Trung Quốc “già đi” sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu

0
58
(AFP)
(AFP)

Ban Quản trị Trang NGKT trực tuyến trân trọng gửi tới Quý độc giả bài viết “Khi Trung Quốc già đi, thế giới sẽ lay động” của Patrick Attis, kinh tế trưởng của Ngân hàng Ngoại thương Pháp (Natixis) đăng trên Tạp chí Le Point (Pháp), một số nội dung chính, như sau:

Trung Quốc sắp chứng kiến ​​sự già hóa dân số nhanh chóng và mạnh mẽ, trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc sẽ giảm hơn 1% mỗi năm. Điều này dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng của Trung Quốc, gây hậu quả nghiêm trọng cho các khu vực khác của thế giới thông qua các lĩnh vực như thương mại toàn cầu, tiết kiệm, cán cân tài chính quốc tế và thị trường nguyên liệu.

Đầu tiên đánh giá về quy mô tác động của vấn đề giá hóa dân số. Trong giai đoạn từ năm 2010-2020, dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc về cơ bản ổn định; trong giai đoạn từ năm 2020-2030, số lượng người trong độ tuổi lao động của Trung Quốc sẽ giảm hơn 1% mỗi năm. Tính đến yếu tố năng suất được nâng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn khoảng 2,5% trong năm 2030, tăng trưởng hàng năm ở mức 2-3%. Tổng lượng kinh tế của Trung Quốc chiếm 20% kinh tế thế giới; khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm từ 6% xuống 2,5%, sẽ kéo theo tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giảm 0,7%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại cũng ảnh hưởng đến các khu vực khác trên thế giới. Trước tiên là trong lĩnh vực ngoại thương, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm từ 6% xuống 2,5% vào năm 2030, sẽ làm giảm tăng trưởng nhập khẩu của Trung Quốc khoảng 6,3% mỗi năm. Do nhập khẩu của Trung Quốc chiếm 12% thương mại toàn cầu, điều này khiến thương mại toàn cầu sẽ giảm 0,8% mỗi năm, theo đó tổng lượng xuất khẩu của các khu vực khác trên thế giới cũng giảm 0,8%, khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực EU giảm 0,25% mỗi năm. Đối với EU- khu vực có tốc độ tăng trưởng hơn 1% , đây là một tổn thất nặng nề.

Thứ hai, liên quan đến cán cân tài chính toàn cầu. Sự già hóa dân số của Trung Quốc khiến tỷ lệ tiết kiệm giảm xuống, do người nghỉ hưu sẽ chuyển từ tiết kiệm sang tiêu dùng, Trung Quốc xuất hiện tình trạng nhập siêu. Nói cách khác, Trung Quốc sẽ phải bán tài sản tài chính để hỗ trợ thâm hụt thương mại; Trung Quốc chủ yếu sẽ tiếp tục bán ra dự trữ ngoại hối, ngoại hối của Trung Quốc đã giảm từ 4 nghìn tỷ USD năm 2014 xuống 3,1 nghìn tỷ USD hiện tại. Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ bán ra trái phiếu ngoại tệ (USD, EUR), khiến lãi suất của các đồng tiền này tăng lên.

Thứ ba, liên quan tới giá nguyên liệu thô: Trung Quốc tiêu thụ 60% kim loại, 15% dầu mỏ, 18% nguyên liệu thô nông nghiệp toàn cầu. Do vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại sẽ làm giảm lượng tiêu thụ nguyên liệu thô toàn cầu và giá cả nguyên liệu thô.

Trung Quốc chiếm 20% tổng lượng kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm từ 10% những năm 2010 xuống 6,1% năm 2019 và tiếp tục giảm xuống khoảng 2% vào năm 2030 sẽ tác động nghiêm trọng đến tăng trưởng thương mại, kinh tế toàn cầu. Đối với các khu vực khác trên thế giới, tỷ lệ tiết kiệm giảm, lãi suất tăng là các yếu tố bất lợi, giá nguyên liệu thô giảm là yếu tố thuận lợi.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here