Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ các doanh nghiệp hàng đầu của Pháp

0
103
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì cuộc trao đổi giữa Lãnh đạo Chính phủ và Lãnh đạo các bộ ngành Việt Nam với các doanh nghiệp Pháp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chứng kiến Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn T&T và Tập đoàn Boyugues về cải tạo Sân vận động Hàng Đẫy (trị giá 250 triệu Euro)

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, sáng 27/3 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt các doanh nghiệp hàng đầu của Pháp. Tham dự buổi gặp mặt có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, hàng trăm doanh nghiệp Pháp đang đầu tư hoặc có dự định đầu tư, làm tại Việt Nam.

Tại buổi gặp mặt, các doanh nghiệp Pháp đánh giá cao Việt Nam đang nổi lên là một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực, với tốc độ tăng trưởng bình quân 7% hơn 30 năm qua, nền kinh tế mở, năng động với thị trường tiêu thụ hơn 90 triệu dân. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, để hấp dẫn hơn các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp Pháp cam kết sẽ tăng cường hợp tác với các đối tác Việt Nam, mang lại lợi ích cho hai bên, góp phần thúc đẩy quan hệ chung hai nước phát triển.

Thông báo với các doanh nghiệp Pháp, Tổng Bí thư cho biết, Việt Nam hiện đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng chất lượng và tính bền vững. Việt Nam chủ trương ưu tiên và khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ xanh, năng lượng sạch, nông nghiệp sinh học, hữu cơ, kinh tế số, chính phủ điện tử, y tế, văn hóa, giáo dục,… trong đó, Việt Nam rất coi trọng và mong muốn tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp của Pháp. Việc đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam cũng đang mở ra thêm nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp Pháp.

Với tinh thần đó, Tổng Bí thư mong muốn các tập đoàn lớn của Pháp tăng cường quan tâm để nghiên cứu, tìm hiểu và mở rộng hợp tác với Việt Nam trong thời gian tới; đồng thời khẳng định Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Pháp phù hợp với định hướng phát triển và chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam. Chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương của Việt Nam sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất và  đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, các nhà đầu tư Pháp nói riêng.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì cuộc trao đổi giữa Lãnh đạo Chính phủ và Lãnh đạo các bộ ngành Việt Nam với các doanh nghiệp Pháp.

Được sự ủy quyền của Tổng Bí thư, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp tục chủ trì cuộc trao đổi giữa Lãnh đạo Chính phủ và Lãnh đạo các bộ ngành Việt Nam với các doanh nghiệp Pháp. Cuộc trao đổi nhằm thảo luận về các biện pháp thúc đẩy cơ hội hợp tác, kinh doanh, trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai nước. Trong bối cảnh quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hợp tác kinh tế và kết nối doanh nghiệp giữa hai nước đã có nhiều bước phát triển tích cực và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Pháp. Cuộc trao đổi đã diễn ra trong bầu không khí cởi mở, đem lại các thông tin thiết thực, bổ ích cho hai bên.

Phát biểu tại cuộc trao đổi, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Pháp là rất lớn, các doanh nghiệp hai nước cần tăng cường kết nối hợp tác và kinh doanh trên cơ sở phát huy thế mạnh của mình cũng như phục vụ tốt yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay của hai nước. Lãnh đạo các bộ ngành Viêt Nam đã cung cấp nhiều thông tin về các chính sách và định hướng của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như: Phát triển năng lượng, nhất là năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; thăm dò và khai thác dầu khí, hóa dầu; cung cấp nước sạch và xử lý nước thải; các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, môi trường; phát triển giao thông đô thị và giao thông vận tải nói chung; việc phát triển các dự án theo hình thức đầu tư công tư kết hợp (PPP) hay xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT)…

BOX

Tại buổi gặp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chứng kiến các doanh nghiệp Việt-Pháp ký kết một số văn bản hợp tác:

  1. Thỏa thuận giữa VietJet Air và Tập đoàn Safran-CFM về cung cấp 321 động cơ và các dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng cho 148 tàu bay của VietJet Air, trị giá 6,5 tỷ USD;
  2. Hợp đồng giữa VietJet Air và Công ty Gecas France về thuê mua 6 tàu bay A321 neo trị giá 800 triệu USD;
  3. Thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn T&T và Tập đoàn Boyugues về cải tạo Sân vận động Hàng Đẫy (trị giá 250 triệu Euro);
  4. MOU giữa Tập đoàn FPT và Airbus về việc xây dựng năng lực và đội ngũ tư vấn, phát triển nền tảng dữ liệu Skywise của Airbus;
  5. MOU giữa Tập đoàn FPT và Tập đoàn Geopost về việc giúp hiện đại hóa hệ thống IT, tăng hiệu quả hoạt động của Geopost.
  6. Tổng Bí thư cũng đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của Pháp như Tập đoàn Airbus; Tập đoàn Bouygues; Tập đoàn Total đến chào

Chu Văn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here