Trung Quốc và tham vọng quản trị AI toàn cầu

0
55
(Nguồn: techwireasia)

Tại hội nghị AI năm 2024, mối quan tâm về quản trị AI toàn cầu lần đầu tiên được làm nổi bật. Trong lễ khai mạc, chính quyền Thượng Hải đã ban hành Tuyên bố Thượng Hải về quản trị AI toàn cầu.

Để các sáng kiến quản trị AI toàn cầu thành công, sự tham gia thực dụng giữa Trung Quốc và phương Tây trong nhiều tổ chức khác nhau là rất quan trọng. (Nguồn: techwireasia)

Theo tạp chí Diễn đàn Đông Á (EAF), tháng 7/2024, Thượng Hải đã tổ chức Hội nghị trí tuệ nhân tạo (AI) thế giới thường niên, quy tụ các chuyên gia, doanh nghiệp và chính phủ hàng đầu (trong lĩnh vực AI) để giới thiệu công nghệ tiên tiến, khám phá xu hướng AI tương lai và thúc đẩy hợp tác toàn cầu.

Tuyên bố Thượng Hải là tài liệu ngắn, thiếu chi tiết, chủ yếu nhấn mạnh vai trò của lãnh đạo cấp cao trong việc duy trì an toàn AI và thúc đẩy hợp tác toàn cầu toàn diện. Nhưng tài liệu này nên được hiểu hình thành trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc nỗ lực mạnh mẽ để phác thảo và bắt đầu thực hiện tầm nhìn về quản trị AI toàn cầu.

Nỗ lực này được khởi xướng vào tháng 10/2023 khi Chủ tịch Tập Cận Bình sử dụng bài phát biểu quan trọng tại lễ khai mạc “Diễn đàn hợp tác quốc tế Vành đai và con đường” lần thứ ba để đưa ra tầm nhìn của Trung Quốc – “Sáng kiến Quản trị AI toàn cầu”. Tài liệu nhấn mạnh AI nên được phát triển vì lợi ích của nhân loại, đồng thời duy trì nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng. Ngay sau đó, Trung Quốc đã đề xuất một nghị quyết về tăng cường hợp tác quốc tế và xây dựng năng lực cho AI và được Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 78 nhất trí thông qua.

Giống như Tuyên bố Thượng Hải, Sáng kiến Quản trị AI toàn cầu và nghị quyết của LHQ đều mơ hồ nhưng có chủ đề chung. Đáng chú ý, Trung Quốc ủng hộ cách tiếp cận lấy LHQ làm trung tâm trong quản trị AI và tự định vị mình là nhà lãnh đạo của Nam Bán cầu bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển giao công nghệ và quản trị toàn diện. Với mục tiêu trở thành trung tâm đổi mới AI chính của thế giới vào năm 2030 – cùng với các trung tâm nghiên cứu AI hàng đầu của Trung Quốc, sự phát triển của các sáng kiến quản trị AI trong nước và nỗ lực trở thành “người tạo ra chuẩn mực” quốc tế trong các lĩnh vực chính sách khác – không có gì ngạc nhiên khi một số nhà bình luận cho rằng các sáng kiến quản trị AI toàn cầu gần đây xuất phát từ vị thế mạnh mẽ đang lên của AI Trung Quốc.

Theo quan điểm này, Trung Quốc là một cường quốc AI hàng đầu đang chủ động cố gắng định hình bối cảnh quản trị mới nổi phù hợp với hệ tư tưởng chính trị của nước này. Lập luận này có phần đúng. Trung Quốc là nhà phát triển, xuất khẩu và quản lý AI hàng đầu thế giới, điều chắc chắn đưa nước này vào vị thế có ảnh hưởng quốc tế. Nhưng khi xem xét bối cảnh rộng hơn, Trung Quốc có những điểm yếu chính về mặt chính trị và công nghệ cốt lõi trong nỗ lực đóng vai trò quyết đoán hơn của quản trị AI toàn cầu.

