Tình hình kinh tế Quý 1/2018 và các chiến lược, chính sách kinh tế của Hà Lan

0
88
  1. Tình hình kinh tế thế giới và Hà Lan:

Theo đánh giá của Cơ quan thống kê kinh tế Hà Lan (CPB), tăng trưởng kinh tể toàn cầu trong giai đoạn hiện nay đang được đẩy mạnh, đạt 3,7% năm 2017, mức cao nhất kể từ năm 2011; dự báo tăng 3,9% trong năm 2018 và 2019. Các nền kinh tế Asean tăng trưởng ở mức cao và các nền kinh tế mới nổi như Nga và Brazil khởi sắc sau một số năm suy thoái.

Tăng trưởng kinh tế khu vực đồng Euro trong năm 2018 tiếp tục được duy trì và có khả năng đạt 2,2%. Ngay từ đầu năm, nhiều chỉ số tích cực đã được ghi nhận ở 19 nền kinh tế thành viên, nhất là Đức và Pháp. Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Eurozone sẽ đạt bình quân 1,5% năm 2018 và khoảng 1,6% năm 2019. Chính sách không tăng lãi suất sẽ được duy trì tới năm 2019 và trên tổng thể đồng Euro sẽ tiếp tục tăng giá trong năm 2018, sau khi đã tăng tới 14% năm 2017. Dư luận đã bắt đầu nhắc tới “sự bùng nổ của khu vực đồng Euro”, theo đó các nền kinh tế lớn trong khu vực như Đức, Pháp, Tây Ban Nha sẽ tăng trưởng ở mức 2% hoặc hơn trong năm 2018, qua đó gián tiếp kích thích tăng trường kinh tế ở những nền kinh tế yếu hơn. Tuy nhiên, triển vọng này cũng đứng trước nhiều rủi ro nếu khủng hoảng chính trị xảy ra ở các nước thành viên hoặc phe dân túy giành thắng lợỉ trong các cuộc bầu cử ở châu Âu.

Kinh tế Hà Lan tiếp tục phát triển tích cực, đạt 3,1% trong năm 2017 (mức tăng cao nhất trong 10 năm qua) và dự báo sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm 2018 và 2,7% năm 2019 (cao hơn bình quân chung của khu vực đồng Euro khoảng 0,6%/năm). Kết quả tích cực này là do một số nhân tố như bối cảnh kinh tế thuận lợi, chính sách tăng chi tiêu công, thị trường bất động sản ổn định, thị trường lao động được kiểm soát hiệu quả hơn, lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp tích cực hơn. Tỷ lệ thất nghiệp của Hà Lan đang giảm nhanh xuống mức thấp nhất kể từ năm 2001, dự kiến vào khoảng 3,9% năm 2018 và 1,6% năm 2019. Năm 2017, xuất khẩu của Hà Lan đạt 410,9 tỷ Euro và nhập khẩu đạt 468,8 tỷ Euro (tăng 10,3% so với năm 2016). Tuy nhiên, kinh tế Hà Lan vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong trường hợp “Brexit cứng” xảy ra khi Anh rời khỏi EU vào tháng 2/2019. Theo kịch bản xấu nhất, “Brexit cứng” sẽ ảnh hưởng tới khoảng 35.000 công ty Hà Lan đang họp tác kinh doanh với Anh và có ít kinh nghiệm làm ăn với các nước ngoài EU. Trong số này có khoảng 4.500 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 10.000 Euro. Ngoài thiệt hại về tăng trưởng kinh tế, Hà Lan có thể phải gánh chịu hơn 600 triệu Euro do những thay đổi về thuế hải quan, thuế VAT và các hàng rào phi thuế quan.

  1. Thông tin chiến lược, chính sách kinh tế Hà Lan:

2.1. Từ nền kinh tế thẳng sang nền kinh tế tuần hoàn (From a linear to a circular economy):

Để đảm bảo có đủ lương thực, nước và phát triển bền vững, Chính phủ Hà Lan đã phát triển chương trình hỗ trợ hình thành nền Kinh tế tuần hoàn vào năm 2050, trong đó có sự tham gia của nhiều Bộ ngành, tổ chức, doanh nghiệp liên quan. Theo Chính phủ Hà Lan, sự cần thiết phải hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn là do: nhu cầu ngày càng tăng về nguyên liệu thô; sự phụ thuộc vào các nước khác; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Việc chuyển đối từ một nền kinh tế thẳng (nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất ra một sản phẩm, sau đó bị vứt bỏ) sang kinh tế tuần hoàn mang lại cơ hội kinh tế cho: giới kinh doanh và khoa học (trong lĩnh vực đổi mới và sáng tạo, tái chế, tìm kiếm nguyên liệu mới, tạo ra nhiều việc làm…); cắt giảm khí thải C02 (sử dụng nguyên liệu thông minh để làm giảm phát thải C02…); sức khoẻ và an toàn (các sản phẩm được thiết kế để có thể tái sử dụng hoặc tái chế hoàn toàn, không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe)

