Tốc độ tăng trưởng GRDP của An Giang năm 2023 đứng thứ 4 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

0
906
Dự báo trong năm 2024, kinh tế - xã hội tỉnh An Giang có nhiều cơ hội mới nhờ đẩy mạnh hợp tác phát triển với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh. (Nguồn: Đảng bộ tỉnh An Giang)

Năm 2023, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của An Giang ước đạt 7,36%, đạt kế hoạch đề ra và đứng thứ 4 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sau các tỉnh Hậu Giang, Trà Vinh, Cà Mau và xếp trên các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ…

Dự báo trong năm 2024, kinh tế – xã hội tỉnh An Giang có nhiều cơ hội mới nhờ đẩy mạnh hợp tác phát triển với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh. (Nguồn: Đảng bộ tỉnh An Giang)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 của An Giang đứng thứ 21 so với 63 tỉnh, thành phố cả nước; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,81%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,74%; khu vực dịch vụ tăng 9,29%; thuế trừ trợ cấp tăng 4,52%. Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt khoảng 115.732 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 60,71 triệu đồng/năm, tương đương 2.565 USD.

Năm 2023, An Giang ước thực hiện đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu mà nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra; trong đó có 3 chỉ tiêu vượt, 11 chỉ tiêu đạt và 1 chỉ tiêu chưa đạt. Cụ thể, 3 chỉ tiêu vượt là tổng vốn đầu tư toàn xã hội, kim ngạch xuất khẩu và thu ngân sách từ kinh tế địa bàn; 1 chỉ tiêu chưa đạt là tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế.

Ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của An Giang đạt trên 95%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,172 tỷ USD, tăng 1,47% so với cùng kỳ. Toàn tỉnh có 965 doanh nghiệp và 968 đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động mới với tổng số vốn đăng ký mới trên 6.530 tỷ đồng. So với cùng kỳ, số doanh nghiệp đăng ký mới tăng 11,49%, số đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động tăng 6,61%. Có 421 doanh nghiệp và 121 đơn vị trực thuộc đăng ký tái hoạt động, tăng 57,80% số doanh nghiệp và 66,21% số đơn vị trực thuộc.

Trong năm 2023, ngành du lịch An Giang đón khoảng 8,3 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,67% so với cùng kỳ và đạt 103,75% so với kê hoạch năm. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 5.700 tỷ đồng, tăng 21,28% so với cùng kỳ và đạt 103,63% so với kế hoạch cả năm.

Năm tới, UBND tỉnh An Giang đề ra tốc độ tăng trưởng GRDP từ 7,5 – 8,5%; GRDP bình quân đầu người đạt 70,27 – 70,88 triệu đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư xã hội là 47.867 tỷ đồng. An Giang cũng đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 1,185 tỷ USD; thu ngân sách đạt 7.197 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hóa đạt 43%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 53,97%; tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nên kinh tê quốc dân đạt 71,3%.

Tỉnh cũng phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 0,5% – 1% năm; số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt 10,68 bác sĩ; số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 28 giường; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 93%; có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới và thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao…

Dự báo trong năm 2024, kinh tế – xã hội tỉnh An Giang có nhiều cơ hội mới nhờ đẩy mạnh hợp tác phát triển với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và với TP. Hồ Chí Minh.

An Giang cũng đã đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng sản xuất theo hợp đồng liên kết với doanh nghiệp; cơ sở hạ tầng giao thông dần hoàn thiện; Quy hoạch tỉnh An Giang được phê duyệt…

Để đạt được mục tiêu trên, ông Lê Văn Phước Phó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh sẽ tập trung xây dựng kế hoạch triển khai Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; ứng dụng công nghệ cao và kết nối tiêu thụ nông sản; tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Lê Văn Phước nhấn mạnh: “An Giang sẽ tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp và phát triển bền vững các ngành hàng ha lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long; tập trung phát triển các lĩnh vực công nghiệp chế biến nông thủy sản, thực phẩm, công nghiệp chế tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp”.

Gia Thành

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here