Trung Quốc mở cửa trở lại, những ngành hàng nào sẽ “bùng nổ” đơn hàng?

0
53

Việc Trung Quốc dần nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt được kỳ vọng sẽ tiếp thêm sinh khí mới cho xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

hàng Việt Nam. Ngày 26/12, Ủy ban Y tế và Sức khỏe quốc gia Trung Quốc đã tuyên bố hủy bỏ các biện pháp hạn chế đối với người nhập cảnh vào nước này, đánh dấu việc Trung Quốc chính thức mở cửa trở lại với thế giới sau gần 3 năm áp dụng chính sách nghiêm ngặt để phòng, ngừa dịch bệnh Covid-19. Bắt đầu từ 8/1/2023, nước này sẽ chính thức mở cửa lại biên giới và với lợi thế đặc biệt về sản xuất, vị trí địa lý gần Trung Quốc, dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ “bùng nổ” đơn hàng.

Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc đạt giá trị 147,1 tỷ USD, trong đó, Việt Nam nhập khẩu 100,1 tỷ USD tăng 12% so với năm 2021 từ Trung Quốc và xuất khẩu sang lục địa này 47,08 tỷ USD tăng 6% so với năm ngoái.

Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc nhiều nhất gồm điện thoại các loại và linh kiện giá trị xuất khẩu 12,99 tỷ USD chiếm 25,7% trong tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giá trị 9,81 tỷ USD tăng 12,9%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác 3,3 tỷ USD tăng 28,4%; giày dép các loại đạt 1,27 tỷ USD tăng 8,4%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,83 tỷ USD tăng 48,4%; Thủy sản đạt 1,35 tỷ USD, tăng 82,1%.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), kỳ vọng khi hoạt động giao thương trên toàn tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc khôi phục trở lại, xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam sang nước này sẽ được “tác động mạnh mẽ”.

Gạo là mặt hàng đầu tiên sẽ được khôi phục trở lại lực xuất khẩu. Trung Quốc là thị trưởng nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam, chưa kể thị hiếu tiêu dùng gạo cũng khá tương đồng. Ngoài ra, Việt Nam còn đang hưởng lợi từ chính sách hạn chế xuất khẩu và đánh thuế gạo của Ấn Độ – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng mỗi năm trên 20 triệu tấn.

Thủy hải sản cũng là mặt hàng dự báo sẽ tăng mạnh ngay khi Trung Quốc mở cửa lại biên giới. Bà Lê Hằng – Giám đốc truyền thông, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, cá tra, tôm, mực… của Việt Nam đều là những sản phẩm thủy sản có lượng xuất khẩu tăng mạnh vào Trung Quốc. Tiêu thụ cá tra tại Trung Quốc được dự báo sẽ đạt đỉnh khi đây là nhóm thị trường lớn nhất của Việt Nam, việc tiêu dùng bị thắt chặt trong gần ba năm dịch khiến nhu cầu bị kiềm nén trong khi tồn kho ở mức thấp.

“Sau thời gian đầu bỡ ngỡ, đến nay các doanh nghiệp đều tuân thủ các quy định của Trung Quốc. Thủy sản Việt Nam vào được các thị trường khó tính như EU, Mỹ… thì với thị trường Trung Quốc không phải là trở ngại lớn. Nhưng các doanh nghiệp vẫn phải theo sát diễn biến từ thị trường Trung Quốc để kịp thời nắm bắt, thực hiện các quy định điều chỉnh sau khi nước này thay đổi cấp độ chống dịch Covid-19. Chúng tôi kỳ vọng sự bùng nổ xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc tới đây sẽ bù đắp được sụt giảm đơn hàng do suy thoái kinh tế ở thị trường các nước G7”, bà Hằng dự báo.

Bản tin của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 12/2022 dự kiến tăng cao nhờ nhu cầu tăng trong dịp Tết Nguyên đán và lượng xe làm thủ tục thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc đang tăng dần. Với việc Trung Quốc mở cửa biên giới, cộng với các Nghị định thư xuất khẩu chuối, chanh leo, sầu riêng đã ký kết, xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc trong thời gian tới được dự báo sẽ tăng trưởng.

Hiện đã có nhiều đơn đặt hàng của Trung Quốc phục vụ cho Tết Nguyên đán 2023 do nguồn hàng tồn tại Trung Quốc giảm, đồng thời các thương lái Trung Quốc cũng kỳ vọng sự bứt tốc trở lại sau thời kỳ bị kìm hãm bởi dịch Covid-19.

Ngoài ra các nhóm hàng như cao su, gỗ & sản phẩm gỗ…cũng được dự báo là sẽ được hưởng lợi sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại do chi phí vận chuyển giảm và nhu cầu gia tăng từ thị trường. Ở chiều ngược lại, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng góp phần ổn định chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho lĩnh vực sản xuất của Việt Nam, nhất là ngành điện tử & linh kiện, máy móc thiết bị và dệt may.

Ngọc Hà

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here