng tiêu thụ sản phẩm chế biến tinh, chế biến sâu và các sản phẩm cao cấp. Người tiêu dùng cũng có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn và có lợi cho sức khỏe con người. Thêm vào đó, giá hàng NLTS thô ngày càng biến động thường xuyên và mạnh mẽ hơn trước. Thị trường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, giá cả hàng nông sản thế giới có thể sẽ bị nhiều thay đổi bất ngờ.
Biến đổi khí hậu đến nhanh và mạnh hơn so với dự báo, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn. Tài nguyên đất, tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp không chỉ do quá trình đô thị hóa mà còn do tác động của biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, nông nghiệp của các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng vẫn phần lớn dựa trên kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết chuỗi giá trị. Trình độ khoa học công nghệ nông nghiệp còn ở mức thấp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa được phát huy mạnh mẽ.
Những thách thức nêu trên đòi hỏi quyết sách đúng đắn và sự hợp tác sâu rộng hơn cho phát triển nông nghiệp của khối GMS trong bối cảnh mới. Thứ nhất, cần chuẩn bị sẵn sàng năng lực cạnh tranh mới khi tham gia hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng. Thứ hai, phát triển công nghiệp chế biến NLTS, xây dựng liên kết chuỗi giá trị và có cơ chế hợp tác phù hợp để xử lý rủi ro, biến động thị trường ngày càng mạnh. Thứ ba, tăng cường đầu tư và hợp tác chặt chẽ trong phát triển khoa học công nghệ hỗ trợ không chỉ cho phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp mà còn trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý rủi ro thiên tai và sẵn sàng thích ứng với BĐKH ở cả cấp độ địa phương, quốc gia và vùng.
Cơ hội và thách thức của công nghệ 4.0 đối với ngành nông nghiệp
Khoa học công nghệ được coi là giải pháp đột phá để phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp có giá trị gia tăng cao. Trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, cuộc cách mạng 4.0 là cơ hội quý giá cho các nước với các tiềm năng ứng dụng mới như: Ứng dụng từ trí tuệ nhân tạo giúp tự động hóa toàn bộ quy trình sản xuất; Công nghệ sinh học giúp giải mã nhanh các hệ gen tạo ra những giống cây trồng mới chống chịu sâu bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu; Công nghệ viễn thámphục vụ công tác trong quản lý, giám sát, dự báo lũ, lụt trên các lưu vực sông, cảnh báo cháy rừng; Công nghệ vật liệu nano giúp sản xuất phân bón và thuốc BVTV theo đặc tính của các vi sinh vật trong đất và giúp bảo quản nông lâm sản tốt hơn, tăng chất lượng và hạn sử dụng. Ngoài ra những ứng dụng khác như công nghệ in 3D, Robot giúp thay thế lao động chân tay, tăng năng suất, giảm giá thành…
Tuy nhiên, là nhóm các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình và thấp,