Chính phủ Hà Lan đang có nhiều biện pháp để khuyến khích chuvển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn bao gồm: cái cách pháp luật và các quy định; ưu đãi thị trường công nghệ cao; ưu đãi về tài chính; hỗ trợ tri thức và đổi mới; tăng cường hợp tác quổc tế.

Chính phủ Hà Lan lựa chọn 5 ngành kinh tế và chuỗi giá trị sẽ được chuyển đổi đầu tiên sang nền kinh tế tuần hoàn, bao gồm: khí sinh học và thực phẩm, nhựa, công nghiệp sản xuất, xây dựng, hàng tiêu dùng.

Mục tiêu chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn tại Hà Lan: tạo ra hơn 50 ngàn việc làm; giảm 10% chất thải; tiết kiệm 20% nước sử dụng trong ngành công nghiệp – giảm 25% nhập khẩu các nguồn cơ bản; tạo ra 7 tỷ euro cho nền kinh tế Hà Lan.      ’

2.2. Vật liệu tái chế trong nền kinh tể Hà Lan: Hà Lan là nước có tỷ lệ tái chế cao nhất ở châu Âu: khoảng 80% lượng chất thải (59 tỷ kg) được tái sử dụng. Chính sách hỗ trợ tái chế của Chính phủ Hà Lan nằm trong lộ trình xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

2.3 Tình hình tài chính:

Lần đầu tiên kể từ năm 2008, tài chính công của Hà Lan – bao gồm cả thâm hụt và nợ chính phủ – đều tuân thủ các tiêu chuẩn của Châu Âu. Vào cuối Q4/ 2017, nợ chính phủ của Hà Lan ở mức 416 tỷ euro, tương đương 56,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nằm trong quy định mức nợ công không được vượt quá 60% GDP của EU. Trong năm 2017, cán cân thương mại của Chính phủ đạt thặng dư 1,1% GDP.

2.4 Các ngành kinh tế khác:

Tăng cường sản xuất rau nhà kính: số lượng người trồng rau nhà kính tại Hà Lan giảm 85% trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2017. Đồng thời, diện tích trồng trọt trung bình tăng gấp 7 lần. Năm 2017, 10 trang trại lớn nhất chuyên sản xuất rau nhà kính chiếm gần 10% tổng diện tích sử dụng trong sản xuất rau nhà kính. Năm 1980, bình quân mỗi nông dân trồng cây nhà kính sử dụng 0,6 ha đất, so với 4 ha vào năm 2017.

Năng suất sản xuất rau nhà kính trung bình tăng khoảng 36% trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2017. Năng suất trồng dâu tăng gấp ba lần (177%) trong khi sản lượng bí ngô tăng hơn gấp đôi (138%). Ngoài ra, năng suất trồng cà chua trong nhà kính tăng đáng kể (75%) và cà tím (61 %).

Du lịch Hà Lan có mức tăng trưởng nhanh nhất trong hom mười năm: tăng trưởng năm 2017 chủ yếu do số lượng du khách nước ngoài ngày cảng tăng (13% so với năm 2016). Ước tính 17,8 triệu khách nước ngoài đã sử dụng 44 triệu đêm ở các cơ sở nghỉ qua đêm của Hà Lan, tăng 11% so với năm 2016. Du lịch trong nước tăng 6% đạt mức 24.4 triệu khách, sử dụng dùng 67.8 triệu đêm.

Do sự tăng trưởng trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của Hà Lan. Đến cuối năm 2016, tổng chi tiêu cho du lịch lên tới 75,7 tỷ euro tương đương 3,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Du lịch giúp tạo 641 nghìn việc làm ở Hà Lan trong năm 2016.

(ĐSQVN tại Hà Lan)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here