Tin Kinh tế Trung Quốc

0
116
(Internet)
(Internet)

1. Trung Quốc đầu tư trên 700 tỷ NDT xây dựng các công trình thủy lợi trong 10 tháng đầu năm

Theo thông tin từ Bộ Thủy lợi Trung Quốc, trong 10 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đã đầu tư trên 730 tỷ NDT (khoảng 107,3 tỷ USD) để xây dựng các công trình thủy lợi trên phạm vi cả nước, trong đó nguồn tiền từ trái phiếu chuyên biệt chính quyền địa phương đạt 136,6 tỷ NDT, gấp 5,3 lần năm 2019. Số kinh phí này để triển khai xây dựng 32 dự án thủy lợi lớn, trong đó có dự án phòng lũ ở khu mới Hùng An tỉnh Hà Bắc.

Thời gian tới, Trung Quốc có kế hoạch tiếp tục xây dựng 150 dự án thủy lợi lớn với tổng vốn đầu tư khoảng 1,29 nghìn tỷ NDT (khoảng 189,7 tỷ USD), dự kiến tạo ra khoảng 800.000 việc làm mới mỗi năm. Sau khi thực hiện các dự án, các công trình thủy lợi có thể chứa khoảng 9 tỷ m3 nước ngăn lũ, có thể cung cấp nước tưới tiêu cho khoảng 28 triệu mẫu hoa mầu. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Trung Quốc nhằm phòng chống thiên tai và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

2. Trung Quốc cam kết phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới

Tại Thượng đỉnh Phát triển Thương mại điện tử Xuyên biên giới Quốc tế Trung Quốc 2020, đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết chuyển đổi số không chỉ là ứng phó ngắn hạn để sống sót trước đại dịch mà cũng là chiến lược phát triển dài hạn để tạo dựng các mô hình kinh doanh mới; Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ thúc đẩy số hóa thương mại bao gồm việc tăng cường xây dựng hạ tầng mới, nền tảng dịch vụ công số để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngoại thương, thúc đẩy chia sẻ nguồn lực và hợp tác kinh doanh.

Theo Giám đốc điều hành của Trung tâm thương mại Liên hợp quốc Pamela Coke-Hamilton, Trung Quốc là thị trường thương mại điện tử B2C (Doanh nghiệp – Người tiêu dùng) lớn nhất thế giới; là mô hình thương mại mới, thương mại điện tử xuyên biên giới vẫn cần phải tuân thủ các quy định và chuẩn mực thương mại quốc tế nhằm tạo mô trường chính sách thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển của loại hình thương mại này.

Trong khi đó, Chủ tịch của Phòng Thương mại hàng điện tử Trung Quốc (CECC) Wang Ning cho rằng Trung Quốc cần tham gia xây dựng các quy tắc mới cho việc số hóa thương mại quốc tế càng sớm càng tốt và tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển thương mại số; cần tăng cường nghiên cứu các ứng dụng và các đột phá về công nghệ mới bao gồm điện toán đám mây, giao hàng tài chính để xử lý các vấn đề thương mại, thúc đẩy việc hình thành hệ sinh thái chuỗi công nghiệp thương mại số liên hợp.

Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, trong 3 quý đầu năm 2020, xuất – nhập khẩu của Trung Quốc thông qua nền tảng quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới là 187,39 tỷ Nhân dân tệ, tăng 52,8% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi tổng thương mại của Trung Quốc trong gian đoạn này chỉ tăng 0,7%.

3. Sáng kiến Kết nối chiến lược Singapore-Trung Quốc (Trùng Khánh) kỷ niệm 5 năm thành lập

Sáng kiến Kết nối chiến lược Singapore-Trung Quốc (Trùng Khánh), còn có tên gọi Sáng kiến Kết nối Trùng Khánh (CCI), vừa kỷ niệm 5 năm thành lập. Kể từ năm 2015, có tổng số 230 dự án hợp tác được ký kết và triển khai trong khuôn khổ sáng kiến này với tổng giá trị là 32,2 tỷ USD.

Trung Quốc và Singapore đã xây dựng các hành lang giao thương trong khuôn khổ CCI tập trung vào dịch vụ tài chính, hàng không, giao thông và vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông, và tăng cường kết nối giữa phía Tây của Trung Quốc với Đông Nam Á. Trong khuôn khổ CCI, thời gian để thay đổi các container được rút ngắn đáng kể, thời gian vận chuyển được cắt ngắn 2 tuần.

Giám đốc Văn phòng CCI thuộc Bộ Công thương Singapore Tan Lui Hai cho biết, bất chấp đại dịch, thương mại trong 6 tháng đầu năm thông qua hành lang này tăng 20%; nhấn mạnh là quốc gia và nền kinh tế nhỏ bé, Singapore cần phải xây dựng kết nối với bên ngoài với các đối tác và thị trường chủ chốt trong khu vực, trong đó có phía Tây của Trung Quốc.

Là một dự án liên chính phủ, CCI là một nền tảng tốt để các doanh nhân tìm kiếm các cơ hội kinh doanh. Ngoài sáng kiến này, Trung Quốc và Singapore ký các thỏa thuận hợp tác về du lịch và đào tạo nhân lực lành nghề. Khoảng 450 nhân sự tay nghề cao từ Trùng Khánh đã được cử sang Singapore đào tạo. Đây là sáng kiến hợp tác thứ 3 theo mô hình này giữa Trung Quốc và Singapore. Trước đó, hai nước đã thiết lập Khu Công nghiệp Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô phía Đông Trung Quốc năm 1994 và Thành phố sinh thái Thiên Tân năm ở phía Bắc Trung Quốc năm 2008./.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here