Thứ nhất, trong 5 năm qua, nhiều tổ chức quốc tế và liên chính phủ như UNESCO, OECD và G7 đã công bố các nguyên tắc và tài liệu hướng dẫn về quản trị AI. Hầu hết các sáng kiến đều do các quốc gia phương Tây tiên phong, đôi khi với mục đích loại trừ Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc đóng vai trò chủ yếu ở mức độ nhỏ trong quản trị AI toàn cầu. Một số nhà bình luận Trung Quốc cho rằng nhiều sáng kiến hiện có là nỗ lực của phương Tây nhằm áp đặt trước các giá trị phù hợp để quản trị AI.

Thứ hai, việc cho ra đời ChatGPT và các mô hình ngôn ngữ lớn khác vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023 đã khiến các nhà hoạch định chính sách trong đó có cả những người từ Trung Quốc không kịp trở tay. Điều này làm dấy lên quan ngại về nguy cơ mất ổn định chính trị do các công nghệ mới này gây ra. Trung Quốc đã ngay lập tức cấm ChatGPT và thực hiện quy trình phê duyệt nghiêm ngặt đối với các công ty AI trong nước muốn phát hành các mô hình ngôn ngữ lớn công khai.

Thứ ba, bản phát hành của ChatGPT đã chuyển hướng các cuộc thảo luận về quản trị AI toàn cầu từ một cuộc trò chuyện ngoài lề thành ưu tiên chính sách cho các nhà lãnh đạo. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã thành lập Cơ quan cấp cao của LHQ về AI và Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã triệu tập Hội nghị thượng đỉnh về an toàn AI.

Trong bối cảnh trên, đầu năm 2023, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ngày càng lo ngại về nguy cơ tiềm ẩn của các hệ thống AI tiên tiến, đồng thời phải đối mặt với nguy cơ đứng ngoài các cuộc thảo luận về AI toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng. Theo đó, những nỗ lực gần đây của Trung Quốc nhằm thiết lập và thúc đẩy tầm nhìn về quản trị AI toàn cầu nên được hiểu là phản ứng phản hồi trước những diễn biến về công nghệ và chính trị, thay vì thể hiện sức mạnh chủ động. Vấn đề chính của tầm nhìn phản hồi này là lời nói và thực tế khác nhau. Trong rao giảng về tính bao trùm, Trung Quốc hành động chủ yếu tập trung vào việc xây dựng quan hệ đối tác để chống lại sự thống trị được cho là của phương Tây trong lĩnh vực AI, có thể thông qua BRICS hoặc G7. Điều này có thể hiểu được khi xét đến thực tế địa chính trị.

Mặc dù vậy, việc Trung Quốc từ chối ký một thỏa thuận toàn cầu được trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh về an toàn AI tại Seoul đầu năm nay là dấu hiệu cho thấy sự miễn cưỡng trong việc tham gia có ý nghĩa vào các sáng kiến quốc tế không do Trung Quốc hoặc LHQ lãnh đạo.

Cách tiếp cận như vậy sẽ gây tổn hại rất lớn đến các nỗ lực quản trị AI toàn cầu. LHQ với tính bao trùm và hợp pháp chắc chắn sẽ có vai trò trong việc quản trị AI. Nhưng bản chất kỹ thuật và mục đích chung của AI, kết hợp với “bế tắc” mà LHQ phải đối mặt khiến tổ chức này không phù hợp để giải quyết nhiều vấn đề quản trị cấp bách liên quan đến AI.

Để các sáng kiến quản trị AI toàn cầu thành công, sự tham gia thực dụng giữa Trung Quốc và phương Tây trong nhiều tổ chức khác nhau là rất quan trọng. Nếu không làm như vậy, các sáng kiến đầy hứa hẹn sẽ bị phá hoại và hệ sinh thái quản trị AI toàn cầu sẽ bị phân mảnh. Điều này sẽ bất lợi cho tất cả.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here