Trump yêu cầu các công ty Mỹ rời Trung Quốc nhưng điều này khó có thể thành hiện thực.

0
51
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Trong các ngày vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu các doanh nghiệp Mỹ rời khỏi Trung Quốc và qua một đoạn tweet, ông tin rằng ông hoàn toàn có đủ thẩm quyền để làm vậy. Câu hỏi về việc ông có hay không thẩm quyền này nên dành cho các luật sư; quan trọng hơn là cần lưu ý liệu các doanh nghiệp Mỹ có thể rời bỏ Trung Quốc hay không?

Ít nhất trong ngắn hạn, các doanh nghiệp Mỹ không thể bỏ Trung Quốc bởi họ có mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Việc ngưng hợp tác với Trung Quốc có thể gây nên những gián đoạn nhất định, thậm chí gây nên những thiệt hại to lớn. Các doanh nghiệp Mỹ có mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Việc ngưng hợp tác với Trung Quốc có thể gây nên những gián đoạn nhất định, thậm chí gây nên những thiệt hại to lớn.

Về lâu dài, quá trình các công ty dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc hiện đã và đang xảy ra. Các hàng rào thuế quan của Mỹ và căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh là hai nhân tố buộc các công ty cân nhắc lại các hoạt động kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Nhưng sự thuận tiện của thị trường này cũng như nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng khiến cho rất nhiều doanh nghiệp khó có thể từ bỏ hoàn toàn thị trường này. “Chúng tôi đang chứng kiến các công ty chuyển hướng đầu tư sang thị trường khác bởi những biến động đang xảy ra” ông Ker Gibbs – Chủ tịch Văn phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải cho biết. “Tôi không tin những hành động từ phía các doanh nghiệp này thể hiện họ muốn bỏ thị trường Trung Quốc”.

Mối liên hệ giữa Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu là gì?

Bất kì ai khi nhìn vào các nhãn hiệu sản phẩm đều biết Trung Quốc là công xưởng của thế giới. Các nhà máy ở Trung Quốc sản xuất Iphone, Ipad, máy chơi game console, các bộ phận ô tô, nam châm công nghiệp, nhựa, các chất hoá học sử dụng trong sản xuất, và là nơi sản xuất nhiều sản phẩm thiết yếu khác phục vụ cho sản xuất quốc tế.

Trung Quốc là nơi sản xuất hiệu quả nhất các loại hàng hoá khác nhau. Trung Quốc đã xây dựng các mạng lưới các nhà máy nhỏ cung cấp linh kiện cho các nhà máy lớn hơn. Quốc gia này cũng có một lực lượng lao động hàng trăm nghìn người biết cách vận hành một dây chuyền sản xuất. Quốc gia này cũng có tàu cao tốc, các tuyến đường cao tốc chất lượng cao và các cảng biển nhằm mục đích vận chuyển hàng hoá từ các nhà máy Trung Quốc ra thế giới. Trung Quốc hiện đang sản xuất 25% hàng hoá trên thế giới. Và vị trí này khó có thể bị thay thế trong thời gian ngắn.

Các nhà máy hoạt động hiệu quả không phải là ưu thế duy nhất của Trung Quốc. Mặc dù kinh tế Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ – đã bắt đầu tăng trưởng chậm lại, nhưng thị trường tiêu dùng của quốc gia này lại đang phát triển. Theo một số thống kê, số khách hàng ở tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc còn nhiều hơn ở Mỹ.

Tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng ở Trung Quốc này góp phần lớn vào doanh số bàn hàng toàn cầu của Iphone, giày Nike và cà phê Starbucks. Họ cũng có nhu cầu mua ô tô Chevrolet và Ford, mặc dù hầu hết các linh kiện của hai hãng xe này được sản xuất tại Trung Quốc. Lượng khách du lịch Trung Quốc ngày càng gia tăng, tạo ra nhu cầu máy bay Boeing. Bộ phận khách hàng này cũng có nhu cầu thưởng thức bít tết xuất xứ từ Mỹ và sản phẩm thịt lợn.

Tại sao các công ty khó rời đi?

Các nhà máy hiện đang được di dời khỏi Trung Quốc bởi cả Washington và Bắc Kinh đều đang tiến hành áp thuế cao hơn lên các sản phẩm xuất khẩu của nước còn lại.  “Công việc kinh doanh đang dần bị tê lượt bởi những động thái này” Ông Rufus Yerxa, chủ tịch Hội đồng Ngoại thương Quốc gia, một tổ chức đặt tại Washington cho biết. “Họ đang bàng hoàng không biết mọi chuyện sẽ đi về đâu”. Tuy nhiên, quá trình này này xảy ra chậm và rất khó khăn.

Các công ty như GoPro hay Hasbro đã tiến hành hội đàm một cách cởi mở về việc mở các cửa hàng kinh doanh ở quốc gia khác. Không phải tất cả các công ty chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc đều là công ty Mỹ: công ty Danfoss của Đan Mạch đã chuyển một số nhà máy sản xuất các linh kiện máy sưởi và điều hoà từ Trung Quốc sang Mỹ nhằm tránh các hàng rào thuế quan, giảm chi phí vận chuyển và hạn chế khí thải trong quá trình vận chuyển – yếu tố gây nên hiệu ứng nhà kính. Các công ty khác đã cắt giảm quy mô hoạt động bởi kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại. Ví dụ, công ty Ford sau khi thấy doanh số bán xe tại Trung Quốc sụt giảm đã quyết định cắt giảm hàng ngàn lao động hợp đồng.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ có lẽ vẫn có thể được cải thiện vào một ngày nào đó, có lẽ sau khi Trump hết nhiệm kỳ. Nếu điều đó xảy ra, các công ty đã di chuyển chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc có thể sẽ gặp nhiều bất lợi hơn so với các công ty ở lại Trung Quốc. Các nhà máy khác nhau phải đối mặt với những tình thế tiến thoái lưỡng nan khác nhau. Các ngành công nghiệp chỉ đòi hỏi lao động giá rẻ, lao động có trình độ thấp như sản xuất giầy, sản xuất đồ chơi và sản xuất đồ may mặc đã chuyển nhà máy của họ đến Đông Nam Á hoặc các quốc gia như Ấn Độ hoặc Bangladesh, bởi lương của các công nhân phổ thông ở Trung Quốc đã tăng 8 lần (theo giá trị đồng dollar Mỹ) trong vòng 15 năm qua.

Các ngành khác, đặc biệt là điện tử cho biết họ khó có thể rời khỏi Trung Quốc. Bởi Trung Quốc là nơi sản xuất chính của rất nhiều linh kiện điện tử khác nhau, với rất nhiều công ty  sẵn sàng cung ứng bất cứ linh kiện nào cần thiết trong quá trình sản xuất.

Ngay cả Việt Nam, mặc dù có vị trí địa lý tiếp giáp với Trung Quốc và có các nhà máy sản xuất khổng lồ của các tập đoàn điện tử như Samsung cũng chưa có một chuỗi cung ứng phát triển cho việc sản xuất thiết bị điện tử.

Liệu các công ty có trở về Mỹ?

Nếu dựa theo nội dung bài phát biểu của Tổng thống Trump về việc mang các công việc sản xuất quay trở lại Mỹ, điều này dường như khó có thể xảy ra. Tỉ lệ thất nghiệp thấp khiến cho các công ty khó có thể tuyển dụng được công nhân cho các nhà máy của họ tại Mỹ. Hơn nữa, công nhân Trung Quốc thường dễ dàng chấp nhận ca làm đêm – điều này cho phép các nhà máy hoạt động cả ngày lẫn đêm – và họ cũng thường đồng ý việc ở lại trong các khu trọ của nhà máy trong vài năm. Các công nhân Mỹ có vẻ sẽ không đồng ý với những thoả thuận trên.

Mỹ cũng không thể so sánh với Trung Quốc trong việc sản xuất các linh kiện nhỏ cung cấp năng lượng cho máy móc sản xuất của Trung Quốc. Khi Apple nỗ lực sản xuất một số lượng nhỏ máy tính cao cấp tại Austin, Texas, họ đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một công ty cung cấp loại vít phù hợp. Cuối cùng, họ phải hợp tác với một doanh nghiệp nhỏ cung cấp 28.000 ốc vít trong 22 lần vận chuyển./.

(Ban Quản trị Trang NGKT trực tuyến)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here